Nhạc sĩ bài “CCP Flu Blues” bàn về chủ nghĩa cộng sản và đức tin
Ngay cả trong những giờ phút đen tối nhất, nếu mọi người giữ được “tình yêu chảy trong chúng ta”, nhân loại có thể vượt qua bóng tối, nhạc sĩ Peter Graham đã nói với The Epoch Times.
Ca sĩ, nhạc sĩ và người sáng lập tổ chức từ thiện 69 tuổi người Anh này đã thu hút sự chú ý vào năm ngoái khi phát hành bài “CCP Flu Blues” [tạm dịch “nỗi buồn virus Trung Cộng”], một bài hát châm biếm về cách Trung Cộng che đậy sự bùng phát và nguồn gốc của virus Trung Cộng (thường được gọi là virus corona mới), tác động của đại dịch trên khắp thế giới, lao động cưỡng bức ở Tân Cương, và cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.
Theo mô tả trên YouTube, bài hát này dành riêng cho những người ‘huýt còi’ ở Vũ Hán, những người đã cố gắng cảnh báo thế giới về loại virus này nhưng đã bị Trung Cộng bịt miệng và “bị biến mất”.
Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times và kênh truyền thông NTD hôm 03/05, nhạc sĩ Graham cho biết ban đầu ông không chắc mình sẽ mong đợi điều gì, nhưng sự phản hồi là “cực kỳ tích cực.”
“Mọi người thực sự muốn nghe điều này, họ muốn nghe thông điệp này dưới một hình thức dễ hiểu.”
Ông Graham cho biết ban đầu ông nghĩ nên gọi nó là Wuhan flu (virus Vũ Hán) vì vần điệu nghe hay hơn “nhưng sau đó [ông thấy] điều này là không công bằng.”
Ông nói: “Quý vị cũng không thể gọi đó là bệnh cúm Trung Quốc, bởi vì người Trung Quốc không đáng trách” Đây là bệnh cúm Trung Cộng vì rõ ràng là họ đã phát triển ra nó.”
Ông Graham đang đề cập đến suy đoán rộng rãi rằng virus Trung Cộng có thể đã vô tình bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm rồi lan ra trong cộng đồng.
Nhạc sĩ Graham nói với The Epoch Times rằng, “Tôi chỉ đang cố gắng đưa ra các bức tranh về các tình huống khác nhau, và sau đó tôi đang cố gắng kích thích ai đó thực hiện nghiên cứu của riêng họ, điều tra riêng của họ.”
Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố vào tháng 03/2021 cho biết virus Trung Cộng có khả năng lây lan sang người qua một loài động vật không xác định, nhưng Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết sứ mệnh nghiên cứu nguồn gốc của virus đã không phân tích đầy đủ các yếu tố lý thuyết khác.
Ông Ghebreyesus cho biết: “Theo như WHO xem xét, tất cả các giả thuyết vẫn còn nằm trên bàn… Chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của virus.
Kết luận của báo cáo này chủ yếu dựa trên các nỗ lực điều tra của WHO vào tháng Một và tháng Hai năm nay. Các nhà phê bình lưu ý rằng Trung Cộng có vai trò quan trọng trong cuộc điều tra của WHO và cáo buộc họ một lần nữa đang tham gia vào việc che đậy [thông tin].
Bài hát “We will be free”
Ông Graham gần đây đã cập nhật một bài hát cũ do ông sáng tác mang tên “We will be free” (Tạm dịch: Chúng ta sẽ được tự do) – được ông viết vào những năm 1980 về Bức tường Berlin – để phản ánh một chế độ cộng sản độc tài toàn trị khác.
Nhạc sĩ Graham nói rằng, “Tôi bắt đầu hiểu về chủ nghĩa cộng sản ngay trong những ngày đầu tiên, và cách Liên Xô đã đẩy mọi người đi xuống như thế nào.”
Ông cho biết, “Khi Bức tường Berlin sụp đổ, và Liên bang Xô viết sụp đổ, dường như tất cả đã kết thúc… Nhưng rồi Trung Quốc nổi lên, và một thế lực xấu xa tương tự đang hoạt động. Và đó là lý do tại sao những bài hát này kết nối qua nhiều thập kỷ.”
Ông Graham nói rằng mặc dù ông đã chứng kiến nhiều thứ “rất khủng khiếp” nhưng ông tin rằng “chúng ta sẽ được tự do.”
“Quý vị khẳng định điều đó: Chúng ta sẽ tự do. Và đó là điệp khúc,” ông nói.
Ông Graham nói rằng ông có cảm giác như điều này là định mệnh.
Ông Graham nói với The Epoch Times rằng, “Lúc bắt đầu sự nghiệp của tôi, tôi chơi trong một ban nhạc trước bức tường [Berlin] tại cuộc biểu tình lớn, và sáng tác một bài hát về nó,”
Trở lại năm 1987, ông Graham và ban nhạc của ông đã biểu diễn bản “The Wall” trước bức tường Berlin, hai năm trước khi nó sụp đổ.
Buổi biểu diễn là một phần của cuộc biểu tình có tên “Die Mauer Muss Weg!” (Phá bỏ Bức tường này!) Được tổ chức bởi Hiệp hội trường đại học Nghiên cứu về các Nguyên tắc.
Nhìn lại sự kiện, ông Graham cảm thấy “đó là một điểm hợp nhất, và điều đó đã có tác dụng.”
Ông cho biết rằng ông đăng lại những bài hát cũ đó để kết nối mọi người lại.
“Tôi nghĩ rằng đây thực sự là một lời nói dối lớn, rằng các bạn đang ở trong một tình huống tồi tệ, rằng các bạn phải tự mình,” ông Graham nói. “Nhưng thực ra, lý do tại sao tôi sáng tác ra những bài hát này theo [một] loại phong cách hát quốc ca là bởi vì nó đi ngược lại với điều đó.”
“Ba cây chụm lại nên hòn núi cao,” ông nói. “Nếu đủ người tốt đứng lên, thì không gì có thể cản đường.”
Bài hát “Shine Your Light”
Nhạc sĩ Graham sinh ra ở Ấn Độ. Cha ông là người Scotland và mẹ ông là người Anh. Ông nội của ông đã ở trong Quân đội Anh tại Ấn Độ vào thời điểm đó. Ông chuyển đến London năm 4 tuổi.
Kể từ khi ông Graham có cây đàn guitar đầu tiên vào năm 14 tuổi, việc sáng tác và biểu diễn các bài hát đã trở thành nền tảng cho toàn bộ cuộc đời ông. “Tất cả những gì tôi đã làm đều được đưa vào nhật ký của âm nhạc và bài hát,” ông nói.
Nhìn lại hành trình của mình, ông Graham cho biết thiên nhiên và Chúa đã cho ông nguồn cảm hứng.
“Tôi luôn tự tin rằng có Chúa [tồn tại], và điều đó cũng mang lại cho tôi nguồn cảm hứng,” ông Graham nói.
Ông nói rằng, “Tôi muốn thể hiện sự hài hòa và tầm nhìn rộng lớn, đồng thời mang đến [thông điệp] hy vọng.”
“Khi tôi đã trải qua và tìm hiểu mọi thứ, gặp gỡ mọi người và tôi cũng đang khám phá bản chất thực của thế giới này. Và nó đơn giản thôi, thiện và ác cùng đồng thời tồn tại.”
Đó là khi ông Graham bắt đầu cố gắng hướng âm nhạc của mình thành “động lực cho điều tốt đẹp”, ông nói.
Ông được nuôi dưỡng trong Cơ đốc giáo, nơi “nuôi dưỡng con người tôi”, ông Graham nói, “Tôi cũng thực sự tôn trọng và hiểu các quan điểm khác, chẳng hạn như hiểu quan điểm Phật giáo hơn, hoặc nhiều [quan điểm] phổ quát hơn.”
Tinh thần của nhạc sĩ Graham được thể hiện trong lời bài hát mới “Shine your light”, bài hát mà ông ấy hy vọng sẽ phát hành trong vài tuần tới.
“Hãy giữ vững, hãy chiếu rọi ánh sáng của bạn. Hãy giữ vững, vào giữa đêm. Giữ cho nó mạnh mẽ, bật nó lên, làm cho nó sáng rỡ,” đọc lời bài hát.
Ông Graham đang lên hoạch để tham gia cùng những người cùng chí hướng biểu diễn tại các sự kiện như lễ hội hòa bình thế giới, ông cho biết ông muốn “hợp nhất ánh sáng.”
“Nếu bạn tỏa ánh sáng của mình, ánh sáng này là từ bạn, rồi bạn kết nối với ánh sáng cao hơn. Và sau đó bạn đột phá,” ông Graham nói.
“Và không chỉ bạn, mà hy vọng đó là ý thức trên toàn thế giới. Ánh sáng này sẽ xuyên qua toàn thế giới.”
Khi được hỏi thông điệp mà ông muốn chia sẻ với thế giới, ông Graham nói: “Tôi nghĩ rằng hãy tỏa ánh sáng của bạn. Chỉ cần tìm những gì bạn phải chia sẻ, và cố gắng chia sẻ nó. Vâng, hãy trung thực, cố gắng trung thực.”
Hiệp hội văn hóa thế giới
Một cách khác mà ông Graham đã đang cố gắng “hợp nhất ánh sáng” là thông qua tổ chức từ thiện của ông có tên là Hiệp hội Văn hóa Thế giới.
Ban đầu được thành lập vào năm 2009 để làm nổi bật các vấn đề nhân quyền và tạo nền tảng cho các tiếng nói khác nhau, Hiệp hội Văn hóa Thế giới đã tổ chức “Buổi hòa nhạc cho Trung Quốc tự do” vào năm 2012.
Năm ngoái, trong đại dịch virus Trung Cộng, ông Graham quyết định hồi sinh tổ chức này và biến nó thành một tổ chức từ thiện để giúp đỡ nhiều người hơn.
Tổ chức từ thiện của Anh Quốc và tổ chức phi chính phủ có đăng ký tại Liên hợp quốc này đang làm việc với cư dân trong cộng đồng địa phương để [tìm nơi] tạm trú cho trẻ em bị bỏ rơi ở Congo, cung cấp sinh kế cho người dân ở Philippines và giúp đỡ [người dân] tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Indonesia. Ông Graham cho biết ông hy vọng sẽ phát triển tổ chức từ thiện này và nó sẽ “cực kỳ hữu ích” nếu nhiều người muốn quyên góp hoặc tham gia tình nguyện.
Do Lily Zhou thực hiện
Với sự đóng góp của Jack Phillips và Tha Daily Caller News Foundation
Nguyễn Lê biên dịch
Xem thêm: