Mỹ và Châu Âu yêu cầu Trung Quốc tiết lộ thông tin về luật sư mất tích Cao Trí Thịnh
Các quan chức Hoa Kỳ và Châu Âu đang kêu gọi Trung Cộng tiết lộ thông tin về việc luật sư nhân quyền Trung Quốc Cao Trí Thịnh mất tích.
Vào ngày 30/08, là Ngày Quốc tế của các nạn nhân bị cưỡng bức mất tích, Uỷ ban hướng về Trung Quốc thuộc Quốc hội và Cơ cấu phụ trách hành chính của Hoa Kỳ (CECC) đã đăng một thông điệp trên Twitter: “Các Chủ tịch kêu gọi #Chính phủ Trung Quốc cung cấp thông tin cho gia đình của luật sư nhân quyền #CaoTríThịnh, người đã mất tích kể từ khi cảnh sát #BắcKinh tạm giữ anh ta vào năm 2017”.
Ủy ban này do Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) và Dân biểu Jim McGovern (Dân Chủ-Massachusetts) chủ trì.
Ông Cao vẫn chưa rõ tung tích đã 3 năm nay sau khi ông mất tích. Ông Cao là một luật sư tự học và là một tín đồ Cơ Đốc Giáo nhiệt thành, đã ba lần được đề cử giải Nobel Hòa bình. Ông bắt đầu hành nghề luật sư vào năm 1996, bảo vệ các nạn nhân bị chính phủ chiếm đất; gia đình các công nhân mỏ đòi tiền bồi thường sau khi người thân của họ thiệt mạng trong các vụ tai nạn khai thác than; cũng như những người theo đạo Cơ Đốc Giáo và học viên Pháp Luân Công bị bức hại.
We have not forgotten about Chinese human rights lawyer Gao Zhisheng, whose whereabouts remain unknown three years after he disappeared. Gao devoted himself to defending Christians, Falun Gong practitioners, and other vulnerable individuals.
— U.S. Ambassador at Large Rashad Hussain (@IRF_Ambassador) August 14, 2020
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần với các bài công pháp thiền định và những bài giảng về đạo đức. Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, đã có 70 triệu đến 100 triệu học viên theo môn tu luyện này trước khi bị Trung Cộng cấm vào năm 1999. Kể từ đó, hàng trăm nghìn người đã bị giam giữ và tra tấn trong các nhà tù, trung tâm tẩy não và trại lao động.
Vào tháng 12/2004, ông Cao đã công bố một bức thư ngỏ gửi tới cơ quan lập pháp của Trung Cộng, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, kêu gọi Trung Cộng ngừng bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ông Cao viết thêm hai bức thư ngỏ kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 2005.
Nội dung của bức thư ngỏ được ông Cao viết vào ngày 12/12/2005 như sau:
“Ngài Hồ Cẩm Đào, ngài Ôn Gia Bảo, và tất cả người dân Trung Quốc: Đã đến lúc chúng ta nghiêm khắc nhìn lại chính mình! Trong lịch sử thế giới, chưa từng có một nhóm người nào lớn đến vậy lại phải chịu đựng một cuộc bức hại tàn bạo và kéo dài tới như thế trong thời bình chỉ bởi vì đức tin của họ. Thảm họa này đã lấy đi mạng sống của hàng ngàn người dân vô tội đáng quý và đã cướp đi tự do của hàng trăm ngàn người. Cuộc bức hại hoàn toàn vô nhân tính này đã gây đau đớn cho hơn 100 triệu học viên Pháp Luân Công cùng gia đình họ. Nó thật phi lý, dối trá, và vô đạo đức! Đó là một sự chà đạp người dân Trung Quốc, nền văn minh Trung Hoa, và đạo đức của toàn nhân loại!”
Sau đó, trong một cuộc phỏng vấn với đài SOH vào tháng 4, ông Cao chia sẻ rằng: “Điều khiến tôi cảm thấy sốc nhất là việc chính quyền cho phép lạm dụng tình dục cả những công dân nữ và những công dân nam. Đó là điều mà tôi không thể tưởng tượng được. Việc hành hung bộ phận sinh dục của cả nam và nữ là thường xuyên và có hệ thống. Loại đối xử vô đạo đức và tục tĩu này đã khiến tôi ghê tởm. Hơn nữa những hành động đó lại được thực hiện bởi những kẻ mang trên mình huy hiệu quốc gia.”
Ngay sau khi công bố bức thư ngỏ 1 ngày, ông Cao tuyên bố thoái xuất khỏi Trung Cộng. Ông gọi đó là “ngày tự hào nhất của cuộc đời tôi”.
Trong bối cảnh ông vận động cho các học viên Pháp Luân Công, công ty luật của ông ở Bắc Kinh đã bị yêu cầu đóng cửa trong một năm hồi tháng 11/2005. Sau đó, ông bị tước giấy phép luật sư vào tháng 08/2006.
Vào tháng 12/2006, ông Cao bị kết án 3 năm tù giam, với 5 năm quản chế, sau khi bị kết tội “kích động lật đổ quyền lực nhà nước”, một cáo buộc quy chụp mà Trung Cộng thường áp dụng đối với những người bất đồng chính kiến.
Trung Cộng cũng đe dọa gia đình của ông Cao, khiến vợ của ông là Cảnh Hòa, và hai con của họ bỏ trốn khỏi Trung Quốc vào tháng 1/2009. Hiện họ đang sống ở Hoa Kỳ.
Ông Cao đã được Associated Press phỏng vấn vào năm 2011, trong đó ông đã kể lại việc mình bị tra tấn liên tục trong khi bị giam giữ, bao gồm cả tại trại giam của cảnh sát Tân Cương.
Vào tháng 12/2011, Tân Hoa Xã của Trung Cộng đưa tin rằng ông Cao đã bị đưa trở lại trại giam để chấp hành bản án 3 năm do vi phạm quản chế. Ông được giải thoát khỏi nhà tù vào tháng 08/2014, nhưng lại ngay lập tức bị quản thúc tại gia.
Ông Cao mất tích vào tháng 08/2017 và hiện vẫn chưa rõ tung tích.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Epoch Times, bà Cảnh cho biết bà lo lắng rằng Trung Cộng sẽ cố tình lây nhiễm virus Trung Cộng cho chồng mình, thường được gọi là virus corona mới, và khiến ông sẽ “biến mất” vĩnh viễn.
Một số thành viên của Nghị viện Châu Âu, Reinhard Bütikofer và Evelyne Gebhardt từ Đức, Hilde Vautmans từ Bỉ, đã sử dụng tài khoản Twitter của họ để lên tiếng ủng hộ ông Cao vào ngày 30/08.
Ông Vautmans viết, “Trung Quốc cần phải phê chuẩn Công ước Quốc tế về Bảo vệ tất cả những người bị cưỡng bức mất tích”. Văn kiện kêu gọi các quốc gia ký kết để chấm dứt các vụ việc cưỡng bức mất tích và điều tra bất kỳ trường hợp nào như vậy.
Tổ chức Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ cũng đã phát hành một video trên trang Facebook của mình vào hôm 30/08 để đề cao nhận thức về việc mất tích của ông Cao.
Bắt đầu từ năm 2011, Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố ngày 30/08 là Ngày Quốc tế của các nạn nhân bị cưỡng bức mất tích.
Tác giả: Frank Fang