Lý do Đặc khu Columbia không nên trở thành một tiểu bang
Ý kiến bình luận
Vào tháng 06/1783, Quốc Hội Liên bang đã có một cuộc họp tại khu vực mà ngày nay là Hội trường Độc lập ở Philadelphia. Binh sĩ lục địa đã bao vây tòa nhà đòi trả lại quyền kiểm soát. Họ đã ôn hòa nhưng sự đe dọa là rất rõ ràng.
Quốc hội đã yêu cầu chính quyền Pennsylvania giải tán những người biểu tình. Chính quyền Pennsylvania lúc bấy giờ đã từ chối thực hiện yêu cầu này. Quốc hội sau đó đã rời Philadelphia đến Princeton, New Jersey, từ đó đã biến thị trấn này thành thủ đô trong một thời gian ngắn.
Sự cố này đã xác nhận quan điểm của các nhà lập quốc Hoa Kỳ rằng thủ đô của một quốc gia không nên phải chịu rủi ro ở bất kỳ tiểu bang nào. Các nhà lập quốc cũng đã biết rằng tại các quốc gia Âu Châu, những người cầm quyền của quốc gia có thể bị đám đông hỗn loạn bắt giữ làm con tin, mà chính quyền địa phương không muốn hoặc không thể kiểm soát.
Do đó, vào tháng 07/1783, Quốc hội bắt đầu khai triển việc lập kế hoạch cho một quận thủ phủ bên ngoài thuôc bất kỳ tiểu bang nào và trực thuộc quyền của liên bang. Một đặc khu độc lập đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Quốc hội.
Khi các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ đã có một cuộc hội nghị vào năm 1787, họ đã hoàn thành kế hoạch này bằng cách thêm Điều khoản Lãnh thổ tách rời vào tài liệu. Một phần của điều khoản này viết rằng:
“Quốc hội sẽ có quyền lực để … Thực thi Pháp luật một cách độc lập trong tất cả các trường hợp đối với Đặc Khu (không quá mười dặm vuông), với sự nhượng quyền của các bang cụ thể, và sự chấp thuận của Quốc hội, để trở thành nơi tọa lạc của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ…”
Việc bảo vệ thủ đô khỏi bị chiếm đóng là một lý do để đặt nó bên ngoài ranh giới của bất kỳ tiểu bang nào. Tuy nhiên cũng còn nhiều lý do khác. Thế hệ các nhà lập quốc tin rằng để chính phủ cộng hòa tồn tại, những người ra quyết định (bao gồm cả cử tri) phải không bị ảnh hưởng quá mức từ những người khác. Họ phải đưa ra quyết định một cách tự do, dựa trên việc xem xét đầy đủ các bằng chứng. Các quyết định được đưa ra bởi những người bị phụ thuộc nhiều vào người khác sẽ chỉ phản ánh tư tưởng của những người cai trị. Cũng giống như việc cho những người cai trị thêm phiếu bầu.
Nhiều người tham gia cuộc tranh luận về Hiến pháp đã bày tỏ lo ngại rằng; cư dân của đặc khu-phần lớn là các nhân viên chính phủ và gia đình của họ-sẽ duy chỉ phản ánh lợi ích của chính phủ mà họ đang phụ thuộc vào. Họ không muốn những người phụ thuộc vào chính phủ liên bang ảnh hưởng quá mức đến các cuộc bầu cử tiểu bang hoặc quốc gia.
Các nhà sáng lập cũng nhận ra rằng việc từ chối quyền bỏ phiếu đối với cư dân của đặc khu sẽ không phải là không có ảnh hưởng. Ngược lại, lịch sử trước đây cho thấy cư dân ở đó có ảnh hưởng khá lớn- một phần do họ ở gần các tổ chức liên bang và một phần vì nhiều người là quan chức hoặc nhân viên chính phủ. Việc cho phép họ tham gia vào các cuộc bầu cử sẽ làm tăng thêm quyền lực của họ một cách không công bằng.
Hiến pháp đã phản ánh tất cả những lo ngại này bằng cách quy định đặc khu sẽ không có vị trí trong Quốc hội hoặc tham gia các cuộc bầu cử tổng thống.
Năm 1788, cơ quan lập pháp tiểu bang Maryland chính thức đề nghị nhường quyền tài phán về đất đai cho đặc khu cho chính phủ liên bang. Virginia đã thực hiện điều này vào năm sau đó. Năm 1791, Quốc hội chấp nhận đề nghị của Maryland và Virginia. Đặc khu Columbia được chính thức thành lập 10 năm sau đó. Chính phủ liên bang sau đó đã trả lại phần của Virginia cho tiểu bang đó, do đó toàn bộ Đặc khu Columbia ngày nay thuộc lãnh thổ cũ của Maryland.
Năm 1960, Quốc hội đề xuất Tu chính án thứ 23, và được các tiểu bang chấp thuận vào năm sau đó. Tu chính án thứ 23 cho phép cư dân của Đặc khu Columbia chọn ba đại cử tri tổng thống. Năm 1973, Quốc hội thông qua Đạo luật Nhà cầm quyền, cho phép đặc khu có chính phủ tự trị.
Như đề nghị hiện tại, thì tiểu bang mới sẽ bao gồm toàn bộ Đặc khu Columbia ngoại trừ các dải lãnh thổ nhỏ còn lại dưới sự kiểm soát của liên bang. Nó sẽ được gọi là “Washington, Douglas Commonwealth” – có thể có nghĩa là Thành phố Washington trong Khối thịnh vượng chung Douglas. Nhiều tranh luận và nghi vấn xoay quanh vấn đề này như liệu đặc khu có đủ lớn hay đủ khả năng tự duy trì để trở thành một tiểu bang hay không.
Tuy nhiên, những lập luận như vậy là không cần thiết. Lịch sử mà tôi vừa nêu ra đây và những kiến nghị mới phải đủ để dập tắt ý tưởng này.
Như đã chứng minh bằng sự kiện năm 1783 tại Philadelphia, tư cách tiểu bang của Đặc khu Columbia sẽ đặt Chính phủ liên bang dưới sự quyết định của các quan chức tiểu bang địa phương. Các quan chức của “Khối thịnh vượng chung Douglas” có thể từ chối kiềm chế những thành phần nổi loạn đe dọa các tổ chức liên bang. Họ có thể đe dọa hoặc thị uy với giới chức liên bang để đạt được mục tiêu chính trị. Một chiến thuật rõ ràng có khả năng xảy ra là để cảnh sát Douglas quấy rối các thành viên của Quốc hội bằng phiếu phạt giao thông, cho đến khi Quốc hội thông qua một đạo luật hoặc cấp phép cho Khối thịnh vượng chung này nhận được thêm viện trợ từ liên bang.
Các điều khoản trong đề nghị nhượng quyền năm 1788 của Maryland cũng đưa ra những phản đối đối với tư cách tiểu bang của Đặc khu Columbia. Hiến pháp cho phép Quốc hội đảm nhận quyền tài phán đối với một phần của tiểu bang chỉ khi bang đó nhượng quyền đó. Như một phần khác của Điều khoản Lãnh thổ tách rời đã nói rõ, việc nhượng quyền thể hiện sự đồng tình của tiểu bang đó đối với việc mất đi một vùng lãnh thổ nào đó của mình.
Nhưng sự chấp thuận nhượng quyền của Maryland, cũng như sự chấp nhận của Quốc hội, rõ ràng dựa trên vùng đất được sử dụng làm thủ đô quốc gia. Luật 1788 của Maryland cho phép nhượng quyền tài phán khi “một quận của tiểu bang không quá mười dặm vuông, mà Quốc hội có thể điều chỉnh và chấp thuận làm nơi tọa lạc của Chính phủ Hoa Kỳ.”
Maryland không đồng ý với việc thành lập một tiểu bang khác thuộc lãnh thổ của mình. Làm như thế sẽ cần hành động theo một phần hoàn toàn khác của Hiến pháp (Điều IV, Mục 3).
Nói cách khác, sự chấp thuận của Maryland là có hiệu lực đối với việc tạo ra một “vùng lãnh thổ tách rời” thuộc liên bang được sử dụng làm thủ đô quốc gia, nhưng không có hiệu lực để tạo ra một tiểu bang mới. Việc chuyển toàn bộ hoặc một phần của Đặc khu Columbia thành một tiểu bang sẽ yêu cầu một thỏa thuận mới với Maryland hoặc phải sửa đổi hiến pháp.
Một phản đối khác nảy sinh từ kết quả của Tu chính án thứ 23. Các kết quả này đã minh chứng đầy đủ cho những lo ngại của các nhà lập pháp về việc cho phép cư dân của đặc khu bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang. Theo hồ sơ cho thấy, trong các cuộc tranh cử tổng thống, cử tri D.C. không đặt nặng thành tích hay phẩm chất của các ứng viên tổng thống. Đặc khu là một cơ quan phụ thuộc của chính phủ liên bang và các cử tri luôn bỏ phiếu cho đảng nào có mặt trong chính phủ nhiều hơn—Đảng Dân chủ. Cư dân Đặc khu Columbia đã bỏ phiếu trong 15 cuộc bầu cử tổng thống. Lần nào họ cũng đã đều bỏ phiếu theo cùng một cách, và với sự chênh lệch rất lớn: Năm 2020, ứng viên Joe Biden chiếm 92% tổng số phiếu bầu của đặc khu.
Những kết quả này-là đáng lo ngại đối với bất kỳ ai ngoại trừ các đảng viên Đảng Dân chủ khuynh tả-cho thấy rằng; thay vì thừa nhận khu vực này là một tiểu bang, thì chúng ta nên thảo luận về việc bãi bỏ Tu chính án thứ 23.
Đạo luật Quy tắc Gia đình năm 1973 của D.C. cũng không được thông qua. Hồi năm 2012, tờ Washington Post đã đăng một chuyên mục của một nhà báo lâu năm ở D.C. Tiêu đề của nó cho chúng ta thấy tất cả những gì cần biết về chính quyền ở đó rằng: “D.C. đã trở thành một Khu tham nhũng như thế nào.” Hoa Kỳ không cần có thêm tham nhũng trong các hội đồng quốc gia của mình.
Robert G. Natelson là cựu giáo sư luật hiến pháp, và là chuyên gia cao cấp về luật hiến pháp tại Viện Độc lập ở Denver. Ông là tác giả của “Bản Hiến pháp Gốc: Điều Hiến pháp thực sự quy định và có nghĩa là gì” (xuất bản lần thứ 3, 2014).
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Rob Natelson thực hiện
Doanh Doanh biên dịch
Xem thêm: