Nghệ sĩ múa Kim Jisung của Shen Yun tìm cách kể những câu chuyện vượt thời gian thông qua nghệ thuật phổ quát
Tốc độ nổi tiếng nhanh chóng của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun trên thế giới kể từ khi đặt chân vào lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn vào năm 2006 đã khơi dậy sự quan tâm trên toàn cầu. Có lẽ một trong những lý do cho sự thành công vững chắc của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun là vì công ty có trụ sở tại New York này quy tụ được các nghệ sĩ nghiêm túc, những người không chỉ nhìn nhận biểu diễn của họ như là một nghề, mà còn cống hiến cuộc đời mình để đạt đến những đỉnh cao vô tận của một hình thức nghệ thuật, và chia sẻ nghệ thuật đó với thế giới.
Đối với Kim Jisung (Kim Chí Thành), một nghệ sĩ múa Trung Hoa cổ điển và là biên đạo múa đầy triển vọng đã đồng hành cùng Shen Yun từ năm 2013, thì tất cả đều bắt đầu từ sự thành kính.
“Tất cả tài năng là do Trời ban, và tương tự như vậy, nguồn cảm hứng đương nhiên cũng đến từ Thiên thượng,” Kim cho hay. Các nàng thơ là gì, nếu không phải là những thiên sứ? anh hỏi, khi đề cập đến một danh sách dài các tác phẩm và các nghệ sĩ đã bày tỏ lòng thành kính đối với Thần Phật. Sự thật là trong các nền văn hóa cổ điển ở cả phương Đông lẫn phương Tây, nghệ thuật là để tôn kính Thần, và Shen Yun đã công khai thể hiện rằng họ tìm cách theo đuổi truyền thống đó.
“Khi bạn có tâm thành kính đó, thì bạn có thể khiêm cung, và nhìn thấy bức tranh rộng lớn hơn,” anh nói. Nghệ sĩ Kim tin rằng với đức tính khiêm cung và khổ luyện, thì phước lành rồi sẽ đến, như hành trình nghệ thuật của chính anh đã cho thấy.
Là đoàn vũ đạo Trung Hoa cổ điển hàng đầu thế giới, Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun có sứ mệnh hồi sinh nền văn minh Trung Hoa 5,000 năm.
“Tôi đã xem Shen Yun khi còn rất nhỏ, có lẽ là vào năm 2006 hoặc 2007,” anh nói. “Tôi đã rất say mê.”
Cảm động trước những truyền thuyết, các bậc anh hùng cổ xưa, và các vị Thần được các nghệ sĩ biểu diễn của Shen Yun khắc họa, anh quay sang mẹ mình và nói rằng một ngày nào đó anh sẽ tham gia cùng họ. Sáu năm sau, anh đã làm được.
Kim, một người Nam Hàn, đã quyết tâm để đạt được mục đích của mình đến mức anh đã bay nửa vòng trái đất để theo học một trường song ngữ — Học viện Nghệ thuật Phi Thiên, nơi giảng dạy cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Hoa — hai ngôn ngữ vốn dĩ anh đều không nói được. Thậm chí ngay cả trước khi trường học của anh hoàn tất quyết định cho anh nhập học, anh đã phải vượt qua những gì mà anh miêu tả là một ca chấn thương nghiêm trọng của chứng rối loạn lo âu xã hội để trở thành một nghệ sĩ biểu diễn mà anh biết mình cần phải trở thành.
“Tôi cảm thấy như đây là sứ mệnh của đời mình,” anh chia sẻ.
Ngôn ngữ phổ quát
Kim đã sớm nắm bắt được Hoa ngữ, Anh ngữ, và ngôn ngữ cổ xưa của vũ đạo Trung Hoa cổ điển, một loại hình nghệ thuật mang trọn trong mình sắc thái văn hóa và các tham chiếu đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước.
“Năng lực biểu đạt của loại hình nghệ thuật này rất mạnh; nó có thể mang lại sức sống cho các nhân vật. Tôi yêu thích những truyền thuyết cổ xưa, những giá trị, những mỹ đức … và tôi muốn chia sẻ điều này với mọi người,” Kim cho hay.
“Đọc những câu chuyện và lịch sử này, tôi cảm nhận được rất nhiều cảm xúc trong những khung cảnh khi Thần Phật triển hiện điều gì đó cho con người, và tôi thực sự thích các vị anh hùng. Đôi lúc, tôi đã rất xúc động trước tâm kiên định của họ, hay khi họ làm điều gì đó khiến tôi nghĩ rằng, ‘Mình cũng muốn giống như vậy.’”
Và trên sân khấu, anh có thể làm được điều đó. Đặc trưng của vũ đạo Trung Hoa cổ điển là tính biểu cảm mà Kim đã nhắc đến; hình thức nghệ thuật này bắt nguồn từ tất cả các môn nghệ thuật thể chất của Trung Quốc cổ, trong đó có vũ kịch opera. Thông qua vũ đạo, Kim có thể hóa thân thành các nhân vật này và chia sẻ với khán giả những niềm vui, nỗi buồn, lòng can đảm, phẩm hạnh, cũng như chí hướng của các nhân vật đó.
Đôi khi mọi người thấy Kim đáng chú ý vì anh là một người Nam Hàn.
“Ví dụ, các anh em họ của tôi hỏi tôi, ‘Cậu là một người Nam Hàn; tại sao lại học vũ đạo Trung Hoa cổ điển?’” anh nói. “Là vì những thông điệp đằng sau nghệ thuật này, những chuẩn tắc, các giá trị, những mỹ đức — chúng là những giá trị phổ quát.”
Nền văn hóa Nam Hàn đa phần khá là truyền thống, anh cho hay, và các nền văn hóa truyền thống trên khắp thế giới đều có chung những giá trị như sự thiện lương, lễ nghĩa, và sự thành tín. Trong lịch sử, văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng có ảnh hưởng với nhiều quốc gia lân bang với Trung Quốc ngày nay, và Kim đã lớn lên cùng những câu chuyện như các cuộc phiêu lưu của Hầu Vương, từ tác phẩm kinh điển được yêu thích “Tây Du Ký” (Journey to the West).
Anh giải thích rằng những câu chuyện này chứa đầy các giá trị mà khiến con người thời nay vẫn rất xúc động, như sự thiện lương, thành tín, công bằng, và chính trực.
“Các giá trị phổ quát có sức thuyết phục mạnh mẽ nhất với mọi người,” anh nói. “Vũ đạo Trung Hoa cổ điển là một ngôn ngữ cơ thể, ai cũng có thể hiểu được.”
Mở rộng khả năng diễn xuất
Năm 2018, Kim trở thành một nghệ sĩ múa chính trong đoàn lưu diễn của mình. Đó cũng là năm đầu tiên anh đóng vai một nhân vật phản diện chính trong một vở vũ kịch của Shen Yun.
“Đây là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp diễn xuất của tôi, khi vai diễn này cho phép tôi đột phá khỏi vùng an toàn của bản thân và khám phá vùng đất mới,” Kim chia sẻ.
Trong chuyến lưu diễn năm 2018 của Shen Yun, trong vở vũ kịch “The Modern Temple” (Ngôi Chùa Hiện đại), Kim khắc họa một nhân vật sửa soạn lừa đảo những tín đồ sùng đạo của một ngôi chùa và kết quả là đã thất bại. Khác xa các vị anh hùng mà Kim từ lâu ngưỡng mộ, vai diễn này đòi hỏi anh phải củng cố các kỹ năng diễn xuất của mình.
“Lần đó cho thấy là một trải nghiệm học hỏi vô giá mà … đã giúp tôi trưởng thành với tư cách là một nghệ sĩ biểu diễn,” anh chia sẻ. “Nói chung, tôi thực sự tận hưởng cơ hội mở rộng khả năng diễn xuất của mình.”
Một chương trình của Shen Yun có khoảng 12 tiết mục vũ đạo, trải dài suốt 5,000 năm lịch sử Trung Hoa. Như vậy, những nghệ sĩ múa của Shen Yun, sẽ thường xuyên phải rời khỏi sân khấu trong một chiếc mũ này và nhanh chóng trở lại với một chiếc mũ khác. Kim chia sẻ thêm rằng, cùng năm mà lần đầu tiên anh đóng một vai phản diện, anh cũng đảm nhận vai diễn một học giả Trung Hoa cổ xưa “ngốc nghếch” trong vở vũ kịch “Buffoonery in the Schoolyard” (Hề trong sân trường), khiến khán giả cười ồ lên qua những màn đùa vui hài hước.
Vai diễn đó đã mở rộng khả năng diễn xuất của anh thêm lần nữa, đồng thời cũng đòi hỏi sự phối hợp diễn xuất với các kỹ thuật nhào lộn khó của vũ đạo Trung Hoa cổ điển.
“Việc phối hợp khoảng cách và thời điểm để khớp với nhạc nền và hiệu ứng âm thanh của bối cảnh đòi hỏi sự chú tâm chính xác đến từng chi tiết,” anh nói. Trang phục, có vai trò như một đạo cụ, là một lớp công phu khác; trong tiết mục “Buffoonery” (Hề), nhân vật này bị một chấn thương dị tật trên sân khấu và được chữa lành hoàn toàn trong 7 phút của vở vũ kịch này, điều này đòi hỏi “sự phối hợp và thực hiện cẩn thận” của một đạo cụ chân giả và vũ đạo.
Hai năm sau, thành quả của sự trưởng thành trên sân khấu năm đó đã rõ ràng. Năm 2020, Kim cũng được chọn vào một vai phản diện, lần này là một trong những nhân vật phản diện khét tiếng nhất của lịch sử Trung Quốc, Đổng Trác (Dong Zhuo), trong vở vũ kịch “The Beauty Trap” (Mỹ Nhân Kế).
“[Ông ta] là một bạo chúa với những tính cách cực đoan,” Kim chia sẻ, chẳng hạn như “tàn ác, bạo lực, và thiếu kiềm chế.” Để chuẩn bị, anh đã đào sâu vào các tham chiếu lịch sử, luyện tập trước gương, và nhận được sự hướng dẫn từ các biên đạo múa và các giảng viên giàu kinh nghiệm. Việc này không hề thuận buồm xuôi gió.
“Mặc dù đã chuẩn bị tất cả, nhưng tôi vẫn nhận được một số đánh giá có tính xây dựng sau một buổi diễn thử rằng tính cách của tôi thiếu sự cứng rắn và thần thái, vốn là điều rất quan trọng đối với vai diễn này,” anh nói. Hóa ra những góp ý ấy lại chính là mảnh ghép còn thiếu cho câu đố này.
Điều này cuối cùng đã đẩy Kim đến những giới hạn của anh, Kim nói, và vào thời điểm bắt đầu chuyến lưu diễn năm 2020, anh đã đề cao được kỹ năng của mình để mang đến một tiết mục chân thực của một trong những vở vũ kịch đáng nhớ nhất trong chương trình năm đó.
Chương trình năm đó cũng bao gồm một số tiết mục hài. Những tiết mục này là một trải nghiệm độc đáo đối với nghệ sĩ Kim.
“Thực tế việc tôi vừa là biên đạo múa vừa là người đóng vai chính khiến việc diễn xuất trở nên khá đặc biệt,” anh nói. Trong tác phẩm “The Novice Monks” (Tiểu Hòa Thượng) năm 2020, một đôi vợ chồng trẻ đến cầu phúc ở một ngôi chùa Phật giáo trước lễ thành hôn. Tuy nhiên, trong chuyến đi này, cô dâu tương lai đã bị bắt cóc và một tiểu hòa thượng phải ra tay cứu giúp.
Nhân vật tiểu hòa thượng này là một vai diễn khó đối với Kim. Vì nhân vật hài hước này buộc phải tự cải trang thành cô dâu, bắt chước phong vận của cô ấy để đánh lừa kẻ bắt cóc, trước khi vị tiểu hoà thượng đối mặt với kẻ xấu trong một cảnh quyết đấu sôi nổi.
“Tôi đã phải hoán chuyển linh hoạt giữa hai nhân cách khác biệt — nhà sư và cô dâu — một kỹ năng mà trước đây tôi không thành thạo,” anh nói.
“Tiết mục vũ đạo này cho phép tôi mang tầm nhìn sáng tạo của mình vào cuộc sống, đồng thời cũng dạy tôi tầm quan trọng của việc chú tâm đến từng chi tiết, rèn luyện chăm chỉ, và tận tâm. Nói chung, trải nghiệm này đã làm phong phú bản thân tôi và khiến tôi chuyên nghiệp hơn.”
Đó là một trải nghiệm quý báu khi thực hiện vũ đạo do chính mình biên đạo, một kỹ năng khác mà Kim đã trau dồi được trong suốt thời gian đồng hành cùng Shen Yun.
Những câu chuyện vượt thời gian
Kim cho hay anh luôn yêu thích biên đạo múa, và thời sinh viên của anh là dành để sáng tạo các vũ điệu cho các bài dự thi của bạn đồng môn.
Thời gian trôi qua, “Giám đốc Nghệ thuật [của Shen Yun] đã khích lệ tôi đi theo hướng này, và điều đó đã cho tôi thêm sự tự tin,” Kim nói.
Đáng nhớ nhất, có lẽ là tiết mục vũ kịch “Unprecedented Crime” (Tội ác Chưa từng thấy) trong mùa lưu diễn năm nay. Vở vũ kịch này cho thấy dũng khí của những người có đức tin ở Trung Quốc thời nay, mô tả rất chân thực cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các học viên của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, đồng thời cho khán giả thấy một tia hy vọng.
Vở vũ kịch này trở thành một trong những vở vũ kịch được nhắc đến nhiều nhất trong chương trình năm nay.
“Tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc nói với mọi người về cuộc bức hại này. Và thật tốt khi mọi người nhận thức được điều đó. Nhìn từ một góc độ nhân văn, bạn không thể không quan tâm đến điều này,” nghệ sĩ Kim chia sẻ.
Kim cũng tu luyện Pháp Luân Công, chiểu theo các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn. Anh đã đọc nhiều câu chuyện về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.
“Tôi thấy biết ơn vì mình đang ở trong một xã hội tự do, nhưng tôi cũng muốn … cho mọi người biết về [cuộc bức hại] này,” anh nói.
Đối với mùa lưu diễn năm nay, Kim cũng đã biên đạo một tác phẩm thứ hai, “Sacred Quest Through Vermillion Kingdom” (Trên đường thỉnh Kinh qua Chu Tử Quốc), với Vu Dược (Yu Yue). Đây là một giai thoại từ tuyển tập các câu chuyện của Hầu Vương trong tác phẩm “Journey to the West” (Tây Du Ký), tác phẩm đã hình thành nên ấn tượng đầu tiên đáng nhớ nhất của Kim về Shen Yun.
“Lý do mà những giai thoại cổ xưa này tiếp tục được truyền thừa qua hàng ngàn năm là vì chúng là những câu chuyện hay nhất và thú vị nhất,” Kim chia sẻ. “Các giá trị truyền thống là điều quan trọng nhất trong sáng tạo nghệ thuật.”
Chính những câu chuyện ấy đã thôi thúc Kim theo đuổi một sự nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật, và tại Shen Yun, anh thấy anh có cơ hội để thực hiện sứ mệnh của mình.
“Bởi vì [những giai thoại này] khiến tôi cảm động, nên tôi cũng muốn chia sẻ điều này với những người khác.”
The Epoch Times tự hào là một nhà tài trợ của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Chúng tôi đã đưa tin về phản hồi của khán giả từ những ngày đầu thành lập Shen Yun vào năm 2006.
Hoan nghênh quý vị tìm hiểu thêm tại:
Chi Lan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times