NASA công bố video chấn động về khoảnh khắc cuối cùng của một hằng tinh bị lỗ đen nuốt chửng
Kính viễn vọng không gian Hubble của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã ghi lại chi tiết những khoảnh khắc cuối cùng của một hằng tinh bị lỗ đen nuốt chửng. Video được NASA công bố vào ngày 12/01 cho thấy, một lỗ đen ‘đói’ đang xoắn một hằng tinh bị nó bắt được thành hình chiếc bánh ngọt rồi nuốt chửng nó. Cảnh tượng này vô cùng tráng quan.
News from #AAS241!
Hubble recorded a star's final moments as it was ripped apart and eaten up by a black hole – getting twisted into a donut-like shape in the process.
Find out more: https://t.co/CEGLVP2Nly pic.twitter.com/QUbdp6RpNa
— Hubble (@NASAHubble) January 12, 2023
Lỗ đen không phải là “thợ săn”, nó không tự mình đi săn. Thay vào đó, nó đợi cho đến khi một hằng tinh không may đi ngang qua. Khi một hằng tinh đến khoảng cách đủ gần, lực hấp dẫn của lỗ đen sẽ ‘xé nát’ nó một cách dữ dội. Quá trình này được gọi là “sự kiện gián đoạn thủy triều” (tidal disruption event).
NASA cho biết, lực hấp dẫn của lỗ đen sẽ hút mọi thứ từ hằng tinh và bức xạ sẽ thổi bay mọi thứ, giữa hai quá trình này có sự cân bằng. Các nhà thiên văn học đang sử dụng Hubble để tìm hiểu điều gì xảy ra khi một hằng tinh bị hãm vào “vực thẳm” hấp dẫn của lỗ đen.
Hubble không thể chụp cận cảnh tình huống hỗn loạn của sự kiện thủy triều AT2022dsb, vì hằng tinh bị nuốt chửng này ở nơi cách xa gần 300 triệu năm ánh sáng trong lõi thiên hà ESO 583-G004. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học đã sử dụng độ nhạy tia cực tím mạnh mẽ của Hubble để nghiên cứu tia sáng từ hằng tinh bị nghiền nát, bao gồm hydro, carbon, v.v. Quang phổ học liên quan đã cung cấp những manh mối “pháp y” về tình huống bị hố đen nuốt chửng.
NASA tóm tắt bốn bước trong quá trình hố đen nuốt chửng một hằng tinh như sau:
- Một hằng tinh bình thường đi đến gần một lỗ đen siêu khối lượng;
- Phần khí bên ngoài của hằng tinh này bị hút vào trường hấp dẫn của lỗ đen;
- Hằng tinh bị “xé nát” bởi lực thủy triều của lỗ đen;
- Phần còn lại của hằng tinh xoắn lại thành hình bánh ngọt và cuối cùng rơi vào lỗ đen, giải phóng một luồng ánh sáng cực đại và bức xạ cao năng lượng.
Theo Nasa, các nhà thiên văn học đã sử dụng nhiều kính thiên văn khác nhau và phát hiện ra khoảng 100 “sự kiện gián đoạn thủy triều” liên quan đến lỗ đen. NASA gần đây báo cáo rằng, một trạm quan sát không gian năng lượng cao đã phát hiện ra một sự kiện khác như vậy vào tháng 03/2021.
“Chúng tôi rất vui mừng vì có thể biết được thông tin chi tiết về các mảnh vỡ,” cô Emily Engelthaler đến từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết trong một tuyên bố. “Các sự kiện thủy triều có thể cho chúng ta biết rất nhiều điều về lỗ đen.”
NASA cho biết, đối với bất kỳ thiên hà nào có lỗ đen siêu khối lượng đứng yên ở trung tâm, người ta ước tính rằng mỗi 100,000 năm mới phát sinh vài lần việc hằng tinh bị “xé nát.”
Dữ liệu quang phổ của Hubble giải thích khu vực khí thể đến từ một vùng khí rất sáng, nóng và có hình bánh ngọt vốn từng là một hằng tinh. Vùng này có kích thước bằng hệ Mặt Trời và quay quanh một lỗ đen ở trung tâm.