Một vài suy ngẫm về lá cờ và đất nước Hoa Kỳ
Dù là Memorial Day (Ngày Tưởng niệm), D-Day hay ngày Quốc Khánh 4/7, tôi thường nghĩ về những dòng chữ của John Adams: “Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sự tự do phải được bảo vệ bằng mọi giá. Chúng ta có quyền tự do như Đấng Sáng Thế ban tặng. Nhưng nếu chúng ta bị tước mất tự do, thì những tổ phụ lập quốc đã giành lại nó và mang về cho chúng ta bất chấp phải đánh đổi sự nhàn hạ, tài sản, sự thoải mái và xương máu của họ.”
Mỗi khi tôi nhớ về những người đàn ông và phụ nữ đã xả thân vì tự do và an toàn của gia đình, bạn bè và bản thôi tôi, tôi lại nhớ đến những lời đầy quyền năng của Chúa Giê-su: “Không có tình yêu nào của loài người vĩ đại hơn một người đàn ông đã hy sinh tính mạng mình vì đồng loại của anh ta.”
Hoa Kỳ chính thức bước vào mùa hè, và chúng ta dễ dàng quên cái giá mà một số ít người phải trả để mang lại sự tốt đẹp cho nhiều người, để chúng ta có thể tận hưởng những đặc quyền này, dù là trong khoảng thời gian đầy rắc rối. Giữa niềm vui và sự thảnh thơi đầu hè 2021, đặc biệt là sau một đại dịch dài, tôi muốn chia sẻ một câu chuyện đầy sức mạnh về nguồn gốc lịch sử của Memorial Day tôi đã khám phá ra.
Memorial Day chính thức trở thành ngày lễ liên bang vào năm 1971. Nhưng nguồn gốc của nó có từ sau cuộc nội chiến, cuộc chiến tranh mà đến ngày nay vẫn trở thành cuộc xung đột đẫm máu nhất của Hoa Kỳ.
Đó là khi tôi biết về một sự kiện đáng chú ý diễn ra tại trường đua ở Charleston, Nam Carolina vào tháng 04/1865. Tướng Liên minh miền Nam Robert E. Lee vừa đầu hàng vài tuần trước đó. Cuộc chiến dự kiến chính thức kết thúc vào tháng 6, nhưng bất chấp tất cả các dự định và mục tiêu, cuộc chiến đã chấm dứt rồi.
Trường đua đó là Trường đua Washington và Câu lạc bộ Jockey. Trong chiến tranh, Liên minh miền Nam đã sử dụng nó để bỏ tù những người bị bắt giữ. Gần 300 người trong số họ qua đời vì bệnh tật và phơi nhiễm trong nhà tù mở (open-air prison). Không ai trong số họ được mai táng đàng hoàng – thay vào đó, thi thể của họ được ném vào một ngôi mộ tập thể gần đó.
Tuy nhiên, khi chiến tranh kết thúc, một số người – những người từng làm nô lệ – thấy điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nhiều người trong số họ đã đến trường đua, khai quật các thi thể và chôn cất tử tế tại một nghĩa trang mới trong cùng khu vực đó. Họ đặt một hàng rào quét vôi trắng xung quanh nghĩa trang và ghi dòng chữ “Các liệt sĩ của Trường Đua”. Những nô lệ trước đây biết rằng những người đàn ông này đã hy sinh vì tự do, và họ tôn vinh sự hy sinh đó tại địa điểm chỉ cách xa vị trí nơi cuộc Nội chiến bắt đầu một vài dặm.
Theo báo cáo trên The New York Tribune và The Charleston Courier, chỉ một tuần sau, vào ngày 01/05/1865, nhiều người đến hơn – khoảng 10,000 người trong số họ. Hầu như tất cả họ là người Mỹ gốc Phi, chủ yếu là nô lệ được trả tự do, có một số là người truyền giáo da trắng. Ba nghìn trẻ em da đen đã mang theo những bó hoa để tôn vinh những người đã khuất và hát bài ca “John Brown’s Body” – một bài hát chiến tranh phổ biến của Liên minh nói về người theo chủ nghĩa bãi nô nổi tiếng John Brown. Các mục sư da đen đã có mặt và đọc Kinh Thánh. Các cựu chiến binh của các trung đoàn da đen khác nhau từng phục vụ trong cuộc chiến tranh cũng có mặt và tuần hành hai lần để vinh danh những người đồng đội đã hy sinh của họ.
Đây là ngày kỷ niệm “Memorial Day” đầu tiên trong lịch sử của Hoa Kỳ. Những nô lệ được thả tự do đã tổ chức sự kiện này và các sự kiện tương tự ít nhất một năm trước khi các thành phố khác của Hoa Kỳ thực hiện theo, và ba năm trước khi nó trở thành một ngày lễ quốc gia.
Năm 1966, chính phủ liên bang chính thức công nhận Waterloo, New York là nơi ra đời của Memorial Day. Nhưng nhờ các nhà sử học đã khám phá ra câu chuyện, nhiều người giờ đây đã nhận ra rằng “ngày thiêng liêng” hàng năm này không phải bắt nguồn từ các thành phố phía bắc với đa số người Mỹ da trắng, mà là do những người Mỹ da đen đã được giải phóng bởi những người lính da đen và da trắng. Đó là lòng biết ơn của họ đối với những người đã xả thân cho tự do của họ và đó là khi ngày lễ Memorial Day ra đời.
Tôi được khích lệ để tìm ra câu chuyện này, vì nó cho thấy những kẻ phát ngôn chống phân biệt chủng tộc dù mang màu da nào cũng thực sự trống rỗng, ngu dốt và kiêu ngạo. Họ – những người chưa bao giờ bị xiềng xích, những người giàu có theo tiêu chuẩn lịch sử và thế giới, những người được hưởng nhiều tự do hơn bất kỳ thế hệ nào trong lịch sử – lại đi dạy bảo chúng ta về lý do tại sao Hoa Kỳ không đáng được tôn trọng và ngưỡng mộ.
Trong khi đó, chính những cựu nô lệ đã tôn vinh sự hy sinh của những chiến binh và lá cờ mà đáng lẽ ra họ sẽ không tôn trọng. Những người sống trong xiềng xích đó hiểu giá trị của Hoa Kỳ, lá cờ của Hoa Kỳ, và những người đàn ông và phụ nữ đã chết dưới màu cờ đó vì tự do của Hoa Kỳ – không phải vì đất nước này hoàn hảo, mà vì những gì nó đại diện và những gì nó đã vươn tới. Những người bắt họ làm nô lệ là những người chạy trốn khỏi lá cờ lấp lánh ánh sao (quốc ca của Hoa Kỳ) và các nguyên tắc lập quốc năm 1776. Trong khi đó, những người giải phóng nô lệ mới là người chiến đấu cho lá cờ và những nguyên tắc đó. Không có gì ngạc nhiên khi những người nô lệ lại vinh danh các anh hùng sống đúng với các nguyên tắc và lý tưởng lập quốc của Hoa Kỳ.
Thật là một lời quở trách nhức nhối đối với những người mà lòng kiêu hãnh và tự cao của họ được gia tăng hàng ngày theo cấp số nhân bởi sự ngu dốt thảm hại – một thứ bia độc hại đến mức nhiều người đã từ bỏ tình yêu đất nước cao quý và chính nghĩa – thứ tình yêu mà ngay cả những người bị áp bức trong xiềng xích trên thực tế cũng không bao giờ quên được. Rốt cuộc thì chính họ {những người nô lệ} là người khởi xướng ra Memorial Day.
Mong tấm gương của họ truyền cảm hứng cho chúng ta, những người chưa bao giờ sống trong xiềng xích, để không bao giờ bị lừa bởi những lời nói dối rằng: ghét bỏ đất nước mình là cách để khiến nó tốt đẹp hơn.
Joshua Charles là cựu thành viên viết bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc cho cựu Phó Tổng thống Mike Pence, ông là nhà sử học, diễn giả và là tác giả của một số cuốn sách bán chạy số 1 trên Thời báo New York Times. Theo dõi ông trên Twitter @JoshuaTCharles hoặc truy cập JoshuaTCharles.com.
Joshua Charles
Thiên An biên dịch
Tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: