Nghiên cứu: Những cuộc khủng hoảng tiền tệ có thể gây ra ‘tác động tiêu cực’ đối với nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2023, 2024
Một tài liệu nghiên cứu tạm thời mới tuyên bố rằng nền kinh tế Hoa Kỳ có thể chứng kiến “những tác động tiêu cực đáng kể” về GDP thực tế, tình trạng thất nghiệp, và lạm phát vào năm 2023 và 2024 dựa trên những cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra trước đó kể từ năm 1946.
Mới đây, Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) vừa xuất bản một nghiên cứu do bà Christina và ông David Romer tại Đại học California, Berkeley là đồng tác giả, có nhan đề “Does Monetary Policy Matter? The Narrative Approach After 35 Years” (Chính sách tiền tệ có quan trọng không? Cách tiếp cận Tường thuật sau 35 năm.)
Các kinh tế gia này đã xem xét những cuộc khủng hoảng tiền tệ khác nhau sau chiến tranh và đánh giá tác động của các cuộc khủng hoảng này đối với các điều kiện mở rộng và thu hẹp của nền kinh tế quốc gia.
Kể từ Đệ nhị Thế chiến, những cuộc khủng hoảng tiền tệ chính yếu này đã là những thay đổi về số lượng tiền di chuyển trong nền kinh tế, những điều chỉnh về lãi suất ngắn hạn, những biến động về lượng tín dụng sẵn có, và sự biến động của tỷ giá hối đoái. Những trường hợp này có thể gây tổn hại cho nền kinh tế, chẳng hạn như việc tăng lãi suất dẫn đến giảm việc làm hoặc thu hẹp sản lượng.
Tuy nhiên, trong khi những thay đổi quan trọng này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế, thì quy mô và phạm vi có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc giảm thiểu dựa trên các yếu tố khác, bao gồm cách mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ứng phó trước các tác động này, sức khỏe của nền kinh tế quốc gia, và sự ứng xử trên các thị trường tài chính.
Đồng thời, cách mà ngân hàng trung ương này thực hiện chính sách tiền tệ cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của các cuộc suy thoái kinh tế.
Kể từ khi Fed khởi động chu kỳ thắt chặt định lượng— kết hợp giữa tăng lãi suất và cắt giảm bảng cân đối kế toán —nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua cả bốn bước phát triển này. Những nỗ lực này đã chứng kiến tỷ lệ quỹ liên bang chuẩn tăng 475 điểm căn bản lên mức cao nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Các hành động của ngân hàng trung ương cũng đã chứng kiến sự suy giảm của cung tiền M2 trong bốn tháng liên tiếp được ghi nhận lần đầu tiên, trong khi các điều kiện tín dụng đã thắt chặt đáng kể trong năm nay. Mặc dù đồng USD đã giảm giá trong năm nay, nhưng đồng bạc xanh này đã tăng vọt trong hầu hết năm 2022 để đáp lại chiến dịch thắt chặt chính sách của Fed.
Những thách thức phía trước đối với Cục Dự trữ Liên bang
Những cuộc khủng hoảng tiền tệ này sẽ có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế hiện tại?
Đầu tiên là việc đạt được mức lạm phát thấp hơn sẽ mất ít nhất một năm nữa.
Bài phân tích viết, “Dựa trên các phép theo ước tính điểm lịch sử, để giảm lạm phát chỉ thông qua các tác động thông thường của chính sách tiền tệ thắt chặt thì có thể sẽ mất ít nhất một năm nữa.”
Hồi tháng Ba, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, đã giảm xuống 4.2%, mức thấp nhất kể từ tháng 05/2021. Con số này vẫn cao gấp đôi tỷ lệ mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương.
PCE lõi, loại bỏ các lĩnh vực thực phẩm và năng lượng dễ biến động, đã chậm lại ở một mức 4.6% vốn cao hơn dự kiến.
Hồi tháng Ba, khảo sát Dự báo Kinh tế (SEP) cập nhật của ngân hàng trung ương này đã tiết lộ rằng các quan chức dự đoán lạm phát PCE sẽ giảm xuống 3.3% trong năm 2023, 2.5% vào năm 2024, và 2.1% vào năm 2025. Tương tự như vậy, PCE lõi được dự báo sẽ giảm xuống 3.6% trong năm 2023, 2.6% vào năm 2024, và 2.1% vào năm 2025.
Vấn đề tiếp theo phía trước là tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng dần qua trong năm 2023.
“Điều thứ hai mà phân tích của chúng tôi về các cuộc khủng hoảng tiền tệ trước đây cho thấy là kể từ tháng 01/2023, những tác động đối với tình trạng thất nghiệp có thể vẫn chưa xảy ra,” các kinh tế gia này đã lưu ý. “Vào thời điểm sáu tháng sau một cuộc khủng hoảng, tức là thời điểm tháng 01/2023 so với cuộc khủng hoảng được xác định tạm thời hồi tháng 07/2022, tình trạng thất nghiệp thông thường sẽ không bắt đầu tăng. Nếu mô hình lịch sử này vẫn đúng, thì các tác động đối với tình trạng thất nghiệp sẽ hình thành dần dần trong năm 2023.”
Tỷ lệ thất nghiệp hiện ở mức 3.5%.
Dữ liệu của SEP xác nhận rằng các quan chức Fed dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 4.5% trong năm nay và sau đó là 4.6% vào năm 2024 và 2025.
Theo bài nghiên cứu tạm thời của NBER, thách thức thứ ba đối với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ là việc quyết định khi nào nên ngừng tăng lãi suất hoặc bắt đầu xoay trục [chính sách] này.
Vì những tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ hơn sẽ được thể hiện trong nhiều tháng sau khi kết thúc chu kỳ tăng lãi suất, các nhà kinh tế cảnh báo rằng nếu ngân hàng trung này ương tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát giảm xuống các mức mục tiêu, thì “họ có thể đã đi xa hơn những gì họ cần.”
Họ viết: “Thế nhưng, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải đảo ngược việc thắt chặt tiền tệ trước khi vấn đề lạm phát được giải quyết hoàn toàn, nếu họ muốn giảm lạm phát mà không gây ra nhiều tổn thương hơn mức cần thiết.”
Theo Công cụ FedWatch CME, các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm căn bản tại cuộc họp chính sách của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vào tháng Năm, nâng FFR lên phạm vi 5.00 và 5.25%. Thị trường tương lai đang đặt cược các nhà hoạch định chính sách sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay để đối phó với tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times