Nga đồng ý hoãn các khoản thanh toán nợ cho Cuba
Liên bang Nga đồng ý hoãn các khoản thanh toán nợ cho Cuba, cho phép quốc đảo nhỏ bé này được trả khoản nợ nước ngoài trị giá hàng tỷ USD đến năm 2027.
Các khoản nợ này, trị giá tổng cộng 2.3 tỷ USD, là kết quả của nhiều khoản vay do Nga thực hiện thay mặt cho lĩnh vực sản xuất điện, kim loại, và cơ sở hạ tầng giao thông ở Cuba.
Các điều khoản trả nợ mới, đã được Duma Quốc gia Nga thông qua hôm 22/02, ban đầu được cơ quan lập pháp Cuba soạn thảo vào năm 2021.
Thời điểm đưa ra thông báo mới cho thấy việc Nga đồng ý hoãn các khoản thanh toán nợ cho Cuba một phần là hành động tri ân của Moscow đối với phản ứng của Cuba đối với các sự kiện gần đây ở Ukraine và các khu vực ly khai. Chính phủ Cuba đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận các khu vực ly khai Donbas ở Ukraine, và Cuba đã cáo buộc Hoa Kỳ tiến hành một “cuộc chiến tuyên truyền” chống lại những gì họ coi là sự sáp nhập hợp pháp của các lãnh thổ thuộc sắc tộc Nga gồm Luhansk và Donetsk.
Đây không phải là lần đầu tiên Nga thực hiện sự khoan hồng đối với các khoản thanh toán nợ. Vào mùa hè năm 2014, chỉ vài tháng sau khi Nga sáp nhập Crimea — mà chính phủ Cuba công nhận là hợp pháp — ông Putin đã đến thăm Havana để xóa 90% các khoản nợ của Cuba từ thời Liên Xô đối với Nga.
Quốc gia cộng sản này cũng đã tìm cách xóa nợ từ các chủ nợ phương Tây, nhiều lần khiếu nại Câu lạc bộ Paris để được hoãn các khoản nợ quốc tế của mình. Lần trì hoãn gần đây nhất xảy ra vào tháng 10.2021, khi Câu lạc bộ Paris đồng ý trì hoãn các khoản thanh toán nợ cho Cuba một năm đến tháng 11/2022.
Nợ đã là một thách thức dai dẳng đối với nền kinh tế Cuba, và nhà cầm quyền cộng sản của đất nước này đã phải vật lộn trong nhiều thập kỷ để tăng đủ doanh thu để trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài tồn đọng của mình. Trong khi việc tái thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Cuba và Hoa Kỳ được một số nhà phân tích kỳ vọng sẽ báo trước một sự phục hồi kinh tế, thương mại quốc tế của quốc đảo này đã thực sự giảm hàng tỷ USD kể từ khi các quốc gia hòa giải vào năm 2015, và các nhà đầu tư nước ngoài đang cảnh giác với việc tin tưởng vào một quốc gia bị bao vây bởi các khoản nợ tồn đọng.
Gánh nặng nợ nần đã làm chậm tăng trưởng kinh tế trên hòn đảo này và dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và thuốc men, mà đỉnh điểm là vào năm 2021 trong phong trào phản đối lớn nhất đất nước kể từ khi chủ nghĩa cộng sản Cuba thành lập năm 1959. Virus của ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc) đặc biệt đầy thách thức đối với Cuba, khi đất nước này đã hy vọng phục hồi nền kinh tế non trẻ của mình bằng cách nhấn mạnh vào du lịch – một ngành đã bị tổn hại duy nhất bởi các hạn chế về đại dịch của chính phủ.
Do đó, Cuba thấy mình ở vào vị trí tương tự như những gì nước này phải đối mặt ngay sau Chiến tranh Lạnh: bị quốc tế cô lập, ngày càng bị đẩy sâu hơn vào phạm vi ảnh hưởng của Nga, và rõ ràng là không có giải pháp cho vấn đề. Mặc dù chính phủ Cu Ba đã thực hiện các cải cách thị trường một cách thận trọng, nhưng những cải cách đó đang tỏ ra không đủ để giải quyết tình trạng nợ. Hiện tại, Cuba có thể sẽ tiếp tục phải bợ đỡ để được các chủ nợ hảo tâm lớn mạnh hơn gia hạn nợ của mình, trong khi nền kinh tế của nước này tụt hậu và người dân ngày càng trở nên lo lắng với tình trạng chậm tiến bộ.
Ông Nicholas Dolinger là một ký giả kinh doanh của The Epoch Times và là người tạo ra podcast “The Beautiful Toilet”.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: