Mỗi đứa trẻ đều rất đặc biệt, tính cách khác nhau không thể giáo dục giống nhau
Mọi người nhất định đều rất yêu thương và quan tâm đến con cái của mình. Chúng ta đều hy vọng con mình có được một cuộc sống tốt đẹp, từng ngày trôi qua vui vẻ hạnh phúc, không muốn chúng đi trên con đường vất vả cực nhọc. Chắc hẳn mọi người đều mong muốn như vậy, đây cũng là tấm lòng của người làm cha mẹ trong thiên hạ.
Nhưng trong cuộc sống tràn ngập các loại thông tin liên quan đến việc nuôi dạy trẻ, chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã nghe thấy rất nhiều. Vậy nên, có không ít bậc phụ huynh vì “để con cái được hạnh phúc”, mà rất để tâm vào việc giáo dục con trẻ, hy vọng con của mình “thành rồng thành phượng”.
Ví dụ, chúng ta nói với các bậc phụ huynh đến tham quan nhà trẻ rằng: “Nhà trẻ của chúng tôi áp dụng phương pháp giáo dục Montessori”. Các bậc phụ huynh liền sẽ hào hứng nói: “Cho nên, mục tiêu của các vị là bồi dưỡng ra những nhân tài ưu tú giống như các nhà công nghiệp nước ngoài!”, “Nói cách khác, các vị rất chú trọng giáo dục sớm đúng không!” v.v…
Tuy nhiên, mặc dù sẽ ngược lại với kỳ vọng của những người mẹ này, tôi vẫn phải nói rằng mục tiêu của chúng tôi không phải như vậy. Bởi vì không cần mỗi cá nhân đều phải trở thành một người trưởng thành rất tài giỏi. Giống như tôi đây, 92 tuổi, cũng không phải là người hoàn toàn ưu tú, thế nhưng cuộc sống của tôi đã trôi qua rất hạnh phúc.
Mục tiêu của tôi cũng không phải là đào tạo ra “nhân tài ưu tú”. Quan niệm giáo dục của tôi là để cho mỗi đứa trẻ có thể phát huy được tài năng và năng lực mà chúng sở hữu .
Có một bài thơ có thể biểu đạt hoàn toàn ý nghĩ của tôi. Đây là bài thơ của nhà thơ Nhật Bản Aida Mitsuo, người sinh ra ở thành phố Ashikaga, tỉnh Tochigi, nơi có Trường mẫu giáo Omata. Trong nhiều tác phẩm của ông, bài thơ này có thể nói là một lời cách ngôn cho nghề nghiệp giáo dục trẻ nhỏ của tôi.
Bạn không cảm thấy rằng đây là hình thức hạnh phúc cao nhất, cũng là dáng vẻ nên có của con trẻ hay sao? Không cần mỗi người đều nở ra đóa hoa đẹp nhất, lớn nhất, thu hút người khác nhất. Mà là bất kể hình dáng thế nào, màu sắc ra sao, chỉ cần có thể dùng năng lực của bản thân nở ra đóa hoa của riêng mình, như vậy là được rồi.
Cho dù là bông hoa nhỏ bé bình thường, nhưng nếu có thể mang đến một chút ấm áp cho trái tim người dừng chân thưởng thức, đó chẳng phải là điều tuyệt vời nhất sao? Ít nhất, đó là những gì tôi nghĩ.
Điều khiến người ta buồn nhất trong việc giáo dục trẻ nhỏ, là khi đứa trẻ nở ra một bông hoa Mãn Thiên Tinh [hoa Gypsophila, loài hoa biểu tượng của hạnh phúc], nhưng cha mẹ lại cho rằng: “Không phải là loại hoa này! Tôi phải vun trồng đứa trẻ trở thành hoa hồng! Nhất định phải nở ra hoa hồng!”. Như vậy cũng bằng như phủ nhận đứa trẻ.
Tất nhiên, việc khích lệ và giúp đỡ trẻ để chúng phát huy tài năng của mình là trách nhiệm của người lớn. Tuy nhiên, đứa trẻ cũng không nhất định phải có nhiều tài hoa, kiếm được rất nhiều tiền, hoặc là làm đại sự gì đó thì mới được xem là tài giỏi. Huống chi những thứ này cũng không có nghĩa là “thành công trong việc nuôi dạy con trẻ”.
Từ trước tới nay, tôi đều muốn tìm ra hình dáng bông hoa riêng của những đứa con của mình, và phương pháp để cho những bông hoa này nở rộ – cũng chính là tìm ra tính cách riêng của chúng.
Tôi cho rằng, bất hạnh thực sự, không phải là không có cách nào trở thành “người lợi hại”, mà là mù quáng chạy theo tiêu chuẩn hình tượng “người lợi hại”, từ đó phủ định bản thân, không muốn khẳng định bản thân, do đó cả đời không có cơ hội phát huy tài năng của mình.
Tôi đã chứng kiến hơn 2,800 học sinh tốt nghiệp, và điều đáng tiếc là, trong số này cũng có một số đứa trẻ vì sự cố ngoài ý muốn hoặc bệnh tật mà mất sớm. Có lẽ chính là bởi vì tôi biết những đứa trẻ như vậy, cho nên mới có thể hiểu rõ ràng được sự trân quý của niềm hạnh phúc bình thường – tìm được đóa hoa của riêng mình, đồng thời dùng năng lực của chính mình làm cho nó nở rộ.
Trẻ nhỏ bây giờ chỉ cần có thể vui cười mà sống, đó chính là điều tốt đẹp nhất. Mọi người đừng nên “không biết thế nào là đủ”.
Trẻ em dẫu bao nhiêu tuổi, vẫn sẽ thể hiện ra tính cách riêng của mình
Mọi người hẳn là thường nghe thấy câu nói “nuôi con không có đáp án chính xác” phải không? Bởi vì trẻ con đầy cá tính. Ở nhà trẻ cũng có thể nhìn thấy mỗi một đứa trẻ với đủ loại tư thái, có một số là rất thú vị, cũng có một số là đáng để học tập.
Có một lần ở lớp học của các bé 2 tuổi đã xảy ra một sự việc như thế này.
Một bé tên là Tiểu Hoa phát hiện không biết ai đó đã dùng bút chì vẽ nguệch ngoạc vào cuốn sách ảnh. Sau đó bé nói: “Phải tẩy sạch mới được!”. Thế là cô bé bắt đầu dùng cục tẩy cao su tẩy sạch nét vẽ bậy.
Tiểu Đào sau khi nhìn thấy thì nói: “Đó là do Tiểu Hòa vẽ đó! Thật xấu!”. Sau đó dùng giọng nói nghiêm nghị trách cứ Tiểu Hòa: “Không được vẽ ở chỗ này. Bạn là đồ ngốc!”
Tiểu Hòa bị mắng liền bắt đầu kích động khóc to lên: “Mẹ ơi ….”
Ôi chao, chuyện này nên xử lý thế nào đây? Cô bảo mẫu tiếp tục quan sát mấy đứa bé, lúc này Tiểu Ái cũng là một đứa bé hay khóc nhưng lanh lợi nói: “Tiểu Hòa qua đây”. Sau đó dẫn Tiểu Hòa đến góc phòng rồi nói: “Tên bạn là gì?”. Bắt đầu trò chơi phỏng vấn. Tiểu Hòa mặc dù còn đang khóc, vẫn là trả lời: “Tiểu Hòa”.
Cô bảo mẫu quan sát thấy Tiểu Hòa vì chơi trò phỏng vấn mà đã bình tĩnh lại, bèn nói: “Dùng cái này có thể lau sạch đó!”, rồi đưa một miếng mút xốp cho Tiểu Hòa. Sau đó cô bảo mẫu nói với Tiểu Hòa đang ra sức lau cho sạch rằng: “Tốt quá rồi!”. Tiểu Hòa cũng đáp lại “Dạ!”
Sau đó cả lớp lại trở lại như thường, giống như chưa có chuyện gì xảy ra vậy. Chính là như vậy, khi gặp phải một chuyện tương tự, bọn trẻ cũng vì cá tính khác nhau mà có những phản ứng hoàn toàn khác nhau.
Phát hiện bị vẽ bậy, Tiểu Hòa đầu tiên dự định lau sạch đi.
Tiểu Đào nói chuyện rất mạnh mẽ, và cũng rất có tinh thần trọng nghĩa.
Còn phản ứng của Tiểu Ái càng tuyệt vời hơn, bởi vì nhờ có khả năng xoa dịu nhẹ nhàng của bé, mới khiến cho Tiểu Hòa phải chịu trách nhiệm đối với việc do mình làm.
Mỗi một đứa trẻ đều có tư tưởng của riêng mình, đồng thời cố gắng đem nó thể hiện ra ngoài. Tôi đã đọc câu chuyện nhỏ này trong nhật ký của cô bảo mẫu, trẻ nhỏ mới 2 tuổi đã phát triển các loại tính cách rồi, khiến cho tôi rất cảm động. Mặc dù thân thể còn nhỏ nhắn đáng yêu như thế, cũng đã đang nở ra đóa hoa của riêng mình!
Người ta thường nói rằng năng lực ngôn ngữ của bé gái phát triển tương đối sớm hơn, còn bé trai thường thích làm nũng v.v… Có lẽ quả thực có khuynh hướng như vậy, nhưng cũng không phải “tuyệt đối là như thế”. Bởi vì mỗi người đều có một tính cách riêng rất tuyệt vời, không phân biệt giới tính và tháng sinh.
Trong 2,800 đứa bé mà tôi biết, không có hai đứa nào lớn lên theo cùng một phương thức giống nhau .
Khi bạn nghe được một chút kiến thức nuôi trẻ dạy thông thường, chỉ cần nghe nó với thái độ kiểu như “thì ra cũng có cách như này”, đồng thời tiếp thu được một nửa là tốt rồi. Bởi so với phương pháp thông thường này, bạn còn có thể cảm nhận tốt hơn tính cách tràn đầy năng lượng của đứa trẻ trước mặt bạn.
Cha mẹ trước hết phải bồi dưỡng năng lực phán đoán
Muốn đưa trẻ nhỏ đến “Nhà trẻ chăm dưỡng tự do” với chương trình giảng dạy hoàn toàn không có tính cưỡng chế, thỉnh thoảng sẽ có một số phụ huynh trong lòng cảm thấy bất an, nghĩ thầm: “Hoàn toàn không học tập, có thực sự ổn không?”. Trên thực tế, cũng có trẻ sớm nghỉ học ở đây và chuyển sang nhà trẻ định hướng tài năng khác. Hơn nữa cha mẹ dường như cảm thấy không tin tưởng chúng tôi, thế là lén chuyển trường…
Điều tôi muốn nói ở đây là, nếu đây là phán đoán của phụ huynh thì tôi hoàn toàn không phản đối. Ba mẹ luôn suy xét thấu đáo về những việc quan trọng liên quan đến con cái của mình, đồng thời tự mình đưa ra quyết định, đó là việc rất đáng quý.
Lấy ví dụ, có một số bà mẹ rất tin tưởng, ỷ lại vào tôi, chỉ thiếu không nói ra với tôi rằng: “Thưa cô Okawa, xin nói cho tôi biết tất cả bí quyết nuôi trẻ đi!”. Ở địa phương cũng có những lời đồn đại rằng những chuyện liên quan đến sách ảnh thì nên đến thỉnh giáo bà giáo Okawa. Cho nên tôi rất thường bị hỏi: “Đứa bé này nên xem sách ảnh nào thì tốt?”
Mọi người hỏi tôi bởi vì tôi lớn tuổi và có thâm niên, điều đó khiến tôi cảm thấy rất vui, tôi sẽ rất nhiệt tình nói: “Cứ giao việc đó cho tôi!” Tuy nhiên, cuối cùng cha mẹ vẫn là người quyết định chuyện của con mình. Mọi người không thể lúc nào cũng nói: “Được rồi, tôi đã hiểu”.
Vì vậy, khi doanh nghiệp quảng bá đồ dùng dạy học mang đến rất nhiều giáo trình, sách tranh, chúng tôi cũng sẽ truyền tải đến phụ huynh “việc này không có nghĩa là do nhà trẻ chúng tôi giới thiệu”, sau đó gửi cho phụ huynh. Chúng tôi sẽ không sàng lọc, không đánh giá những tài liệu giảng dạy này có phù hợp với trẻ hay không, mà người đánh giá tài liệu chính là các bậc phụ huynh.
Nếu như tôi nói với bà mẹ nào đó rằng: “Cô hãy làm như vậy”, “Cô hãy cho đứa trẻ xem cái này”, ngay cả khi điều đó là đúng đắn, thì dù có mất bao nhiêu thời gian đi nữa người mẹ này vẫn không bồi dưỡng được “năng lực làm mẹ”. Cũng chính là không cách nào tách ra được khỏi tôi.
Nếu như cha mẹ hy vọng con trẻ có được “khả năng sống tự do”, nhưng bản thân chúng lại không sống một cách tự do, vậy chẳng phải rất kỳ lạ hay sao?
Cứ hai tháng một lần, tôi sẽ gửi cho phụ huynh một lá thư có tên là “Đồi thông tin của Maria” (mặc dù gần đây có hơi lười biếng).
Trong lá thư đầu tiên của mỗi năm, tôi sẽ truyền đạt cho các bậc cha mẹ cái gọi là “làm bạn nuôi dạy trẻ”, khi các bậc cha mẹ cảm thấy kỳ lạ hay muốn thắc mắc, thì hãy nói ra đừng ngần ngại. Bởi vì đây là việc rất quan trọng trong quá trình nuôi dạy con trẻ.
Khi các vị suy xét “chuyện này là thế nào”, nếu như bạn không thể tự mình đánh giá, thì có thể thảo luận với những người xung quanh mình. Với tư cách là cha mẹ, xin hãy vui lòng đưa ra một đáp án có thể chấp nhận. Tất nhiên, trong cuốn sách này, tất cả những gì tôi nói đều chỉ là một loại ý kiến, chẳng qua là một chút gợi ý mà thôi. Các vị không nên tiếp thụ toàn bộ, mà là vừa đọc vừa tự hỏi “là như thế nào?”
Có lẽ, đôi khi các vị sẽ nghĩ rằng “tôi không tán đồng!” Điều đó cũng rất tốt. Như vậy là được rồi.
Tiểu Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ