Người đứng sau các chiến dịch chủ nghĩa dân tộc đang hoành hành của Trung Cộng chống lại Hoa Kỳ
Mặc dù nhiều người phương Tây có thể không nhận ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sụp đổ, nhưng người Trung Quốc khá tin tưởng rằng chế độ Trung Cộng sắp sụp đổ khi hơn 375 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Đang bên bờ vực khủng hoảng, Trung Cộng lại giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc để tự cứu mình.
Đó là một chiến thuật thường xuyên trong thế kỷ qua khi Trung Cộng bị dồn vào đường cùng và không còn sự lựa chọn nào khác.
Chiến dịch chủ nghĩa dân tộc gần đây nhất bắt đầu với hệ thống ngoại giao của Trung Cộng khi Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên bố hôm 18/03 rằng Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc về các hành động của Trung Quốc, bao gồm cả Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng vào Hoa Kỳ, [và] hành động ép buộc kinh tế đối với các đồng minh của chúng ta.”
Trong bối cảnh khó xử về ngoại giao, Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (CYL) đã tham gia khởi xướng một cuộc tẩy chay bốc đồng đối với hàng hóa nước ngoài, với những phát ngôn chính thức của Trung Cộng, kích động tình cảm dân tộc chủ nghĩa.
Nhìn lại tổng thể, sự việc này cho thấy ông Vương Hỗ Ninh (Wang Huning), một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Cộng, là người không chỉ kiểm soát CYL mà còn cả Bộ Tuyên truyền Trung ương Trung Cộng, và có được phương tiện truyền thông chính thức là một trong những công cụ của mình để kiểm soát hệ thống ngoại giao của Trung Cộng từ phía sau hậu trường.
Dàn cảnh đối đầu ở Alaska
Tại cuộc hội đàm cao cấp kéo dài hai ngày ở Alaska từ 18/03 đến 19/03 giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, phía Trung Quốc do ông Dương Khiết Trì-quan chức về chính sách đối ngoại-dẫn đầu, và phía Hoa Kỳ do ngoại trưởng Blinken dẫn đầu. Ngay từ đầu, cuộc hội đàm đã diễn ra nảy lửa, khiến cho xung đột giữa hai phía thu hút sự chú ý của quốc tế.
Ông Dương đã nói liên tục trong 17 phút mà không cho thời gian phiên dịch. Nhận xét đáng kinh ngạc nhất mà ông Dương đưa ra là: “Hoa Kỳ không có đủ tư cách để nói rằng họ muốn nói chuyện với Trung Quốc từ thế thượng phong. Phía Hoa Kỳ thậm chí còn không đủ tư cách để nói những điều như vậy kể cả từ 20 năm hay 30 năm trước, bởi vì người Trung Quốc không tin thứ đó.”
Như nhiều người đã nhận xét, những lời của ông Dương là để người Trung Quốc nghe thấy, nhằm tăng cường làn sóng tình cảm mới chống lại Hoa Kỳ từ các “Tiểu phấn hồng” trong nước (một thuật ngữ để mô tả những thanh niên [yêu nước mù quáng] bị Trung Cộng tuyên truyền). Màn trình diễn của ông Dương cũng là vì người đứng đầu Trung Cộng Tập Cận Bình.
Sau khi ông Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Cộng mở đầu cuộc hội đàm một cách hung hăng, đầy kịch tính, các hãng thông tấn chính thức của Trung Cộng cũng nhanh chóng hợp lực và làm ầm lên. Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Trung Cộng, đã đăng tải những phát biểu bằng tiếng Trung của ông Dương trên Weibo kèm một câu tiếng Anh “Ngừng can thiệp vào việc nội bộ của Trung Quốc.” Đoạn video về bài phát biểu của ông Dương đã lan truyền nhanh chóng trên mạng internet ở Trung Quốc và tạo ra làn sóng hâm mộ cuồng nhiệt từ các “tiểu phấn hồng.”
Cả ông Dương Khiết Trì và ông Vương Nghị đều đang thay mặt cho ông Tập Cận Bình. Sự thật là, cũng giống như chiến đấu chống lại dịch bệnh, các hoạt động đối ngoại cũng nằm dưới sự “lãnh đạo cá nhân và điều động cá nhân” của ông Tập, và ông Tập không dám để người khác làm. Bộ ngoại giao của Trung Cộng dường như không liên quan gì đến Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Vậy thì ai đứng sau ông Tập? Đó chính là ông Vương Hỗ Ninh, người được gọi là quốc sư.
Ông Vương phụ trách một loạt các lĩnh vực, bao gồm cả công tác xây dựng đảng, tư tưởng và tuyên truyền của Trung Cộng. Ông cũng là thành viên của nhiều ủy ban khác nhau, bao gồm Ủy ban Cải cách Toàn diện Trung ương, Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương, và Ủy ban Các vấn đề Không gian mạng Trung ương.
Điều đáng chú ý nhất là ở việc ông Vương Hỗ Ninh là ủy viên Thường vụ duy nhất của Bộ Chính trị đã tháp tùng ông Tập đến gặp các đặc phái viên ngoại giao nước ngoài vào ngày 17/07/2019, với tư cách là thường trực Ban bí thư. Đây là lần đầu tiên [diễn ra sự kiện như vậy] sau nhiều năm. Ông Vương Hỗ Ninh được cho là người đã thay thế ông Lý Khắc Cường để hỗ trợ ông Tập chỉ đạo công tác ngoại giao.
Điều đó để nói lên rằng hệ thống ngoại giao của Trung Cộng cũng đã trở thành lãnh địa mà ông Vương can thiệp.
Ngoài ra, bản thân hoạt động tuyên truyền của Trung Cộng là nằm dưới sự kiểm soát của ông Vương và không khó để phán đoán rằng ông đang thao túng ở phía sau hậu trường.
Tẩy chay [hàng ngoại] do tranh cãi về bông Tân Cương
Vấn đề bông Tân Cương châm ngòi cuộc tẩy chay hàng ngoại có liên quan đến việc một số công ty nước ngoài bao gồm cả H&M vốn đã tuyên bố công khai vào năm ngoái rằng họ sẽ ngừng sử dụng bông từ Tân Cương do lo ngại về vấn đề nhân quyền trong khu vực này.
Sau khi Liên minh Châu Âu (EU) và nhiều nước phương Tây trừng phạt các quan chức Trung Cộng vì các vấn đề nhân quyền ở Tân Cương hôm 22/03, Bộ Ngoại giao của Trung Cộng cùng ngày đã thông báo về các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 10 quan chức và 4 tổ chức Châu Âu, làm gia tăng xung đột giữa chế độ Trung Cộng và cộng đồng quốc tế, và tạo ra một xu hướng kỳ lạ trong tình hình chính trị Trung Quốc.
Hôm 24/03, CYL đã khơi lại quá khứ trên tài khoản Weibo của mình, đăng tải tuyên bố của H&M vào năm ngoái về việc tẩy chay sản phẩm bông Tân Cương của xí nghiệp [Trung Quốc] bóc lột sức lao động của công nhân. CYL yêu cầu H&M “dừng yuejipengci” (Việt cấp bính từ) bằng tiếng Anh.
Trong một bài đăng khác, họ giải thích ““yuejipengci” trong tiếng Trung có nghĩa là “chơi trội giả mạo một sự việc để kiếm tiền.” Đây cũng là một nỗ lực tiếp sau tuyên bố của ông Dương Khiết Trì trong cuộc hội đàm giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng ở Alaska, nơi [ông Dương] thể hiện một cụm từ ngoại giao bất hảo: “Người Trung Quốc không tin thứ đó.”
Cùng với sự đáp trả này của CYL, hầu như tất cả các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Cộng, bao gồm cả Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) và Nhân dân Nhật báo, đã cùng lúc phát động cuộc tấn công toàn diện vào H&M. Cơn bão lan nhanh đến hơn một chục thương hiệu quốc tế khác như Nike và Adidas.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/03, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh đã cho xem một bức ảnh nô lệ Mỹ từ hơn 100 năm trước, và so sánh nó với bức ảnh màu hiện tại ở Tân Cương. Bà Hoa nói rằng Hoa Kỳ cũng sử dụng nô lệ da đen để trồng bông hơn 100 năm về trước. Tuy nhiên, bức ảnh được gọi là “nô lệ da đen hái bông” mà bà cho các nhà báo nước ngoài xem đã bị tờ US Newsweek phanh phui là một tấm bưu thiếp từ kho lưu trữ của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ có tựa đề: “Người chủ đất Sam Williams với các thành viên gia đình và những người lao động trên cánh đồng bông.”
Tại sao một tuyên bố được H&M đưa ra cách đây một năm lại trở thành tài liệu gây bẽ mặt, hiện lại bị các hãng thông tấn chính thức của Trung Cộng sử dụng? Tại sao nó đột ngột thổi bùng lên một phong trào dân tộc chống lại các thương hiệu nước ngoài ở Trung Quốc? Tại sao các tổ chức của Trung Cộng bao gồm hệ thống tuyên truyền trong nước và phát ngôn viên của Bộ ngoại giao, lại tham gia vào cuộc khẩu chiến? Rõ ràng, giống như hoạt động của các nhà ngoại giao cao cấp của Trung Cộng ở Alaska, họ đã sẵn sàng nỗ lực phối hợp.
Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (CYL) là một tổ chức đoàn thể của ĐCSTQ, một kênh để ĐCSTQ kết nối với người Trung Quốc, đặc biệt là những người trẻ tuổi, và ông Vương Hỗ Ninh là giám thị của CYL, với tư tưởng và hoạt động tuyên truyền của cơ quan này nằm dưới sự giám sát trực tiếp của ông. Chính sách ngoại giao của chính quyền Trung Cộng bị ông Vương thao túng từ hậu trường. Vì vậy, vở kịch về chủ nghĩa dân tộc này dường như nằm dưới sự chỉ huy của ông Tập Cận Bình-người được coi là siêu quyền lực ở Trung Quốc, nhưng ông Vương Hỗ Ninh mới là đạo diễn thực sự.
Ông Tập nghiêng về cánh tả theo tư vấn của ông Vương
Trong những năm gần đây, ông Tập thường xuyên có những động thái nghiêng về cánh tả, thể hiện xu hướng bắt chước ông Mao Trạch Đông trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước đó, ông ta đã yêu cầu các quan chức cao cấp của Trung Cộng nghiên cứu các tác phẩm của ông Mao Trạch Đông để đối phó với các cuộc đàm phán thương mại với Hoa Kỳ. Nhiều bài diễn văn của ông Tập đã được sao chép từ ông Mao.
Ông Tập tuyên bố “thời gian và động lực đều đứng về phía chúng ta.” Trong các chính sách đối nội của mình, ông Tập khoe khoang về phép màu của nhân loại xóa đói giảm nghèo, bị cho là lừa dối, và ông ta đưa ra cái gọi là Kế hoạch Tầm nhìn 2035. Trong các chính sách đối ngoại của mình, ông coi xu hướng thế giới là “phương Đông trỗi dậy và phương Tây sụp đổ” và coi Hoa Kỳ là kẻ thù số một của mình. Đây đều là những dấu hiệu cho thấy sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc trên diện rộng.
Sự chuyển hướng sang cánh tả của ông Tập là do ông đã bị ảnh hưởng sâu sắc không chỉ bởi văn hóa ĐCSTQ mà còn bởi ông Vương Hỗ Ninh, một người dễ dàng tiếp cận ông Tập.
Được biết đến là “vị quốc sư cho ba triều đại (đã từng phục vụ cho hai tổng bí thư Trung Cộng trước đây là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào và đương kim Tổng bí thư Tập)”, ông Vương Hỗ Ninh đầu tiên đã giúp ông Giang Trạch Dân xây dựng cái gọi là “Học thuyết Giang Trạch Dân,” và sau đó là người quảng bá trọng yếu cho lý thuyết “Triển vọng khoa học về phát triển” của ông Hồ Cẩm Đào. Ông Vương Hỗ Ninh cũng là tác giả “Giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập và cái gọi là Tư tưởng Tập Cận Bình, đã được bổ sung vào điều lệ đảng của ĐCSTQ tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Trung Cộng.
Sau Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của Trung Cộng, một loạt bài diễn văn nội bộ của ông Tập Cận Bình cho thấy định hướng tư tưởng của ông ta đã được đăng tải trên các hãng thông tấn của Trung Cộng, nhiều bài trong số đó là do ông Vương biên soạn. Người ta nói rằng ngay cả khi ông Tập tham dự các hội nghị quốc tế, ông Vương cũng chuẩn bị một số lưu ý chính cho ông Tập.
Hãy xem trò hề chủ nghĩa dân tộc của ông Vương kết thúc như thế nào
Bất chấp việc ông Tập có ý định dựa vào [chủ nghĩa dân tộc], công việc “đáng tự hào” của ông Vương đôi khi vẫn bị phơi bày như là một lời khen châm chọc.
Chẳng hạn, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc trong hai năm trước, được thể hiện qua bộ phim tài liệu “Amazing China” [“Trung Quốc đáng kinh ngạc”] để tôn vinh Trung Cộng, đã bị tiêu tan do xung đột thương mại bất ngờ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ngoài ra, nó còn tiết lộ một thực tế rằng Trung Quốc từ lâu đã phụ thuộc vào phương Tây về các công nghệ cốt lõi của họ. Vào thời điểm đó, một nhóm quan chức Trung Cộng đã lên tiếng thông qua các hãng thông tấn Hồng Kông thân Bắc Kinh, ngầm chỉ trích hệ thống tuyên truyền của ông Vương vì đã gây tổn hại cho đất nước.
Năm ngoái (2020), ngay sau khi đại dịch virus Trung Cộng bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, Bộ tuyên truyền dưới sự kiểm soát của ông Vương Hỗ Ninh đã phát hành một cuốn sách tuyên truyền, “Trận chiến chống lại dịch bệnh: Trung Quốc chống lại virus Corona mới trong năm 2020” vào cuối tháng Hai, ca ngợi “tình yêu đối với nhân dân của vị lãnh tụ đất nước” Tập Cận Bình. Ban đầu, cuốn sách dự kiến được xuất bản với 5 thứ tiếng gồm cả tiếng Anh, nhưng đã bị rút khỏi kệ sách chưa đầy một tuần sau khi phát hành do những phản hồi tiêu cực. Xue Fumin, một công dân Bắc Kinh dùng tên thật của mình đưa tin nói rằng, ông Vương với tư cách là uỷ viên của Ủy ban Thường trực Trung Cộng phụ trách tuyên truyền, phải chịu trách nhiệm về mặt chính trị vì sự thiếu quan tâm đến người dân của mình.
Mặc dù ông Vương Hỗ Ninh đã nhiều lần được ông Tập bảo vệ, hệ thống tuyên truyền của Trung Cộng đã trở thành một chủ đề chế giễu đối với người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế.
Lời nhận xét của ông Dương Khiết Trì rằng, “người Trung Quốc không tin thứ đó” đã bị cư dân mạng Trung Quốc chế giễu. Họ đưa ra những câu tương tự như “Trung Quốc không tin đường lối của Hoa Kỳ, mà chỉ tin đường lối đại cách mạng văn hóa của Mao;” “Trung Quốc không tin theo cách làm của Hoa Kỳ mà chỉ tin cách làm gây ra cái chết cho 30 triệu người trong nạn đói ba năm.”
Việc tẩy chay hàng ngoại theo phong cách ‘Nghĩa Hòa Đoàn’ [xóa bỏ mọi ảnh hưởng của ngoại bang] hiện đã bắt đầu diễn ra theo chiều hướng tồi tệ hơn. Các video lan truyền trên Weibo cho thấy cảnh mọi người đốt giày thể thao Nike và cắt quần áo H&M để trút giận, một trung tâm mua sắm đã gỡ bỏ các biển quảng cáo ngoài trời của H&M.
Giữa sự hỗn loạn này, một “tiểu phấn hồng” ở Trịnh Châu đã bị cảnh sát bắt đi tại một địa điểm biểu tình tẩy chay H&M.
Sau đó, một số hãng thông tấn của Trung Cộng bắt đầu kêu gọi cảnh giác chống lại “những kẻ xấu” đã hành động quá khích trong chiến dịch tẩy chay này.
Hôm 26/03, một bài báo có tựa đề “Những người xấu đang trà trộn vào quần chúng để tẩy chay H&M,” được đăng trên tờ Nanfang Daily, một cơ quan ngôn luận của ủy ban tỉnh Quảng Đông của Trung Cộng, đã yêu cầu độc giả “cảnh giác với một số hành động phi lý và những nỗ lực làm vẩn đục nước với ý định châm chọc ở mức độ cao.”
Vậy ai đáng mỉa mai ở đây? Tiểu phấn hồng hay cơ quan ngôn luận của Trung Cộng? Tất nhiên, đó là cơ quan ngôn luận của chính Trung Cộng bởi vì họ đã thúc đẩy chiến dịch tẩy chay này.
Một số cư dân mạng cho rằng mọi người không nên chạy theo xu hướng một cách mù quáng, vì điều này dẫn đến việc đi theo ĐCSTQ.
Trên thực tế, không khó để tưởng tượng rằng cái gọi là các cuộc biểu tình yêu nước chống Nhật xảy ra 10 năm trước ở Trung Quốc cuối cùng đã được ổn định. Trung Cộng cũng thổi bùng ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc chống lại Nhật Bản và các công ty Nhật Bản.
Trung Cộng tuyên bố rằng nó muốn mọi người yêu nước, nhưng trên thực tế nó lại không cho phép điều đó. Lòng yêu nước sẽ khiến quyền lực của đảng trở nên bất ổn. Điều Trung Cộng thực sự muốn là mọi người yêu ĐCSTQ một cách mù quáng. Ở một đất nước không có nhân quyền, không có tự do tư tưởng, không có tự do ngôn luận, và nơi mà ngay cả người dân cũng không dám kháng cáo chính phủ, thì chỉ có một màn kịch “chủ nghĩa dân tộc” do những người cầm quyền thao túng, và đến lúc nó phải tan rã thì nó sẽ tan rã.
Yue Shan là một nhà văn tự do, từng làm việc cho các tổ chức chính phủ của Trung Cộng và các công ty bất động sản niêm yết của Trung Quốc trong những năm đầu sự nghiệp của mình. Ông hiểu rõ hoạt động bên trong của hệ thống ĐCSTQ cũng như các mối liên kết chính trị và làm ăn của đảng này. Ông chuyên phân tích chính trị Trung Quốc và các xu hướng hiện tại. Ông đã có một thời gian dài đóng góp cho một số hãng thông tấn Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ và Đài Loan.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Yue Shan thực hiện
Yến Nhi biên dịch
Xem thêm: