Một cơn bão về quy định của Trung Quốc nhắm vào các nhà môi giới internet xuyên biên giới
Trung Cộng phá vỡ các cam kết với WTO, thắt chặt thị trường tài chính.
Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào các công ty môi giới internet xuyên biên giới trong một cơn bão về quy định. Theo một quan chức tài chính cao cấp, các công ty này có thể bị buộc tội kinh doanh tài chính bất hợp pháp nếu họ cung cấp dịch vụ đầu tư chứng khoán ra ngoại quốc cho khách hàng Trung Quốc.
Theo cơ quan ngôn luận, hôm 24/10, ông Tôn Thiên Kỳ (Sun Tianqi), Giám đốc Cục Ổn định Tài chính của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cho biết tại Hội nghị Thượng đỉnh Bến Thượng Hải lần thứ 3 ở Thượng Hải rằng các công ty môi giới internet xuyên biên giới đang “hành nghề mà không có giấy phép và là các hoạt động tài chính bất hợp pháp” ở Trung Quốc.
Một số công ty chứng khoán của ngoại quốc sử dụng nền tảng internet và phục vụ riêng cho các nhà đầu tư ở Trung Quốc bị định nghĩa là “giao hàng xuyên biên giới” mà Trung Quốc “không công nhận”, ông Tôn nói và lưu ý rằng, họ không được chấp thuận với các giấy phép liên quan của Trung Cộng, và rõ ràng là không có ích gì nếu chỉ có giấy phép của ngoại quốc ở Trung Quốc.
Phản ứng trước các quy định nghiêm ngặt của Trung Quốc, hôm 28/10, các công ty môi giới internet niêm yết ở ngoại quốc Futu và Tiger đã chứng kiến giá cổ phiếu của mình giảm tương ứng; cổ phiếu của Futu tại Hoa Kỳ đã có một lần giảm 30%, trong ngày giảm 13%.
Hôm 29/10, Thời báo Kinh tế Hồng Kông cho biết, cổ phiếu của Futu tiếp tục suy yếu, giảm 9% xuống còn 53.47 USD, giảm 73% so với mức 204 USD vào đầu năm nay, khiến mức tăng trưởng tích lũy của cổ phiếu này giảm xuống còn 9% trong năm.
Tiến sĩ Tạ Điền (Frank Tian Xie), Chủ tịch quỹ John M. Olin Palmetto và Giáo về Kinh doanh và marketing tại Đại học Nam Carolina Aiken, nói với The Epoch Times rằng Trung Cộng – khi gia nhập WTO 20 năm trước – đã cam kết mở cửa thị trường tài chính Trung Quốc, nhưng bây giờ Đảng cầm quyền này “không chỉ không thực hiện lời hứa, mà còn coi việc những người Trung Quốc mua các sản phẩm tài chính bên ngoài Trung Quốc là những người Trung Quốc bất hợp pháp,” điều này, theo ông Tạ, “là vi phạm quyền của công dân.”
Theo một báo cáo tài sản tư nhân năm 2021 của China Merchants Bank, các khoản đầu tư ra ngoại quốc của người dân Trung Quốc đã tăng nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 32% từ năm 2008 đến năm 2020, đưa loại hình này [vượt lên] trước tất cả các nhóm mục có thể đầu tư khác.
Futu có hơn 15.5 triệu người dùng đã đăng ký và hơn 1 triệu khách hàng có tài sản, tính đến quý thứ hai—tổng tài sản của các khách hàng của Futu và Tiger đạt 80.9 tỷ USD vào cuối quý đầu tiên. Guosen Securities (pdf), một công ty dịch vụ tài chính nhà nước Trung Quốc, trích dẫn số liệu thống kê từ Oliver Wyman, một công ty tư vấn quản lý và iResearch của Mỹ, một công ty tư vấn cho người Trung Quốc, cho biết: Vào năm 2022, các nhà đầu tư Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư 3.5 ngàn tỷ USD ra ngoại quốc, trong đó 27.7% (khoảng 970 tỷ USD) sẽ được đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Ông Lương Kiệt Văn (Liang Jiewen), giám đốc đầu tư của Wocom Securities có trụ sở tại Hồng Kông, nói với The Epoch Times rằng nếu quy mô khách hàng Trung Quốc của các công ty môi giới internet ngoại quốc này tăng lên một số lượng nhất định, cùng với hiệu ứng quả cầu tuyết của vốn, thì điều đó sẽ làm rung chuyển hệ thống tỷ giá hối đoái của Trung Cộng ít nhiều và Trung Cộng sẽ không có cách nào để giám sát được nó.
Ông Lương nói, “Không có cách nào [để Trung Cộng] biết có bao nhiêu Nhân dân tệ của Trung Quốc tham gia, hoặc có bao nhiêu nhà đầu tư đang trao đổi ngoại tệ hoặc mua cổ phiếu thông qua kênh này, tức là tài sản chứng khoán ở ngoại quốc.”
Báo Hong Kong Oriental Daily News đưa tin, một làn sóng bán phá giá cổ phiếu sẽ được kích hoạt nếu Trung Quốc đại lục bắt đầu một cuộc đàn áp tổng thể đối với các nhà môi giới internet xuyên biên giới, cũng là một sự xáo trộn đối với thị trường chứng khoán toàn cầu.
Ông Tạ cho biết tình hình hiện tại của Trung Quốc không đủ để tác động nặng nề đến thị trường chứng khoán toàn cầu.
Tuy nhiên, theo ông Tạ, vì việc đầu tư vào cổ phiếu ở ngoại quốc sẽ dẫn đến sự mất mát lớn về ngoại hối ở Trung Quốc, nên Trung Cộng đang giải quyết vấn đề lớn này bằng cách hạn chế dòng vốn chảy ra.
Nhà kinh tế này nói thêm, “Bởi vì Trung Cộng đã nhận thấy căng thẳng thiếu hụt ngoại hối – ví dụ như Evergrande và các công ty bất động sản khác không thể trả nợ ngoại quốc—Ngân hàng Trung ương và Cục Ngoại hối đã buộc phải giải cứu họ, nhưng không thể cứu được,” do đó, “Trung Cộng phải kiềm chế dòng vốn chảy ra và cắt giảm đầu tư ra ngoại quốc.”
Bà Julia Ye là một ký giả người Úc, gia nhập The Epoch Times vào năm 2021. Bà chủ yếu đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc và là phóng viên từ năm 2003.
Julia Ye và Ellen Wan thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: