Nghiên cứu: Chính sách cách ly tại nhà chưa thể cứu vãn được số ca tử vong
Một nghiên cứu mới đây đã điều tra dữ liệu về số ca “tử vong vượt mức dự báo” (excess death) để đo lường tác động của các chính sách cách ly tại nhà đối với tỷ lệ tử vong do dịch. Kết luận của nghiên cứu là: Các biện pháp phong tỏa hoặc chính sách cách ly yêu cầu mọi người cố gắng ở nhà, vẫn chưa thể cứu vãn được nhiều sinh mệnh.
Các nhà kinh tế từ Đại học Nam California và Tập đoàn RAND đã nghiên cứu dữ liệu về số ca “tử vong vượt mức” tại 43 quốc gia và tất cả 50 tiểu bang ở Hoa Kỳ, để đánh giá tác động của chính sách cách ly tại nhà.
Số ca “tử vong vượt mức” hoặc “tử vong quá mức” được xác định bằng cách so sánh số người tử vong quan sát được với số người tử vong dự kiến từ các phương pháp thống kê.
Họ đã viết trong một báo cáo nghiên cứu được công bố dưới sự bảo trợ của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) rằng: “Chúng tôi đã sử dụng một khung nghiên cứu sự kiện để định lượng sự thay đổi về số người tử vong vượt mức sau khi thực hiện chính sách cách ly tại nhà. Chúng tôi nhận thấy rằng sau khi thực hiện chính sách cách ly tại nhà, tỷ lệ tử vong vẫn tăng thêm”.
Từ dữ liệu của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, các nhà nghiên cứu kết luận: “Chúng tôi không phát hiện thấy chính sách cách ly tại nhà đã cứu vãn được nhiều sinh mệnh. Ngược lại, chúng tôi thấy rằng có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa chính sách cách ly tại nhà và sự gia tăng của tỷ lệ tử vong vượt mức”.
Các nhà nghiên cứu viết rằng: “Sau khi so sánh dữ liệu của các quốc gia hoặc các tiểu bang Hoa Kỳ thực hiện chính sách cách ly tại nhà sớm hơn, với dữ liệu của các quốc gia hoặc tiểu bang Hoa Kỳ thực hiện chính sách cách ly tại nhà chậm hơn, chúng tôi không thấy rằng các quốc gia hoặc tiểu bang Hoa Kỳ thực hiện chính sách cách ly tại nhà trong một thời gian lâu có tỷ lệ tử vong vượt mức thấp hơn”.
Các nhà nghiên cứu cũng nói thêm: “Khi so sánh với tỷ lệ tử vong của dịch COVID-19 trước khi thực hiện chính sách cách ly tại nhà, chúng tôi chưa thể nhìn ra sự khác biệt về xu hướng thay đổi của tỷ lệ tử vong quá mức giữa lúc trước và sau khi thực hiện chính sách cách ly”.
Mặc dù các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng, các bằng chứng sơ bộ cho thấy chính sách cách ly tại nhà đã làm chậm sự lây lan của COVID-19 trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch ở Hoa Kỳ. Nhưng họ chỉ ra rằng, các nghiên cứu gần đây cho thấy những thay đổi của mọi người trong hành vi của họ – chẳng hạn như đeo khẩu trang hoặc duy trì khoảng cách xã hội – là tự giác dựa theo sự phát triển của dịch bệnh, chứ không phải dựa theo các chính sách chính thức.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy: “Chính các cá nhân đã thay đổi hành vi của họ để đáp ứng với mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, và việc thực hiện chính sách cách ly tại nhà sẽ dẫn đến những thay đổi trong hành vi cá nhân”. Họ kết luận rằng, so với các biện pháp an toàn mà người ta tự nguyện lựa chọn, vẫn chưa rõ chính sách cách ly tại nhà có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở mức độ đến đâu.
Nhưng ngay cả khi các chính sách cách ly tại nhà làm giảm sự lây nhiễm, các nhà nghiên cứu cho biết tác động của chúng đối với sức khỏe tổng thể vẫn là dấu hỏi. Những chính sách cách ly này có thể sẽ sinh ra những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được, chẳng hạn như thất nghiệp và gia tăng căng thẳng về tinh thần, v.v., “có thể dẫn đến lạm dụng ma túy và tự tử nhiều hơn”.
Họ viết: “Những tác động này cho thấy, chính sách cách ly tại nhà có thể đã làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến COVID-19, nhưng nó cũng có thể đã làm tăng tỷ lệ tử vong do những hậu quả khác mà nó tạo thành gây ra”.
Để bổ sung cho quan điểm này, họ đã trích dẫn một số kết quả nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu này cho thấy chính sách cách ly tại nhà đã dẫn đến việc giảm dịch vụ chăm sóc y tế phòng COVID-19, nhưng các ước tính cho biết tỷ lệ sử dụng ma túy quá liều, giết người và tai nạn thương tích đã gia tăng trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2020, mặc dù tỷ lệ tự tử đã giảm.
Họ kết luận rằng, việc dựa vào chính sách cách ly tại nhà để làm chậm sự lây lan của COVID-19 “có thể không phải là biện pháp tốt nhất”. Ngược lại, phương pháp tốt nhất có thể là can thiệp bằng thuốc, chẳng hạn như điều trị và vaccine.
Phóng viên Tom Ozimek của Epoch Times đưa tin
Xuân Hoàng biên dịch
Tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa Ngữ
Xem thêm: