Người dân Úc ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới
Nghị sĩ Đảng Tự do Liên bang Tim Wilson – cựu ủy viên nhân quyền của Úc – đã bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp nhân Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, nói rằng ông tin các nước dân chủ tự do, như Úc, có trách nhiệm bảo vệ các quyền tự do tôn giáo trước “sự bá quyền văn hóa” do các chế độ độc tài toàn trị như Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) áp đặt.
Ông Wilson đã đưa ra những bình luận trong một bức thư ủng hộ Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, [một ngày lễ] được tổ chức hàng năm trên toàn cầu để kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 bởi nhà sáng lập – Ngài Lý Hồng Chí.
Trong thư, ông Wilson nói rằng người dân Úc phải tiếp tục “phơi bày” “vũ lực tàn bạo và áp bức xã hội” của Trung Cộng đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc.
Ông Wilson cho biết, “Các nền dân chủ tự do trên thế giới phải khôi phục lại cam kết của họ đối với tự do tôn giáo cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi, trước những nỗ lực tàn bạo nhằm thiết lập quyền bá chủ văn hóa của Trung Cộng.”
Ông nói thêm rằng, “Các quyền tự do về lương tâm, tín ngưỡng, và tư tưởng không phải do chính phủ ban tặng – những quyền này là một phần thiết yếu của nhân loại và do đó không thể bị chê trách.”
Những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công dựa trên các nguyên lý Chân, Thiện, và Nhẫn. Cùng với việc tập luyện năm bài công pháp, các học viên sống một cuộc sống lành mạnh hài hòa với môi trường xung quanh họ.
Theo Faluninfo.net, ước tính hiện có khoảng 100 triệu người tu tập trong pháp môn này tại hơn 90 quốc gia.
Theo thư mời [của sự kiện], môn tu luyện này giúp bản thân người tập đề cao đạo đức trong cuộc sống lẫn cải thiện sức khỏe và tinh thần của họ một cách toàn diện.
Melbourne kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Melbourne, Úc, đã đánh dấu ngày này bằng các hoạt động bao gồm các màn biểu diễn trống eo lưng, các điệu múa quạt Trung Hoa truyền thống, và các bài diễn văn của các lãnh đạo doanh nghiệp, các chính trị gia và những người ủng hộ.
Ký giả độc lập Morgan Jones, Giám đốc Điều hành của MCJ Report, cho biết đối với anh thì rõ ràng “Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện ôn hòa” đáng được ủng hộ.
Anh nói: “Tuy nhiên ở Trung Quốc, kể từ khi bắt đầu phong trào này, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã phải gánh chịu những tội ác khủng khiếp nhất có thể hình dung được.”
“Tôi cho rằng đây là điều rất quan trọng mà với tư cách là người dân nước Úc, chúng tôi ủng hộ các nhóm như Pháp Luân Đại Pháp và quyền được thực hành tín ngưỡng của họ và tham gia các cuộc biểu tình công khai của họ.”
Ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Đại Pháp thường mạo hiểm tính mạng của mình nếu họ chọn công khai kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của Trung Cộng. Khi lãnh đạo Trung Cộng đương thời Giang Trạch Dân đơn phương phát động cuộc đàn áp vào năm 1999, ông ta đã đặt mục tiêu ba tháng phải “xóa sổ” hoàn toàn môn tu luyện này. Bất chấp điều này, những người tu luyện [Pháp Luân Công] đã trụ vững trước sự đối xử hà khắc – trong đó bao gồm cả việc tra tấn, lao động cưỡng bức, bị sát hại để lấy nội tạng – trong hơn 22 năm, [mà vẫn] từ chối từ bỏ đức tin của họ.
Mặc dù mục tiêu đặt ra của Trung Cộng là “xóa sổ” môn tu luyện này trong vòng ba tháng, nhưng ông Frank Ruan Jie – biên tập viên của Thời báo Thiên An Môn (Tiananmen Times) – nói rằng, thay vào đó, Pháp Luân Đại Pháp thực sự đã phổ truyền “khắp thế giới.”
Ông Frank nói rằng trong 22 năm nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, những cố gắng của các học viên thay vào đó đã “[khôi phục] tinh thần của dân tộc Trung Hoa trước [Trung Cộng].”
Ông cho biết, “Tôi tin rằng Pháp Luân Công sẽ có đóng góp to lớn cho lịch sử Trung Hoa.”
Ông Peter Westmore, cựu chủ tịch quốc gia của Hội đồng Dân sự Quốc gia (National Civic Council), cho biết những nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp mà các học viên thực hành theo là “cần thiết cho một xã hội văn minh và thịnh vượng.”
“Tôi hiểu và đồng cảm với họ, và tôi hoàn toàn ủng hộ họ, đồng thời tôi chúc mừng các học viên Pháp Luân Đại Pháp vì đã giữ vững những nguyên lý quan trọng này trong đời sống công cộng ở đất nước chúng ta.”
Đồng quan điểm với ông Westmore, Thị trưởng Hội đồng Thành phố Banyule Rick Garotti cảm ơn các học viên trong khu vực của ông vì đã đóng góp tích cực cho cộng đồng đa văn hóa của hội đồng [thành phố] ông cũng như của Melbourne.
Ông Garotti cho biết, “Những điều mà Pháp Luân Đại Pháp thực sự làm là về sự trân quý con người và là từ phương diện tâm linh. Đó là một yếu tố nữa của những gì khiến cho Melbourne và nước Úc trở nên tuyệt vời đến vậy.”
Ông Gerard Flood, đến từ Đảng Lao động Dân chủ, cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Ông cảm ơn các học viên Pháp Luân Đại Pháp vì đã thúc đẩy “những tín ngưỡng đạo đức cao thượng,” mà theo ông là rất cần thiết trong thế giới ngày nay.
“Nếu không có đòi hỏi [về chuẩn mực đạo đức] đó, và không có sự thực hành tính trung thực của chúng ta trong tình huống bất công một cách thực chất, thì không thể có việc thực thi pháp quyền, và không có pháp quyền, thì sẽ không có việc bảo vệ nhân quyền, không có sự bảo vệ chống lại bất công và bức hại, và không có tự do.”
Do Alex Joseph và Henry Jom thực hiện
Với sự đóng góp của Rita Li
Nguyệt Cầm biên dịch
Xem thêm: