Mạn đàm thư pháp (1): Giáp cốt văn và Kim văn
Chữ Hán và thư pháp có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời, chữ Hán bởi vì thư pháp mà hiển lộ rực rỡ, thông qua thư pháp mà biểu hiện vận khí ở bên trong, diễn biến kiểu chữ trong thư pháp cũng cực kì lớn. Thầy dạy thư pháp Hoàng Cảnh Hành lấy diễn biến của các thể chữ làm trục, chia sẻ nguồn gốc nghệ thuật thư pháp. Chuyên mục hoàn toàn mới “Văn hóa học đường” sẽ ra số đặc biệt về thư pháp có sự tham gia của thầy Cảnh Hành, với lời lẽ dễ hiểu đi sâu chia sẻ về nguồn gốc, loại hình, cách viết thư pháp và những câu chuyện nhỏ.
Giáp cốt văn trước mắt được xem là văn tự tạo thành hệ thống sớm nhất được phát hiện ở Trung Quốc, trong đó có những câu chuyện nhỏ.
Từ phù hiệu diễn biến thành văn tự
Thư pháp rốt cuộc là như thế nào? Thư pháp ban sơ kỳ thực chỉ là một số phù hiệu. Tin rằng rất nhiều người đều biết, thư pháp là do hình vẽ biến thành văn tự, vậy những hình vẽ này thật ra nhìn thấy ở nơi nào? Thuở đầu chính là nhìn thấy ở một số hang đá. Có thể là hình vẽ một con voi mamut, hoặc là một người đang đuổi theo một con voi mamut, rồi sau đó mới mọi người ghi lại một vài phù hiệu, nắm được bao nhiêu voi mamut. Vậy đến lúc nào bắt đầu có văn tự? Vấn đề này kỳ thực hiện tại có rất nhiều người tìm kiếm nhưng chưa có đáp án.
Mà đáp án gần đây nhất, là ở An Dương Hà Nam vào 3,500 năm trước, nơi này là Ân Khư – kinh đô nhà Thương, đào được giáp cốt văn tạm thời là văn tự cổ xưa nhất mà hiện nay tìm thấy. Trong một số văn hóa khảo cổ khác nhau, đều có thể tìm được một số văn tự so với giáp cốt văn càng cổ xưa hơn, như trong di chỉ Đào Tự trước sau 4,200 năm, ở một mảnh gốm vụn không đáng chú ý bên trên vậy mà nhìn thấy viết một chữ “Văn”. Mọi người suy đoán, trước giáp cốt văn hẳn là có một số phù hiệu chữ chưa thành thục, nhưng những chữ kia hiện tại kỳ thật không có hệ thống, khả năng chỉ là hình thức phù hiệu, cũng đều có thể là sự phân nhánh khác biệt của giáp cốt văn.
Tác dụng của giáp cốt văn
Giáp cốt văn kỳ thật giảng như thế nào? Giáp cốt văn phần nhiều là khắc vào trên một khối mai rùa đen, cũng có khắc trên xương trâu, đa số là dùng để xem bói cầu thần. Người thời cổ đại có chuyện gì đều sẽ hỏi trời, đầu tiên đem nội dung muốn hỏi, khắc vào trên khối giáp cốt kia. Ví như, một vị vua triều Thương hỏi: Ta đau răng, rốt cục là tại sao? Làm như vậy, đúng không? Thế là ông ta liền đem vấn đề này khắc vào trên giáp cốt, cầm giáp cốt đi đốt, sau khi đốt xong liền dựa vào vết rạn nứt kia mà xem tốt lành hay xấu gở.
Giáp cốt cũng là bằng chứng quan trọng ghi chép sự kiện, như tiến đánh nước này, chiến lợi phẩm sau khi thắng lợi, đều ghi lên giáp cốt, bởi vậy giáp cốt là thứ rất quan trọng lúc nghiên cứu lịch sử triều Thương.
Văn tự khắc trên khí cụ bằng đồng xanh — Kim văn
Thời Thương, ngoài giáp cốt văn, còn có một loại văn tự khắc trên khí cụ bằng đồng xanh. Những năm cuối triều Thương xuất hiện đỉnh văn, loại văn tự này có ở trên khí cụ bằng đồng xanh, có bao nhiêu tên gọi khác biệt, có thể gọi là chung đỉnh văn hoặc là kim văn.
Kim văn có ở thời Tây Chu là nhiều nhất, khảo cổ về giáp cốt văn triều Thương phát hiện nhiều nhất chỉ là mười mấy chữ thôi, đến thời Tây Chu, chung đỉnh có độ dài dài nhất là 500 chữ.
Nội dung kim văn phần lớn đều là giảng một chút việc vinh quang, như hôm nay vua gọi người nào đó đi làm một việc gì, đạt được phong thưởng, thì phải khắc vào đỉnh, để con cháu ghi nhớ. Hoặc liên quan đến một số chuyện mua bán lớn, ví như hôm nay mua miếng ruộng đất này, dùng hết bao nhiêu vỏ sò, tiền tệ trước kia ban đầu là vỏ sò, thì sẽ viết dùng bao nhiêu vỏ sò đi mua bán. Chỉ có việc trọng đại mới có thể xuất hiện trên chung đỉnh.
Liên quan đến nguồn gốc kim văn, còn có một truyền thuyết khác. Nghe nói đây là phát minh của một thái sử (là người bên cạnh giúp Hoàng đế ghi chép một số hành vi, lịch sử) thời Chu Tuyên Vương, tên quan thái sử này là “Trứu”, cho nên kim văn cũng được gọi là “Trứu văn”.
Giới thiệu vắn tắt về giáp cốt văn và kim văn đến đây, lần sau sẽ nghiên cứu thảo luận sự biến hóa của một số văn tự thời Xuân Thu Chiến Quốc.◇
Do Văn Tăng Liên thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: