Mười trận chiến tiếp theo
Rõ ràng là sẽ càng dễ dàng hơn nhiều để nói lên sự thật về hành động của nhà nước khi nó ở càng xa nhà mình. Và do đó mà ngay cả The New York Times cũng có vẻ hoảng hốt trước những vụ phong tỏa ở Thượng Hải, và vờ như thể đã không hề có chuyện như thế có thể xảy ra ở đây mặc dù toàn bộ quy trình phong tỏa trên toàn thế giới đều được sao chép trực tiếp từ mô hình Vũ Hán.
Tờ báo này viết: “Trung Quốc đang can thiệp vào tự do kinh doanh khi mà trong nhiều thập niên họ đã không làm vậy. Hậu quả thì chẳng lạ gì đối với những người đủ lớn tuổi để nhớ lại: sự khan hiếm, và sự nổi lên của các thị trường chợ đen”.
Tình trạng rối loạn này là đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn.
Một tài xế xe tải yêu cầu tôi chỉ nêu họ của anh, anh họ Triệu, đã bị kẹt trong xe của mình, không thể đi làm, ở một ngoại ô Thượng Hải kể từ ngày 28/03 khi khu này bị phong tỏa. Anh, cùng với gần 60 tài xế xe tải khác, đã phải uống nước từ vòi cứu hỏa, vật lộn để bảo đảm có đồ ăn thức uống và không có phòng tắm để tắm rửa.
Anh đang bị mất ngủ, và tự hỏi làm thế nào để mà trang trải các khoản vay của mình: khoảng 2,000 USD hàng tháng cho chiếc xe tải và khoảng 500 USD cho khoản tiền thế chấp, trong khi vẫn phải nuôi vợ và hai đứa con.
Điều mà bài báo ớn lạnh này (có khả năng nói giảm bớt về thảm họa) không nói đến: những vụ phong tỏa ở Thượng Hải chính xác là những gì mà nhiều kiến trúc sư của lý thuyết phong tỏa đã hình dung là chính sách đúng đắn cho Hoa Kỳ và toàn thế giới vào mùa Xuân năm 2020. Họ đã kêu gào về điều đó. Đóng cửa cơ sở kinh doanh của quý vị, trường học, nhà thờ, ở trong nhà, đứng cách nhau sáu feet [cỡ 2m], xét nghiệm liên tục nhưng đừng ra ngoài, không đi du lịch, không mua sắm trừ khi cần thiết, không tụ họp, sống trực tuyến, và cứ thế mọi việc diễn ra.
Những gì chúng ta thấy ở Thượng Hải là sự thực thi trọn vẹn tầm nhìn phong tỏa đối với xã hội, không chỉ cho Trung Quốc mà cho mọi quốc gia, tất cả với danh nghĩa xóa sổ virus thông qua việc phá huỷ xã hội. Giờ đây, thực tế rùng rợn đó được bày ra trước mắt chúng ta, chúng ta chứng kiến The New York Times—tờ báo mà, xin hãy nhớ lại, ban đầu nói lớn với yêu cầu rằng chúng ta “trở thành như thời trung cổ” chống lại virus—đang giãn cách bản thân càng xa càng tốt với ý tưởng đó.
Cuối cùng thì, ngôn luận của giới tinh anh thừa nhận mặt trái đó. Tôi diễn dịch điều đó là sự chiến thắng. Chúng ta đã thắng cuộc chiến phong tỏa… có thể. Càng có nhiều người trong những người ủng hộ họ hiện nói “Tôi không bao giờ thích các cuộc phong tỏa”, chúng ta càng có thể chắc chắn rằng chí ít nói một cách hoa mỹ thì trận chiến này là giành phần thắng.
Chúng ta cũng đã thắng cuộc chiến chống lại các lệnh bắt buộc chích ngừa, vốn đã bị bãi bỏ bởi sức ép của công chúng. Không bao giờ nó được cho là sẽ theo cách này; chúng [các lệnh bắt buộc chích ngừa] được tạo ra để trở thành một đặc tính lâu dài của đời sống cộng đồng. Bây giờ chúng hầu như đã biến mất. Cũng như vậy đối với các ứng dụng lố bịch có nhiệm vụ mang theo tình trạng chích ngừa của chúng ta như là một tấm vé để được phép tham gia vào đời sống cộng đồng.
Đây là những thắng lợi đáng khích lệ nhưng mới chỉ là bước khởi đầu. Lần ứng phó với covid này cho thấy các lỗ hổng của nhiều thể chế. Nó bộc lộ nhiều vấn đề cần tìm giải pháp, hầu hết liên quan đến những gì đã xảy ra với Hoa Kỳ và thế giới trong hai năm qua. Đây không phải là một danh sách toàn diện.
Ứng phó với đại dịch
Rõ ràng là chúng ta đồng ý rằng các đợt phong tỏa không phải là chìa khóa để giải quyết đại dịch, mặc dù nhiều người vẫn đang bảo vệ ý kiến đó. Chỉ ngày hôm nay, một mô hình mới đã thu hút được rất nhiều sự chú ý với tuyên bố rằng sẽ có nhiều người tử vong hơn nếu không có các cuộc phong tỏa. Một mô hình. Họ sẽ vĩnh viễn khẳng định mô hình này. Một số người đúng là không thể buông bỏ.
Nhưng điều đó vẫn đặt ra câu hỏi: chính xác thì vai trò của các cá nhân và cơ quan công quyền khi đối mặt với một mầm bệnh mới là gì? Chúng ta cần một số đồng thuận mới về vấn đề này, các đợt phong tỏa khác sẽ được khai triển theo mặc định. Họ sẽ lại làm thế miễn là nó vẫn là công cụ duy nhất trong hoàn cảnh này, và ngay bây giờ ít nhiều là như vậy.
Nếu chúng ta học hỏi từ lịch sử, thì câu trả lời không có gì phức tạp. Nói chung, cùng một loại công cụ đã được sử dụng vào các năm 2014, 2009, 2003, 1984, 1969, 1958, 1942, và 1929, và thậm chí cả năm 1918 ở hầu hết các nơi, ở các thời kỳ khác. Đừng hoảng loạn. Ngành y tế cộng đồng nên điều tra và thông báo các đặc tính của mầm bệnh, sự lây lan, tỷ lệ mắc bệnh, và mức độ nghiêm trọng của mầm bệnh. Thử nghiệm để tìm ra phương pháp trị liệu tốt nhất. Hãy đến bác sĩ nếu quý vị bị ốm quá nặng. Hãy để hệ thống miễn dịch của chúng ta hoạt động và cho phép khả năng miễn dịch cộng đồng phát triển thông qua hoạt động xã hội bình thường, đồng thời thúc giục những người dễ bị tổn thương nhất giữ an toàn và đợi nó qua đi.
Đây là những gì chúng ta đã luôn làm ở Hoa Kỳ. Hai năm trước thì khác. Chúng ta đã thử một thuyết và phương pháp mới và nó thất bại, một cách thê thảm. Tệ hơn nữa, các nhà khoa học bất đồng chính kiến đã bị kiểm duyệt, bị tấn công, và bị bôi nhọ một cách mạnh mẽ, và điều này đã xảy ra (giờ thì chúng ta biết) theo mệnh lệnh từ bên trên. Đó là thời kỳ mà loại khoa học duy nhất được chấp thuận là khoa học của chính phủ, một kinh nghiệm tương đương với điều đã thống trị các nước độc tài trong thế kỷ 20.
Trong các thời đại, sự hiện diện của bệnh tật đã được sử dụng như một vỏ bọc cho chế độ chuyên quyền, phân biệt đối xử, kỳ thị, và thậm chí cả chiến tranh. Nó đã xảy ra trong thế giới cổ đại và cũng xuyên suốt thời kỳ hiện đại. Không hiểu sao một số quốc gia bằng cách nào đó đã cùng nhau lập ra một hợp đồng xã hội liên quan đến những gì chúng ta sẽ và sẽ không làm trong một cuộc khủng hoảng. Hợp đồng đó đã được chia nhỏ ra một chút. Chúng ta cần phải ghép nối chúng lại với nhau. Chúng ta không còn dần chấp nhận mối quan hệ đó ở giữa nền tự do khi chúng ta hiểu được nó và sự hiện diện của các mầm bệnh trong xã hội.
Lịch sử
Có nhiều bí ẩn liên quan đến những gì đã xảy ra với chúng ta trong hai năm qua. Chính xác thì điều gì đã xảy ra hồi tháng 02/2020, khi ông Anthony Fauci, ông Peter Dazsik, ông Francis Collins, và những người khác, sử dụng điện thoại sim rác và các cuộc gọi được mã hóa, cảnh báo bạn bè và người thân trong gia đình về thảm họa sắp đến trước mắt, trong khi họ bỏ qua những điều cơ bản về y tế cộng đồng như điều trị bệnh và truyền đạt trung thực? Tại sao họ lại làm điều này?
Có rất nhiều điều xung quanh vấn đề nghiên cứu tăng cường chức năng (gain-of-function research), sử dụng công nghệ PCR không chính xác, đặc quyền của những mũi chích mRNA, vai trò của bà Deborah Birx, các khuyến nghị của CDC liên quan đến thủy tinh hữu cơ, giãn cách, đóng cửa, đóng cửa trường học, chuyến đi của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đến Trung Quốc vào giữa tháng 02/2020, việc thúc đẩy ra quy định về vaccine, mối quan hệ giữa các Đại công ty Công nghệ và Chính phủ Lớn, những vụ phân loại sai các trường hợp tử vong, phóng đại về năng lực của bệnh viện, và còn rất nhiều.
Chúng ta có một bản phác thảo rất thô sơ nhưng khi tất cả những giả định về cuộc sống văn minh đột nhiên bị chối bỏ, thì công chúng xứng đáng được biết trọn vẹn câu hỏi: tại sao?
Lịch sử gần như không được kể lại trọn vẹn.
Nhà nước hành chính
Phán quyết của thẩm phán tòa án quận liên bang ở Florida về quy định đeo khẩu trang của liên bang đã nới lỏng hơn rất nhiều so với trong vụ kiện. Vụ kiện đã được phán quyết chống lại chính phủ, điều này nghĩa là trong hơn một năm, những người đã đang nói với chúng ta rằng chúng ta đã sai thì [hóa ra] chính họ lại vi phạm pháp luật. Đó là một phán quyết kinh hoàng.
Và còn nữa, đã có sự náo động rộng khắp truyền thông về chính cái ý tưởng cho rằng một tòa án có thể bác bỏ một hệ thống hành chính quan liêu của chính phủ, cứ như thể trước kia chưa hề có điều gì như thế từng xảy ra, và cứ như thể các cơ quan hành chính không cần phải bị quy trách nhiệm bởi bất kỳ cơ quan pháp luật nào. Rất nhiều người trong chúng ta đã có trực giác rằng “chính phủ ngầm” tin tưởng đấy là sự thật, nhưng họ chắc chắn đã sửng sốt khi thấy DOJ, CDC, và các phát ngôn viên của chính phủ nói như thế. Có vẻ như họ muốn quyền lực tuyệt đối, hẳn đi rồi, thậm chí còn là quyền lực độc tài.
Đây có thực sự là cách chúng ta muốn sống không, với việc các cơ quan hành chính của chính phủ đưa ra các quyết định hoàn toàn không bị ước chế về những gì chúng ta có thể làm tại tư gia, nhà thờ, doanh nghiệp, và cách chúng ta tương tác với hàng xóm, bạn bè, và gia đình? Có lý do chính đáng để tin rằng hầu hết mọi người bác bỏ ý tưởng này. Tuy nhiên, có cả một tầng lớp chính phủ ngoài kia, có lẽ là tầng lớp quyền lực nhất, đồng ý với điều này. Vấn đề này cần phải được giải quyết.
Giáo dục
Việc đóng cửa trường học không bao giờ hợp lý: trẻ em không dễ bị lây nhiễm và những giáo viên ở các nước mà vẫn mở cửa trường học đã không chết. Sẽ hay ho nếu biết tất cả những điều này đã xảy ra như thế nào, ai đã ra các lệnh này [đóng cửa trường học], dựa trên cơ sở nào, thông điệp được lan truyền như thế nào, nó được thực thi như thế nào, và liệu có bất kỳ ai trong số những người làm việc này đã suy nghĩ dù chỉ trong chốc lát về hậu quả của việc làm điều này.
Hậu quả thì nghiệt ngã nhưng cũng kỳ lạ. Giáo dục tại nhà đã tồn tại dưới sự thiếu tin tưởng trong nhiều thập kỷ, và đột nhiên lại trở thành phương pháp bắt buộc đối với hầu hết mọi người. Làm thế nào mà nó xảy ra khi các trường công lập, viên ngọc quý của cuộc cải cách tiến bộ có từ cuối thế kỷ 19, lại vô tình bị đóng cửa, ở một số nơi trong suốt hai năm? Điều này chỉ đơn giản là không thể tin được. Và hậu quả thì ở khắp mọi nơi và gây chấn động.
Tuy nhiên, chúng ta chắc chắn đã phát hiện ra trong diễn biến thảm họa này rằng có những mô hình giáo dục khác có thể dễ dàng cạnh tranh với các trường công lập lâu đời không đáp ứng được công việc chống chọi với khủng hoảng. Đã đến lúc cải cách, hoặc ít nhất là mở rộng tự do hóa mạnh mẽ để cho phép nhiều lựa chọn hơn: trường học tại gia, trường tư thục, các trường cộng đồng hỗn hợp, các trường bán công, và linh hoạt hơn trong các luật bắt buộc đến trường. Chúng ta tuyệt đối không thể chỉ khôi phục lại nguyên trạng sai lầm trước kia.
Chăm sóc sức khỏe
Trong nhiều tháng và cho đến cả một năm, nhiều người không thể tiếp cận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nó đã trở thành một dịch vụ chỉ dành cho covid. Chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe giảm đáng kể, trong một đại dịch! Làm sao mà chuyện này lại xảy ra? Ai đã ra những mệnh lệnh này? Trong nhiều tháng ở hầu hết các nơi ở Hoa Kỳ, các bãi đậu xe của bệnh viện đều trống không. Các y tá đã bị cho nghỉ việc trong hàng trăm bệnh viện. Việc tầm soát ung thư, điều trị, kiểm tra sức khỏe, và thậm chí là chủng ngừa cho trẻ nhỏ đã không được thực hiện. Điều này không chỉ xảy ra tại các bệnh viện mà cũng ở cả các phòng khám thông thường.
Rồi thì còn có nha khoa, trong nhiều tháng gần như không tồn tại ở đất nước này. Lạ lùng thay.
Đó là dấu hiệu của một hệ thống đã bị hỏng nặng. Ngay cả bây giờ, chúng ta có một vấn đề lớn là mọi người đang chi tiêu cho các dịch vụ y tế nhiều hơn rất nhiều so với mức họ có thể sử dụng, chủ yếu là thông qua các kế hoạch do người sử dụng lao động cung cấp khiến mọi người vô cùng lo sợ bị mất việc làm. Bảo hiểm được cung cấp thông qua “thị trường” không thực sự cạnh tranh vì sự lựa chọn rất hạn chế, phí bảo hiểm và khấu trừ quá cao, và mức độ chấp nhận thanh toán của họ quá thất thường.
Một điểm sáng của đại dịch là tự do hóa y tế từ xa. Đó là một khởi đầu tốt nhưng phần lớn nó là một câu chuyện minh họa cho sự sáng tạo và dịch vụ tốt và giá cả đến từ quá trình tự do hóa lĩnh vực này. Toàn bộ ngành công nghiệp [chăm sóc sức khỏe] được quản lý và kiểm soát quá mức. Nó có thể được hưởng lợi từ các lực lượng thị trường thực.
Và chúng ta hãy tính thêm vào câu chuyện này cuộc tấn công bất ngờ vào quyền tự do kê đơn điều trị cho bệnh nhân của các bác sĩ mà không phải nhận được cảnh báo từ các hội đồng y tế hoạt động như những người được uỷ nhiệm của các quan chức chính phủ. Chính xác thì điều này xảy ra như thế nào và điều gì sẽ xảy ra trong tương lai để ngăn điều này xảy ra?
Toàn bộ việc ứng phó với đại dịch giống như một sự hô hào ầm ĩ: cải cách và phá tan toàn bộ lĩnh vực này.
Chính trị
Vào đầu những năm 1940, chính phủ của Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã đề nghị cái mà sau này trở thành tổ chức March of Dimes hỗ trợ việc gây quỹ cho bệnh bại liệt. Tổ chức này đã từ chối vì họ lo ngại rằng y tế cộng đồng sẽ bị làm bại hoại khi dính líu tới chính trị. Rất khôn ngoan. Cần phải có một sự tách biệt nghiêm ngặt nhưng điều đó đã không xảy ra vào năm 2020 và tiếp sau đó. Những ai nghi ngờ rằng toàn bộ việc ứng phó với đại dịch nằm trong một chiến dịch nhằm khiến vị tổng thống này rời khỏi chức vụ là không điên rồ; có nhiều bằng chứng cho thấy mục đích đó.
Và vào năm 2021, chúng ta chứng kiến những nỗ lực công khai từ phía chính phủ ông Biden nhằm đổ trách nhiệm về căn bệnh lên các tiểu bang đỏ nơi đa số ủng hộ Đảng Cộng Hòa. Theo dõi điều bộc lộ ra sau đó rất đáng ngạc nhiên, và tất nhiên những tuyên bố đó chỉ tạm thời đúng vì virus đã di chuyển sang các tiểu bang màu xanh rồi sau đó Tòa Bạch Ốc phải đóng cửa.
Ngay từ đầu toàn bộ việc ứng phó đã bị các động cơ chính trị làm hỏng. Ngay cả từ những lần phong tỏa đầu tiên, ông Trump đã tin tưởng các cố vấn mà có thể có các động cơ thầm kín, vì họ đã ám chỉ sau đó. Một khi ông ấy đồng tình với quan điểm rằng xã hội nên bình thường hóa, thì có vẻ như ông ấy không còn phải chịu trách nhiệm ứng phó [với dịch bệnh] nữa và CDC/NIH đã đang đưa ra chính sách với mục đích nào đó trong đầu.
Sau đó, việc chính phủ ông Biden thúc đẩy các quy định về vaccine và bắt buộc đeo khẩu trang cũng là do một số quan điểm chính trị thúc đẩy: nhìn nhận chế độ chống Trump là một lời kêu gọi cơ sở.
Không có những câu trả lời dễ dàng cho cách khắc phục điều này. Rõ ràng là chính trị và mầm bệnh không kết hợp tốt với nhau. Có thể nào có một bức tường ngăn cách giữa y tế cộng đồng và chính trị không? Có lẽ đó là một giấc mơ nhưng nó có vẻ lý tưởng. Làm thế nào để khiến điều đó xảy ra đây?
Tâm lý học
Viện Brownstone có một vài nhà tâm lý học hàng đầu viết bài cho chúng ta và họ đều tìm cách để giải thích tâm lý nhóm đằng sau chứng hoảng loạn hàng loạt. Đúng vậy. Rất cần phải giải thích. Làm sao mà trong khoảng vài tuần chúng ta xuất phát từ một đất nước của những người có vẻ cư xử bình thường lại trở thành một đám người lộn xộn bị hội chứng sợ vi khuẩn tự hành xác vậy? Làm thế nào có thể ngăn chặn được điều này trong tương lai?
Đó là ngày 12/03/2020, đúng vào lúc cơn hoảng loạn đang dâng cao, thì vào ngày hôm đó tôi gặp một nhà trị liệu đang được phỏng vấn trong phòng thu truyền hình. Chuyên môn của ông ấy là rối loạn nhân cách do chấn thương. Ông ấy cực kỳ lo lắng vì những gì ông ấy thấy phơi bày ra ngày hôm đó chẳng khác gì những điều bệnh nhân của ông ấy trải qua được mở rộng ra cho toàn xã hội. Ông ấy đã suýt khóc đơn giản vì ông ấy nhìn thấy những gì sắp đến.
Một vấn đề lớn hiện nay gắn liền với sức khỏe tinh thần của những người trẻ tuổi.
Kinh tế học
Việc coi thường kinh tế học cơ bản trong thời kỳ đại dịch đã gây bất ngờ. Mọi người thường lên án những người lo lắng về suy thoái kinh tế vì đặt tiền bạc lên trên sức khỏe, như thể kinh tế và sức khỏe không liên quan gì đến nhau, như thể việc giao đồ ăn, chất lượng của bản thân đồng tiền, và sự vận hành của các thị trường chẳng liên quan gì đến việc đối mặt với một cuộc khủng hoảng sức khỏe. Thật kỳ lạ: cứ như thể nguyên cả một quy tắc đã không còn quan trọng. Và chẳng giúp ích gì khi mà bản thân các nhà kinh tế học phần lớn đều im lặng.
Ở đây chúng ta nên tính đến cả một điều đáng kinh ngạc: Các Đại công ty Công nghệ sẵn sàng đăng ký để trở thành cơ quan ngôn luận cho các ưu tiên của chính phủ trong hai năm trời, và bây giờ điều này vẫn tiếp tục. Việc kiểm duyệt mà tất cả mọi người đều đang kêu gào một cách đúng đắn là có liên quan trực tiếp. Đây không phải là tự do kinh doanh. Đây là một cái gì khác với một cái tên xấu xí. Nó cần phải dừng lại. Bức tường ngăn cách cũng cần được áp dụng ở đây và cũng phải giải quyết vấn đề lớn về việc nắm bắt quy định.
Các nguyên tắc về y tế cộng đồng và kinh tế có nhiều điểm chung. Cả hai đều tập trung vào lợi ích chung chứ không phải một vấn đề riêng lẻ, và không phải vì một chiến thắng ngắn hạn mà là chiến thắng lâu dài. Ở đây phải có sự hợp tác nhiều hơn với việc mỗi bên học hỏi từ các chuyên gia có năng lực nhất từ phía bên kia.
Cũng một lời khẩn cầu: tất cả mọi người trong ngành khoa học xã hội cần dành nhiều thời gian hơn để hiểu về sinh học tế bào cơ bản. Bây giờ chúng ta nên biết rằng các kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống khiến nhiều lĩnh vực chồng chéo lên nhau. Cần có những cuộc kiểm tra trí tuệ và tính trung thực theo cả hai hướng.
Sự khác biệt về đẳng cấp
Tại một thời điểm nào đó giữa tháng 03/2020, gần như mọi nhà quản lý cấp cao nhất của mọi công ty ở Hoa Kỳ đều nhận được một bản ghi nhớ giải thích rằng doanh nghiệp nào là cần thiết và doanh nghiệp nào phải đóng cửa. Nhiều người thuộc tầng lớp chuyên gia đã nhận việc về nhà và ổn cả. Những người khác trong các tầng lớp lao động bị đẩy ra trước nguồn bệnh để gánh chịu hậu quả vì miễn dịch cộng đồng và chỉ sau đó họ mới được thông báo là họ phải chích một loại vaccine mà họ không muốn hoặc không cần.
Sau đó – và điều này thực sự khó tin – các địa điểm công cộng ở các thành phố lớn bắt đầu cấm những người chưa chích ngừa. Dường như không ai quan tâm đến tác động khác nhau của các chính sách này theo chủng tộc, thu nhập, và giai cấp. Các thành phố của chúng ta chính xác là đã trở nên cô lập khi một số lượng lớn các nhà hàng, quán bar, thư viện, viện bảo tàng, và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Hầu như là quá tồi tệ so với dự tính.
Nếu như tầng lớp Zoom đã có nấy một chút đồng cảm với các tầng lớp lao động thì sẽ có bất kỳ điều gì trong số này xảy ra không? Không chắc nữa. Như đã xảy ra, các địa điểm truyền thông lớn liên tục thúc giục độc giả của họ ở nhà và nhận hàng tạp hóa được giao đến, và bởi những người họ chưa từng nói chuyện. Họ đúng là không quan tâm.
Chúng ta vẫn còn khao khát một xã hội có tính linh động mà trong đó những phân định ranh giới nghiêm ngặt giữa mọi người không được thực thi bởi luật pháp chứ? Chúng ta nên hy vọng như vậy. Nhưng việc ứng phó với đại dịch đã cho thấy điều khác. Một cái gì đó cần phải thay đổi.
Triết lý xã hội
Cuối cùng thì chúng ta đi đến vấn đề lớn nhất trong tất cả. Chúng ta muốn sống trong và xây dựng loại xã hội nào? Nó có dựa trên giả định rằng tự do thuộc về tất cả mọi người và là con đường tốt nhất cho sự tiến bộ và cuộc sống tốt đẹp không? Hay chúng ta muốn quyền lợi của người dân luôn chiều theo các quan lại trong các cơ quan quan liêu được xây tường bao kín, những người mà đưa ra các mệnh lệnh và mong đợi chỉ có sự tuân thủ và không có thách thức trước sự cai trị của họ?
Đây là một câu hỏi lớn, và thật bi thảm là chúng ta đang được hô hào đến nỗi phải hỏi điều đó. Có vẻ như thể là cả một thế hệ cần phải xem lại lịch sử về tự do và các tài liệu Lập quốc của Hoa Kỳ. Hơn thế nữa, cả một thế hệ cần phải trở nên tin tưởng rằng tự do thực sự quan trọng, ngay cả khi và đặc biệt là trong bất kỳ hình thức khủng hoảng nào, cho dù đó là sự xuất hiện của một mầm bệnh mới hay thứ gì đó khác.
Rõ ràng là đã có điều gì đó không ổn từ lâu trước khi ứng phó với đại dịch, kiểu như thiếu sự tin tưởng về xã hội/văn hóa rằng tự do là con đường tốt nhất. Một ngày nọ chúng ta thức dậy đang sống giữa lời tiên đoán của Schumpeter: những phước lành của tự do đã trở nên dồi dào và phổ biến đến mức chúng được khắp nơi coi là điều hiển nhiên và do đó giai cấp thống trị đã trở nên quá khao khát lật đổ nguồn gốc chỉ để xem điều gì sẽ xảy ra. Chủ nghĩa hư vô triết học tồn tại từ trước của thời kỳ trước đó dễ dàng trở thành chế độ chuyên quyền trong hai năm qua. Chesterton nói rằng những người không tin gì cả sẽ tin vào bất cứ điều gì. Quan điểm của ông ấy đã được chứng minh, và với những kết quả thảm khốc.
Vì vậy, vâng, có những chiến thắng đâu đó quanh chúng ta: các vụ phong tỏa trong lúc này không làm chúng ta phiền lòng và hầu hết các quy định đang dần biến mất. Nhưng cái giá phải trả về trí tuệ, xã hội, văn hóa, và chính trị thì chỉ mới bắt đầu. Nó sẽ chạm đến mọi thể chế và mọi lĩnh vực của cuộc sống, và dùng hết nỗ lực của tất cả chúng ta trong ít nhất một thế hệ nữa.
Từ Viện Brownstone
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Jeffrey Tucker là người sáng lập và là chủ tịch của Viện Brownstone. Ông là tác giả của năm cuốn sách, trong đó có cuốn “Right-Wing Collectivism: The Other Threat to Liberty” (“Chủ Nghĩa Tập Thể Cánh Hữu: Mối Đe Dọa Khác đối với Tự Do”).