Mặt sông Dương Tử đã dâng lên ngang với mặt đường, không cách nào phân rõ đâu là sông, đâu là đường!
Đoạn video được cư dân mạng chia sẻ cho thấy những con sóng đang cuồn cuộn khắp nơi trong thành phố, đúng là một biển nước bao la.
Mặt sông Dương Tử đã dâng lên ngang với mặt đường, không cách nào phân rõ đâu là sông, đâu là đường! Trong khi đó, đập Tam Hiệp lại tăng cường xả lũ, thật khó tưởng tượng thành phố Nghi Xương sẽ ra sao.
長江江江面與馬路平齊!如果上游繼續下雨,後果將難以想象。 pic.twitter.com/FMWjXoTgDR
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) June 27, 2020
Nghi Xương là thành phố gần với đập Tam Hiệp nhất. Mục đích ban đầu xây đập Tam Hiệp là để bảo vệ các khu vực hạ lưu khỏi thảm họa lũ lụt vào mùa lũ. Nhưng hiện giờ có vẻ như ngược lại, Tam Hiệp vì sự an toàn của chính nó mà phải xả nước trong mùa lũ, vậy nên gây ra hậu quả là lũ vẫn chưa đến mà mực nước hạ lưu sông Dương Tử đã dâng cao và nhấn chìm thành phố Nghi Xương – nơi nằm gần con đập nhất.
加大洩洪量對宜昌以及下游城市無疑是雪上加霜!
抵御什麼萬年洪水?
謊言就是謊言,真相只有一個! pic.twitter.com/XhilinpxDN— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) June 27, 2020
Có vẻ như cách duy nhất để giải quyết vấn đề là phá huỷ đập Tam Hiệp!
宜昌市沒有死角,全淹。三峽不是經濟問題,是制度問題。
王維洛:經濟上是賠錢的,越早拆越好,恢復自然功能,讓母親河自然流淌。四百年前沒有上海,上海是泥沙堆起來的。對上海影響最大有兩個問題:1水質下降,海水倒灌時間加長。2,泥沙被阻上游,上海海岸線倒退。
李南央:三峽電價最高,只能用配額 pic.twitter.com/m7aK7fCK5t— 高瑜 (@gaoyu200812) June 27, 2020
Cư dân mạng châm chọc: Có thuyền đi từ Nghi Xương đến Tây An không, tôi muốn đặt vé!
“Thành phố biến thành trạm xe lửa kiêm bến tàu rồi.”
宜昌火車站!目前只能換乘輪船出行。 pic.twitter.com/WwknVtFq6a
— 全智胜 (@MgOqkzLBRPLCHyN) June 27, 2020
Các cư dân mạng sôi nổi bình luận:
“Đập Tam Hiệp không ngăn được lũ lụt, ngược lại vì để bảo vệ Trùng Khánh, hoặc bảo vệ đập khỏi lũ mà xả nước, khiến lũ ở vùng hạ lưu càng nghiêm trọng. Đối với hạ lưu mà nói, tác dụng phòng lũ của đập Tam Hiệp là bằng 0 (vậy mà đã từng khoe khoang có thể ngăn chặn được cơn lũ 1.000 năm mới xả ra một lần). Vai trò của nó thực sự chỉ là sản xuất điện, nhưng chi phí sản xuất điện vẫn cao. Nghe nói rằng giá điện Tam Hiệp cao chẳng ai muốn dùng nhưng người dân lại bị buộc phải mua. Kết luận rằng: Việc xây dựng đập Tam Hiệp là một sai lầm và tội ác”.
“Nếu phá đập Tam Hiệp, phải có một điều kiện tiên quyết, đó là trước khi phá huỷ con đập thì ĐCSTQ phải bị hủy trước!”.
“Khi không có mưa ở thượng nguồn của đập Tam Hiệp, sẽ mất 7 hoặc 8 ngày để xả hết nước. Nếu mưa to, thì không phải là chuyện ngày một ngày hai. Thật là kinh khủng khi ở thượng nguồn và hạ lưu nước đều dâng mạnh. Năm nay thật kinh khủng, liên tiếp xảy ra những việc kỳ lạ”.
“Ngay ban đầu xây đập thì họ nói rằng nó có thể chịu được trận lụt lớn đến cả 10.000 năm xảy ra một lần, nhưng sau đó đổi giọng nói là nó chỉ có thể chịu đựng được trận lụt 1.000 năm xảy ra một lần, rồi sau đó lại đổi tiếp thành 100 năm. Và bây giờ, tuyên truyền mới nhất là ‘đừng nên đặt kỳ vọng quá cao vào Tam Hiệp’”.