Nhà máy nguyên tử của Pháp tại Trung Quốc báo hiệu ‘vấn đề về hiệu năng’ sau khi có báo cáo về ‘mối đe dọa phóng xạ sắp xảy ra’
Một công ty nguyên tử của Pháp cho biết họ đang làm việc để giải quyết “vấn đề về hiệu năng” tại một nhà máy mà họ sở hữu một phần ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, sau khi có báo cáo rằng giới chức trách Hoa Kỳ đang đánh giá một báo cáo về khả năng xảy ra rò rỉ tại cơ sở này trong bối cảnh có cảnh báo về “mối đe dọa phóng xạ sắp xảy ra,” theo các báo cáo.
Framatome, một bộ phận của tập đoàn điện lực Pháp EDF, nói với France 24 trong một tuyên bố hôm 14/06 rằng họ “đang hỗ trợ giải quyết vấn đề hiệu năng” tại Nhà máy điện nguyên tử Đài Sơn (Taishan), một liên doanh giữa EDF và Tập đoàn Điện Nguyên tử Trung Quốc (CGN), tọa lạc khoảng 84 dặm về phía tây của Hồng Kông.
“Theo dữ liệu hiện có, nhà máy đang hoạt động trong phạm vi các thông số an toàn,” công ty này nói với France 24. “Nhóm của chúng tôi đang làm việc với các chuyên gia liên quan để đánh giá tình hình và đề nghị các giải pháp để giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn.”
Sự việc diễn ra theo sau một báo cáo trước đó của CNN hôm 14/06 tuyên bố rằng chính phủ Hoa Kỳ hiện đang đánh giá một báo cáo về sự cố rò rỉ tại nhà máy này. Tạp chí này đưa tin rằng Framatome, đơn vị thuộc EDF đã thiết kế lò phản ứng tại nhà máy và tham gia vào việc vận hành, đã cảnh báo về một “mối đe dọa phóng xạ sắp xảy ra.”
Trích dẫn một bức thư từ Framatome gửi cho các nhà chức trách Hoa Kỳ, CNN đưa tin rằng lời cảnh báo bao gồm nội dung cáo buộc rằng chính quyền Trung Quốc đã nâng giới hạn cho phép của bức xạ bên ngoài nhà máy để tránh phải đóng cửa cơ sở này.
CGN thuộc sở hữu nhà nước cho biết trong một tuyên bố hôm 13/06 rằng “các chỉ số môi trường của Nhà máy Điện Nguyên tử Đài Sơn và môi trường xung quanh nhà máy là bình thường.” Tập đoàn này đã không đề cập đến bất kỳ rò rỉ hay sự cố nào tại cơ sở này, mà cho biết tập đoàn đáp ứng cả các quy định về an toàn và yêu cầu kỹ thuật để vận hành nhà máy nguyên tử.
EDF nói với Reuters rằng họ đã tổ chức một cuộc họp với CGN và sự tích tụ của các khí trơ như argon, helium hay neon là một “hiện tượng đã được nhận biết, được nghiên cứu và cung cấp thông tin cho các quy trình vận hành lò phản ứng.”
Lò phản ứng Đài Sơn là mẫu thiết kế đầu tiên của Pháp, còn được gọi là Lò phản ứng Năng lượng Tiến Hóa thế hệ thứ ba của chủng loại này đã đi vào hoạt động.
Công nghệ này cũng đang được khai triển tại Pháp, Phần Lan và tại dự án Hinkley Point C do Trung Quốc đầu tư ở Anh.
Nguồn điện từ nhà máy phục vụ cho các khu vực Quảng Châu và Thâm Quyến, các trung tâm sản xuất lớn của tỉnh Quảng Đông, những nơi đã phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trong những tuần gần đây do thời tiết nắng nóng và nguồn cung cấp thủy điện từ tỉnh Vân Nam lân cận thấp hơn bình thường.
Theo dõi ký giả Tom trên Twitter: @OZImekTOM
Do Tom Ozimek thực hiện
Với sự đóng góp của The Associated Press
Hạo Văn biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: