Nguồn gốc của các phù hiệu Chú Âm
Nguồn gốc của các phù hiệu Chú Âm ㄅ, ㄆ, ㄇ, và ㄈ là gì? Bảo tàng Lịch sử Quốc Dân Đảng đã biên soạn tài liệu, trong đó có nhiều bản thảo quý giá của nguyên lão Quốc Dân Đảng Ngô Trĩ Huy năm đó thiết kế các phù hiệu Chú Âm.
Ngoài vai trò là đại biểu Quốc hội tham gia vào việc soạn thảo Hiến pháp, Ngô Trĩ Huy đã để lại bức tranh lịch sử về việc bàn giao “Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc” cho Chủ tịch Chính phủ Quốc dân đảng Tưởng Trung Chính – một nhân vật quan trọng trong việc soạn thảo các phù hiệu Chú Âm.
Bảo tàng Lịch sử Quốc Dân Đảng Trung Quốc phát hiện ra rằng Ngô Trĩ Huy, người tham gia vào việc tạo ra các phù hiệu Chú Âm, đã để lại nhiều bản gốc, bản thảo và các bài viết thử nghiệm của các phù hiệu Chú Âm, Để cho các thế hệ tương lai khám phá nhiều ảo diệu và nội hàm văn hóa các tầng thứ sâu xa hơn.
Vào năm đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc, để thống nhất quốc âm trên toàn quốc và thúc đẩy phong trào quốc ngữ, Tổng trưởng Giáo dục Thái Nguyên Bồi đã kêu gọi thành lập hiệp hội thống nhất cách phát âm và thỉnh mời Ngô Trĩ Huy chuẩn bị cho sự kiện này.
Vào ngày 15 tháng 2 năm thứ 2 Trung Hoa Dân Quốc, Ngô Trĩ Huy được các thành viên của Hiệp hội Thống nhất cách phát âm bầu làm hội trưởng, và bắt đầu triển khai việc thiết kế các phù hiệu Chú Âm. để tạo điều kiện thúc đẩy phong trào Quốc Ngữ.
Trong quá trình lập kế hoạch, Ngô Trĩ Huy đã dành rất nhiều tâm huyết và công sức từ ba bộ phận “thanh mẫu”, “vận mẫu”, “giới mẫu” cơ sở của Chú Âm mà lựa chọn ra các ký hiệu đơn giản và dễ hiểu, làm nền tảng cho bính âm, những thiết kế đó cho đến nay, vẫn là những phù hiệu Chú Âm quen dùng của quảng đại quần chúng.
Sau đó, Bảng tự mẫu Chú Âm được ban hành vào năm thứ 7 Trung Hoa Dân Quốc, có tổng cộng 39 phù hiệu Chú Âm, nhưng hiện nay đang sử dụng thì có 36 phù hiệu. 3 phù hiệu Chú Âm ít được sử dụng đã biến mất, vì thế nên bị lược bỏ.
Tháng 11 năm thứ 7 Trung Hoa Dân Quốc, khi Bộ Giáo Dục công bố “Bảng tự mẫu Chú Âm” là không giống sắp xếp thứ tự như hiện nay. Thói quen sắp xếp thứ tự như hiện tại “ㄅ ㄆ ㄇ ㄈ” là kết quả của việc sắp xếp lại thứ tự các phù hiệu Chú Âm đó vào năm thứ 8 Trung Hoa Dân Quốc.
Ngô Trĩ Huy không chỉ nỗ lực trong việc biên soạn các phù hiệu Chú Âm mà sau đó còn dành hết công sức để quảng bá rộng khắp toàn quốc.
Kể từ năm thứ 8 Trung Hoa Dân Quốc, Ngô Trĩ Huy đã tham gia cuộc họp trù bị cho việc thống nhất Quốc Ngữ (sau đó đổi thành Ủy ban Thúc đẩy Quốc Ngữ), và đề xuất các nhiệm vụ, kế hoạch và phương pháp thi hành phù hiệu Chú Âm; biên soạn phổ biến các sách giáo khoa như “Bảng bính âm Hán Ngữ”, “Phù hiệu Chú Âm” và nỗ lực thúc đẩy Quốc Ngữ trên toàn quốc.
Ngô Trĩ Huy đã dành cả cuộc đời của mình cho công tác thúc đẩy sự thống nhất Quốc Âm, điều này đã đặt nền tảng cho việc thực hiện “Ngữ đồng âm” (nói cùng 1 thứ tiếng) trong thời Trung Hoa Dân Quốc.
Mạnh Hải biên dịch
Xêm thêm: