Nhập cảng tăng khiến thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục
Thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng Sáu (2021), chủ yếu là do một sự gia tăng trong nhập cảng khi các doanh nghiệp tích lũy dự trữ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ.
Bộ Thương mại cho biết trong một tuyên bố hôm 05/08 (pdf) rằng thâm hụt thương mại – chênh lệch giữa xuất cảng và nhập cảng hàng hóa và dịch vụ – đã tăng 6.7% trong tháng Sáu (2021), chạm mức cao nhất mọi thời đại là 75.7 tỷ USD.
Nhập cảng cũng tăng lên mức cao kỷ lục, tăng 2.1% trong tháng lên mức 283.4 tỷ USD. Xuất cảng chỉ tăng 0.5% trong tháng Sáu (2021) lên 207.7 tỷ USD.
Sự gia tăng thâm hụt thương mại trong tháng Sáu (2021) được thúc đẩy bởi thâm hụt hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD lên mức 93,2 tỷ USD và thặng dư trong lĩnh vực dịch vụ giảm 700 triệu USD xuống 17.4 tỷ USD.
Tính đến nay, nhập siêu so với cùng kỳ năm 2020 tăng 46.4% lên 135.8 tỷ USD.
Một số nhà phân tích tin rằng thâm hụt thương mại sẽ giảm dần trong những tháng tới, khi chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh liên quan đến việc tái mở cửa nền kinh tế giảm dần.
Ông Michael Pearce, nhà kinh tế cao cấp Hoa Kỳ tại Capital Economics, nói với The Associated Press: “Với nhu cầu hàng tiêu dùng đang ở mức đỉnh điểm phía sau chúng ta, chúng tôi kỳ vọng nhập cảng hàng tiêu dùng sẽ yếu đi từ đây, trong khi các biện pháp khảo sát về đơn đặt hàng xuất cảng hỗ trợ rằng tăng trưởng xuất cảng được thiết lập để tăng cường.”
Thâm hụt hàng hóa với Âu Châu đã tăng 23.5% lên 28,1 tỷ USD trong tháng Sáu (2021), trong khi thâm hụt hàng hóa nhạy cảm về chính trị với Trung Quốc – nước mà Hoa Kỳ có thâm hụt lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào – tăng 5.8% trong tháng Sáu (2021) lên 27.8 tỷ USD.
Thâm hụt hàng hóa tính đến thời điểm hiện tại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là 158.5 tỷ USD, tăng 19.2% so với cùng kỳ năm 2020.
Cựu Tổng thống Donald Trump là một người chỉ trích mạnh mẽ về thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ, hậu quả mà ông đổ lỗi cho các thỏa thuận tồi tệ do những người tiền nhiệm đàm phán và các hành vi thương mại không công bằng của các nước khác, chủ yếu là Trung Quốc. Một trong những cách mà ông Trump tìm cách giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc là đàm phán một thỏa thuận được xây dựng xung quanh cam kết của Bắc Kinh mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong giai đoạn 2020 và 2021.
Theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), một tổ chức nghiên cứu phi đảng phái theo dõi tình trạng mua hàng của Trung Quốc từ Hoa Kỳ so với cam kết của nước này, Bắc Kinh đang thực hiện cam kết rất ít.
Tính đến tháng Sáu (2021), Trung Quốc đã mua 68 tỷ USD hàng hóa của Hoa Kỳ, so với mục tiêu 99 tỷ USD từ đầu năm đến nay, thiếu hụt khoảng 45.5%.
Do Tom Ozimek thực hiện
Với sự đóng góp của The Associated Press
Kim Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: