Mối quan hệ anh em hòa thuận trong văn hóa truyền thống
Trong văn hóa truyền thống, cổ nhân cho rằng cha mẹ, vợ chồng và anh em là ba mối quan hệ gia đình quan trọng nhất. Vậy tại sao mối quan hệ giữa các anh chị em lại quan trọng đến như vậy?
Bởi vì một người tồn tại trên cõi đời này vĩnh viễn không thể không có sự giúp đỡ của người khác. Người ta thường nói rằng “một hàng rào thì có ba cột trụ, một hảo hán có ba sự trợ giúp”, mà trong xã hội, sự giúp đỡ lẫn nhau giữa những người bạn thực ra đã có bắt đầu từ trong gia đình, từ cách cư xử giữa anh chị em với nhau. Vậy, anh chị em xử sự với nhau như thế nào?
Trước tiên, chúng ta hãy nói đến câu chuyện về một cặp anh em nổi tiếng là con trai của Tào Tháo, đó là Tào Phi và Tào Thực. Tào Phi sau khi lên làm Hoàng đế, để bảo vệ ngai vàng của mình, ông luôn muốn diệt trừ người em trai tài giỏi là Tào Thực. Có lần ông đã nói với em trai mình rằng: “Trong vòng bảy bước đi phải làm được một bài thơ cho ta, biểu thị được ý nghĩa của tình anh em, nhưng không được nhắc đến hai từ huynh đệ, nếu không làm được, ta sẽ giết ngươi”.
Nhìn thấy anh trai là vị Hoàng đế mà không chịu buông tha cho mình, Tào Thực cảm thấy rất đau lòng. Trong bảy bước, ông chầm chậm đọc một bài thơ:
“Chử đậu nhiên đậu kiĐậu tại phủ trung khấpBản thị đồng căn sinhTương tiên hà thái cấp?”
Tạm dịch nghĩa:
“Nấu đậu đốt cành đậu
Hạt đậu trong nồi khóc lóc Vốn cùng sinh ra cùng một gốc, Cớ sao phải bức nhau đến mức thiêu đốt nhau?
Sau khi Tào Phi nghe xong, không còn gì để nói và để Tào Thực rời đi.
Thực ra trong văn hóa Trung Quốc, có rất nhiều câu chuyện về anh em tranh đoạt vương vị hoặc tài sản, khiến đôi bên cốt nhục tương tàn, nhưng cũng có những chuyện anh em nhường nhịn lẫn nhau, từ bỏ ngai vàng.
Vào cuối thời nhà Thương, có một nước chư hầu nhỏ gọi là Vương quốc Cô Trúc. Quốc vương nước Cô Trúc có ba người con trai, người con cả được người đời sau gọi là Bá Di, người con thứ ba được gọi là Thúc Tề. Quốc vương rất thích con trai thứ ba của mình và muốn truyền lại ngôi vị cho Thúc Tề. Về sau vua cha mất, chiểu theo lễ chế thời đó, phải lập con trai cả làm quốc vương. Nhưng người con cả Bá Di lại nói: “Nên tôn trọng di nguyện lúc còn sống của cha, vị trí quốc vương nên do tam đệ Thúc Tề đảm nhận.” Thế là, ông từ bỏ ngai vàng. Nhưng tam đệ Thúc Tề lại nói: “Nếu tôi trở thành quốc vương thì đối với huynh đệ sẽ là bất nghĩa, cũng không hợp với lễ chế.” Vì vậy, ông cũng từ bỏ ngai vàng, cùng huynh trưởng đi khỏi nước Cô Trúc. Hai anh em đều nhường nhau, không chịu thừa kế ngai vàng, cuối cùng các quan đại thần chỉ còn cách chỉ định người con trai thứ lên kế vị.
Từ bỏ địa vị vua một nước, phú quý đều không cần, nhường nhịn lẫn nhau, văn hóa Trung Quốc đánh giá rất cao về hai anh em Bá Di, Thúc Tề: “Năng dĩ quốc nhượng, nhân thục đại yên, Bá Di thuận hồ thân, Thúc Tề cung hồ huynh”. Ý tứ là, có thể nhường nhau cả một quốc gia, thì đã thể hiện tấm lòng nhân nghĩa rất lớn, Bá Di hy vọng đáp ứng theo ý cha mình, Thúc Tề hy vọng cung kính huynh trưởng của mình.
Hai câu chuyện này cho chúng ta thấy hai chữ: Đấu tranh và nhường nhịn. Trong văn hóa Trung Quốc có giảng, con người sinh ra đã có ham muốn, nếu muốn cái gì mà không có được thì sẽ truy cầu; nếu truy cầu một cách mù quáng không có giới hạn thì sẽ phát sinh việc tranh đoạt; một khi có tranh đoạt thì sẽ có hỗn loạn, và một khi có hỗn loạn thì sẽ rơi vào thảm cảnh. Các bậc Thánh Vương thời cổ đại không hy vọng con người gặp cảnh khốn cùng, nên đã chế định ra Lễ Nghĩa, để giới hạn con người giữa dục vọng và vật chất; để dục vọng của con người không vì thiếu vật chất mà vượt giới hạn, vật chất cũng không vì dục vọng của người ta mà trở nên cạn kiệt, do đó cả vật chất và dục vọng đều phát triển trong sự kiềm chế lẫn nhau. Đây chính là khởi nguồn của Lễ.
Nhóm chế tác chương trình “Hinh hương nhã cú”
Lâm Phương Vũ biên tập
Thiên Lý biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ