Một lượng lớn tàu đánh cá Trung Quốc ‘ẩn náu’ trong vùng biển Argentina
Một báo cáo gần đây cho biết, có tới 6,000 tàu nước ngoài, hầu hết là tàu cá Trung Quốc đang neo đậu quá 24h tại biên giới biển của Argentina. Báo cáo còn cảnh báo rằng: Chúng có thể đang đánh bắt cá trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Argentina.
Trong một báo cáo hồi tháng 6, Tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo tồn và khôi phục các đại dương trên thế giới Oceana đặt trụ sở tại Washington cho biết: “Các tàu cá Trung Quốc nên chịu trách nhiệm 66% các vụ việc như vậy.” Báo cáo nêu rõ mục tiêu chính của các tàu cá Trung Quốc này là đánh bắt ngắn hạn, nhưng nó lại gây ra ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và hệ sinh thái của Argentina.
Báo cáo đã phân tích và kết luận rằng từ tháng 1/2018 đến tháng 4 năm nay, các hoạt động đánh bắt cá chưa bị phát hiện đạt đến 600,000 giờ, trong phạm vi một dặm của vùng đặc quyền kinh tế Argentina có rất nhiều tàu bị mắc cạn, những tàu này đều đã đóng hệ thống nhận dạng tự động AIS.
Theo dõi hoạt động đánh cá toàn cầu (Global Fishing Watch) là một nền tảng công nghệ trực tuyến được ra mắt vào năm 2016 bởi Oceana, SkyTruth và Google. Nền tảng trên cung cấp hệ thống nhận dạng tự động của các thuyền bè giúp hiển thị và ghi lại các dữ liệu như tên tàu, trạng thái treo cờ và vị trí của tàu.
Người đứng đầu chiến dịch chống đánh bắt bất hợp pháp và minh bạch của Oceane, bà Marla Valentine đã nói với báo Epoch Times rằng: “Đối với tôi, khi tàu đánh cá đến gần rìa vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác và không thấy nó xuất hiện trong dữ liệu theo dõi, điều này đặc biệt đáng ngờ và đáng lo ngại.”
Bà còn nói: “Khi những tàu đánh cá này tắt thiết bị AIS để nó không thể hoạt động, họ liền có thể che giấu công chúng các hoạt động như đánh bắt cá, vận chuyển hoặc vị trí của con tàu, thậm chí là che đậy các hoạt động phi pháp của họ như đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Argentina. “
Các đội tàu cá nước ngoài này chủ yếu đánh bắt mực Illex argentinus, thường được gọi là mực vây ngắn Argentina. Chúng phân bố ở ven biển Argentina, Uruguay và Brazil và là loài có giá trị kinh tế rất cao, hàng năm nó đóng góp trung bình 597 triệu USD, thậm chí có lúc lên tới 2.4 tỷ USD cho nền kinh tế Nam Mỹ.
Ngoài ra, mực vây ngắn cũng là thức ăn cho các loại cá như cá ngừ và cá kiếm. Báo cáo cảnh báo rằng việc giảm sút quần thể này có thể dẫn phá hoại sinh thái.
Báo cáo còn phát hiện, có hơn 800 tàu nước ngoài đã thực hiện khoảng 900,000 giờ hoạt động đánh bắt. Trong đó, có 400 tàu là của Trung Quốc và chiếm 69% tổng thời gian đánh bắt. Một số tàu khác đến từ Đài Loan, Hàn Quốc và Tây Ban Nha.
Ngược lại, các tàu đánh cá địa phương của Argentina thực hiện hoạt động đánh bắt trong vùng biển này chiếm không đến 1%.
Theo báo cáo của đài VOA Hoa Kỳ, Trung Quốc là quốc gia đánh bắt cá nhiều nhất thế giới, sở hữu ¼ số tàu đánh cá và hơn ⅓ tổng sản lượng đánh bắt toàn thế giới.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 2/6, bà Valentine còn cho biết: “Các đại dương của chúng ta cần được bảo vệ thay vì cho phép các tàu viễn dương của Trung Quốc và các nước khác đánh bắt một cách bừa bãi.”
Bà đề nghị chính phủ các nước kiểm soát sát sao hơn hải sản nhập khẩu để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp của hải sản.
Bà nói: “Việc có thể theo dõi lộ trình của 1 con cá từ lúc nó bị tàu đánh bắt, đến bước cuối cùng đến tay người tiêu dùng, là chìa khoá để giảm thiểu nhập khẩu các sản phẩm đánh bắt phi pháp, không báo cáo và không được kiểm soát.”
Đài VOA Hoa Kỳ còn đưa tin, Bộ ngư nghiệp của Trung Quốc đã ban hành các biện pháp trừng phạt đối với hành vi đánh bắt bất hợp pháp và bừa bãi vào năm 2020. Nhưng các chuyên gia nói rằng, hiện nay vẫn chưa rõ các biện pháp này sẽ thực hiện cụ thể ra sao.
Rita Li, Lý Duyên thực hiện
Minh Phương biên dịch
Tham khảo bản gốc từ Epoch Times tiếng Trung
Xem thêm: