Nhà tù an ninh hàng đầu của Trung Quốc sát hại hàng chục tù nhân mỗi năm
Hàng chục tù nhân ở Trung Quốc qua đời hàng năm vì hệ thống tham nhũng của các quan chức nhà tù cùng với ham mê của họ trong việc chế ước và tra tấn những tù nhân trong phạm vi quản giáo của họ.
Ông Vương Ngọc Âm (Wang Yuyin, dùng hóa danh vì sự an toàn) là một tù nhân chính trị tại Nhà tù số Một Thẩm Dương, Liêu Ninh, một tỉnh ven biển phía bắc Trung Quốc.
Hôm 19/08, ông nói với The Epoch Times rằng, “Tỷ lệ tử vong hàng năm của các tù nhân cao hơn so với tỉ lệ tử vong của một ngôi làng ở vùng nông thôn.” Ông đang lên tiếng thay cho những tù nhân khác, những người muốn tiết lộ những hành động tàn bạo đang diễn ra do sự tham ô hủ hóa và sự bạo tàn của nhà cầm quyền cộng sản này gây ra.
Nhà tù số Một Thẩm Dương được tái tổ chức vào năm 2003 để sáp nhập thành một bộ phận của Giám Ngục Thành Thẩm Dương, một nhà tù an ninh cao cấp nhất, chiếm khoảng 60.54 mẫu đất, và giam giữ các tù nhân thụ án từ 10 đến 15 năm, theo trang Baike.Baidu.com, một dạng bách khoa toàn thư (wikipedia) của Trung Quốc cộng sản. Nhà tù có tổng cộng 20 phòng ban, 23 khu nhà tù, 4 đơn vị trực thuộc, 18 doanh nghiệp và công ty do nhà tù quản lý.
Các trường hợp tử vong vì điều trị chậm trễ
Các tù nhân không được gặp bác sĩ trừ khi mua chuộc các quan chức nhà tù, do đó, bất kỳ tù nhân nào không có khả năng chi trả sẽ không được điều trị y tế nhanh chóng và hiệu quả.
Ông Vương nói, “Các quan chức trì hoãn việc điều trị cho đến khi người đó hấp hối. Đến lúc đó, họ mới được yêu cầu đưa tù nhân đến bệnh viện vì tù nhân tử vong trong nhà tù là không được phép.”
Tuy nhiên, nếu một tù nhân tử mạng bên trong nhà tù, các quan chức này sẽ quay một đoạn video ngụy tạo nỗ lực hồi sức cho anh ta để cho cấp trên xem nếu có bất kỳ cuộc khám nghiệm nào sau đó. “Tất cả tù nhân đều nhận thức được hành vi bất lương của giới cầm quyền này,” ông Vương nói thêm.
Tử vong vì tra tấn đóng băng
Ông Vương tiết lộ một hình thức tra tấn kinh hoàng là: đóng băng cho đến chết.
Ông Vương nói, “Trong cái lạnh buốt giá của mùa đông ở đông bắc Trung Quốc, các tù nhân mắc bệnh nan y bị lột sạch quần áo, bị dội nước lạnh và bị bỏ lại trên một chiếc giường gỗ phủ vài tờ báo trong một phòng giam mở toang hết cửa sổ. Chẳng lâu sau đó các tù nhân sẽ bị chết cóng.”
Ông Vương giải thích: Những trường hợp như vậy thường xảy ra với những tù nhân ốm đau, nằm liệt giường và không thể tự chăm sóc bản thân. Họ sẽ bị đưa đến phòng tắm và bị dội nước lạnh. “Các tù nhân chắc chắn sẽ không thể sống sót sau bình minh nếu các quan chức trại giam muốn họ qua đời vào lúc nửa đêm,” ông Vương nói thêm.
Sự tống giam phi nhân tính được ghi lại
Các trường hợp liên quan đến việc sử dụng hình thức tra tấn đóng băng trước đây đã được Minghui.org, một trang web chuyên cung cấp các báo cáo được cập nhật kịp thời, trực tiếp, từ chính người trong cuộc về cộng đồng học viên Pháp Luân Công trên khắp Trung Quốc và trên toàn thế giới.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần thân tâm hòa ái, bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Trung Hoa, tuân theo các nguyên lý chân, thiện và nhẫn, được hàng triệu học viên trên khắp thế giới thực hành.
Năm 1999, cựu lãnh đạo Trung Cộng Giang Trạch Dân đã khởi xướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công, làm hàng nghìn người thiệt mạng và bỏ tù một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công và vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Một báo cáo của Minghui.org hồi tháng 04/2019 đã vạch trần cách mà cựu cai ngục Vương Bân (Wang Bin) của Nhà tù số Một Thẩm Dương bức hại tù nhân đến tử vong bằng hình thức tra tấn đóng băng.
Ông Vương Bân đã để trống toàn bộ tầng năm của bệnh viện nhà tù vào năm 2012 và chỉ định đây là khu vực để đàn áp các học viên Pháp Luân Công, với hy vọng ép buộc 100% trong số họ phải từ bỏ đức tin của mình.
Theo báo cáo của Minghui.org, một học viên Pháp Luân Công không rõ danh tính bị chuyển đến từ Nhà tù số 2, người đó đã bị lột sạch quần áo, lôi vào phòng tắm và bị xịt nước trong một thời gian lâu.
Anh ta bị nhốt vào trong một căn phòng trống, bị còng tay, và bị bỏ lại trên một bộ khung giường trong một phòng giam có cửa sổ mở toang vào giữa mùa đông.
Ngày hôm sau, anh ta phát sốt cao và qua đời vào ngày thứ ba. Một tù nhân nắm được tình hình cho biết, “Nhà tù này ác [từ tục tĩu] đến mức họ bức hại một người đang sống khỏe mạnh đến tử vong trong vòng ba ngày.”
Một báo cáo trên Minghui.org hồi tháng 05/2018, “Cuộc đàn áp Tàn bạo tại Nhà tù số Một Thẩm Dương” cho biết rằng mỗi năm có hơn 40 tù nhân thiệt mạng tại Nhà tù số Một Thẩm Dương.
Theo báo cáo trên, các tù nhân không được điều trị khi họ bị bệnh. Nhiều người trong số họ ốm rất nặng nhưng bị bỏ một mình. Một số người ốm quá không thể dậy được và bị các tù nhân khác lôi vào phòng tắm để dội nước lạnh vào mùa đông. Khi họ tử vong, các quan chức này đã làm giả việc cứu hộ, hồ sơ bệnh án, cũng như tự ý điều chỉnh thời gian tử vong. Tất cả bộ phận trong nhà tù này đều hợp tác ăn ý với nhau để bưng bít sự việc. Toàn bộ nhân viên của trại giam này, từ cai ngục đến tù nhân đều biết rõ chuyện gì đang xảy ra nhưng không một ai dám trình báo lên cơ quan chính quyền.
Mô tả của ông Vương và các báo cáo của Minghui.org trùng khớp với nhau.
Tù nhân tự sát
Trong số rất nhiều những việc phi nhân tính xảy ra trong nhà tù, ông Vương đã đề cập đến cách một tù nhân bị trói vào một cái “ghế hổ,” bị còng tay và bị tra tấn đến tử vong.
Ghế hổ đã là một công cụ tra tấn phổ biến trong nhà tù dưới chế độ cộng sản này. Thông qua hình thức tra tấn này, các tù nhân nếu không mất mạng thì cũng trở thành tàn phế.
Ông Vương nói rằng một số tù nhân mà ông gặp trong nhà tù đã thụ án hơn 20 năm. “Các hình phạt trở nên nghiêm khắc hơn kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền,” ông nói, “Thời gian thi hành án dài nhất là một bản án tử hình treo, tương đương với một bản án tù 30 năm.”
Ông nói, “Ví dụ, nếu một tù nhân 40 tuổi bắt đầu thụ án thì 70 tuổi sẽ được ra tù. Tuy nhiên, nếu thời gian thi hành án không được giảm xuống thì tù nhân đó sẽ phải thụ án hơn 30 năm. Hầu hết các tù nhân đều không thể sống tới ngày ra tù.”
“Tù chung thân hiện nay tương đương với việc chấp hành bản án 25 năm trong khi trước kia chỉ có 20 năm. Chính vì hoàn cảnh đó, mà mỗi năm đều có người tự sát. Năm ngoái có nhiều tù nhân đã treo cổ tự tử.”
Khi một phóng viên của The Epoch Times gọi đến nhiều số điện thoại của Cục Chính trị Nhà tù số Một Thẩm Dương để hỏi về tình hình, họ đã nghe thấy một đoạn ghi âm nói rằng “thuê bao quý khách vừa gọi hiện không tồn tại” hoặc đã bị mất kết nối.
Sự tham nhũng của Nhà tù số Một Thẩm Dương
Ông Vương nói rằng Nhà tù số Một Thẩm Dương giam giữ hơn 3,000 tù nhân, nhưng mỗi năm đều thu về hàng chục triệu dollar lợi nhuận thông qua nhiều hình thức tham nhũng khác nhau.
Ông Vương tiết lộ rằng Nhà tù số Một Thẩm Dương mua nhiều tù nhân từ các nhà tù ở Vân Nam, tây nam Trung Quốc. Tù nhân được mua với giá cao và được vận chuyển bằng hỏa xa. Các tù nhân này cần phải làm việc trong các nhà xưởng của nhà tù. Một số thân nhân của các tù nhân từ Vân Nam đã nộp đơn khiếu nại vì các tù nhân này đã bị đối xử tệ bạc ở Thẩm Dương.
Theo ông Vương, các cai ngục làm việc trong một tuần và nghỉ hai tuần trong thời gian xảy ra đại dịch. Những cai ngục này sẽ rời nhà xưởng với một vali đầy quần áo. “[Xưởng] chúng tôi có hơn 300 người mỗi ngày may được hơn 10,000 chiếc quần áo. Tất cả vải vóc đều thuộc về nhà sản xuất. Cai ngục muốn mang bao nhiêu quần áo và vải vóc mà họ muốn về nhà thì tùy ý họ,” ông Vương cho hay.
Hơn nữa, giới chức nhà tù đã và đang xào xáo sổ sách để kiếm lời bất chính đối với bất kỳ dự án xây dựng nào như phá dỡ tường và cổng hàng năm. Theo ông Vương, các quan chức này thu về túi hàng nghìn dollar bằng cách thay các cổng nhà tù có giá tối đa khoảng vài trăm dollar.
Cai ngục mua thuốc lá và những món hàng xa xỉ và bán lại cho tù nhân với giá cao hơn. Ông Vương nói, “Ví dụ, họ lấy tù nhân 15 USD cho một món hàng trị giá 5 USD.”
Cuộc thanh tẩy của cựu cai ngục Vương Bân
Ông Vương Ngọc Âm cho hay các cai ngục cố tình làm rò rỉ một số thông tin, chẳng hạn như vụ bắt giữ cựu quản giáo Vương Bân.
Ông nói rằng ông Vương Bân làm quản giáo ở Nhà tù số Một Thẩm Dương trong hơn 10 năm. Sau đó ông ta được thăng chức lên Cục Hành chính Nhà tù Tỉnh Liêu Ninh. Tuy nhiên, Cục này đã cách chức nhiều quan chức trong những năm gần đây và The Epoch Times không thể xác nhận việc ông Vương Bân có bị bãi chức hay không.
Ông Vương nói rằng không một tù nhân nào là không ghét ông Vương Bân và nhiều người trong số họ đã tử mạng dưới tay ông ta. Khi ông Vương Bân còn làm quản giáo, bữa ăn của các tù nhân được chuẩn bị bằng thức ăn ôi thiu và chưa được rửa sạch. Ông nói: “Đáy bát có toàn là sạn.”
Phóng viên của The Epoch Times nhận thấy rằng thông tin trực tuyến của ông Vương Bân dường như bị che giấu. Thông tin duy nhất trong năm 2014 trên trang web của Cục Hành chính Nhà tù Liêu Ninh đề cập đến tên của ông ta hiển thị thông báo lỗi “không tìm thấy trang.” Thông điệp về một trong các số điện thoại di động của ông Vương Bân cho biết đó là một số điện thoại chưa được đăng ký dịch vụ viễn thông và hai số điện thoại còn lại không ai bắt máy.
Ông Vương nói: “Những gì tôi nói là trải nghiệm cá nhân của bản thân tôi dựa trên sự thật. Các tù nhân thường chỉ trích chính quyền và giới chức nhà tù theo một cách riêng. Chúng tôi hy vọng có thể phơi bày những hành động tàn bạo này. Tù nhân chỉ có thể trông cậy vào những người được ra tù do môi trường trại giam khép kín. Mặc dù vậy, chúng tôi không dám tiết lộ sự thật ở Trung Quốc, hoặc trên Internet. Bởi vì các nhà tù [ở Trung Quốc] có cùng hệ thống và cùng bản chất, nên những gì xảy ra ở Nhà tù số Một Thẩm Dương là một hiện tượng tiêu biểu.”
Do Xinan Li biên tập
Tịnh Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: