Lục nghệ trong văn hóa Trung Quốc
Đối mặt với xã hội hiện đại đủ loại ồn ào cùng phiền não, chúng ta hãy cùng nhau tìm kiếm con đường khiến thân tâm an hòa trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nội dung của tư tưởng “An hòa” sẽ chia thành ba kỳ: Kỳ thứ nhất: “Con người cùng tự nhiên hòa hợp” (Từ tập thứ nhất “Trời đất có cảnh tuyệt đẹp mà chẳng nói” đến tập 14 “Vườn rừng Trung Quốc”); kỳ thứ hai: “Người với người cùng hòa hợp” (Từ tập thứ 15 của “Nhân sinh ngắn ngủi, lựa chọn đơn giản” đến nay); kỳ thứ ba là “Người và tâm cùng hòa hợp”.
Các kỳ này, chúng tôi chủ yếu chia sẻ về Lục nghệ trong văn hóa Trung Quốc: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số. Kỳ trước, chúng tôi đã chia sẻ ảnh hưởng của lễ và nhạc đối với mọi người, tiếp theo đây chúng tôi sẽ nói về phương diện thứ ba, đó là xạ nghệ. Trong văn hóa Trung Quốc có câu chuyện cổ Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời, thời Chiến quốc, trong mộ của Tăng Hầu Ất từng đào được một cái rương, phía trên có tích chuyện Hậu Nghệ bắn rơi mặt trời. Lần văn minh này của Trung Hoa chúng ta, từ triều Hạ bắt đầu xây dựng trường học dạy người bắn tên như thế nào, triều Chu hình thành chế độ bắn tên hoàn mỹ (Đại xạ, tân xạ, yến xạ, hương xạ), bắn tên đã chuyển tải được phần trọng yếu của đạo văn võ, ở phương diện võ dùng vào việc đi săn đánh trận, ở phương diện văn dùng để tu dưỡng phẩm đức của chính mình. Từ các đời Hạ, Thương, Chu đến Nguyên, Minh, Thanh, bắn tên là một hoạt động trọng yếu, trong văn hóa có rất nhiều hoàng đế đều là cao thủ bắn tên, như người khai quốc triều Đường Hoàng đế Lý Uyên, Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Thành Cát Tư Hãn triều Nguyên, Khang Hy, Càn Long triều Thanh, .v.v. Văn hóa bắn tên vào thời Đường đã truyền đến Triều Tiên và Nhật Bản, những quốc gia này đến bây giờ vẫn còn bảo lưu được văn hóa bắn tên rất tốt.
Phương diện thứ tư liên quan đến ngự. Ngự, chủ yếu là chỉ việc đánh xe ngựa. Vào thời xưa, thiên tử xuất hành, chư hầu gặp nhau, hành quân đánh trận, đều không rời khỏi xe ngựa, đánh xe là một kĩ năng quan trọng. Tôi từng thấy một loạt văn vật trong viện bảo tàng, là đội nghi trượng thời Minh dùng khi vua xuất hành, cực kì uy nghiêm. Cổ ngữ nói: “Đại sự của quốc gia là nằm ở chỗ tế tự và chiến tranh.” (Tả truyện) ý nói là chuyện quan trọng nhất của một quốc gia: Một cái là tế tự, một cái chính là quân sự. Đặc biệt là thời kì Tiên Tần chủ trương muốn dùng lễ nhạc để giáo hóa người, nhưng nếu có một số người thực sự giáo hóa không được, cũng có thể chinh phạt. “Thiên hạ hữu đạo, lễ nhạc chinh phạt từ thiên tử ra; Thiên hạ vô đạo, lễ nhạc chinh phạt từ chư hầu ra.” (Luận Ngữ – Quý thị) ý là: Lúc thiên hạ có đạo, thời điểm chính trị rõ ràng thì việc thừa hành lễ nhạc cùng chinh chiến thảo phạt đều là xuất phát từ chính lệnh của thiên tử; Lúc thiên hạ vô đạo, thì việc thừa hành lễ nhạc cùng chinh chiến thảo phạt xuất phát từ quyết định của chư hầu, ví như Thương Trụ Vương triều Thương ngu ngốc vô đạo, đời sống bách tính rơi vào cảnh nước sôi lửa bỏng, lúc ấy các nước chư hầu và nước Chu liền thay trời hành đạo, thảo phạt Thương Trụ Vương.
Thời Tiên Tần đặc biệt chú trọng mục đích chinh phạt là “cứu người vô tội mà phạt kẻ có tội”, cũng chính là vì cứu trợ những bách tính vô tội kia mà trừng trị những kẻ ngu ngốc vô đạo. Trong Tư Mã pháp ghi chép: người thời Chu trước chiến tranh thường ra lệnh cho quân đội về những chuyện không thể làm, ví như: “Không làm bị thương người già và trẻ con; không được tiếp tục đánh đập người đã bị thương, người không chống cự được, cũng không được coi họ là kẻ địch; Nếu như biết đối phương có tang sự thì không được nhân lúc nguy nan mà tiến đánh người ta vào thời điểm đó.” Cho nên gặp loại tình huống này là lấy chính nghĩa thảo phạt bất nghĩa, mà không phải dựa vào địa hình hiểm yếu hoặc đánh lén để giành được thắng lợi, cho nên doanh trại hành quân khắp nơi phải thể hiện được uy nghi.
Phương diện thứ năm là thư. Thư, một mặt là chỉ hàm nghĩa bản thân chữ Hán, mặt khác là chỉ tay viết văn chương hay. Trước đó, chúng tôi đã cùng mọi người chia sẻ qua, rất nhiều văn hóa của Trung Quốc khởi nguyên từ chuyện thần thoại xưa, tương truyền chữ Hán vốn do Thương Hiệt tạo ra, Thương Hiệt được thần minh dẫn dắt, từ đó tạo ra chữ Hán, cho nên chữ Hán của Trung Quốc cùng chữ trên thiên thượng gần giống nhau, phía sau mỗi chữ có hàm nghĩa sâu sắc, đến thời Hán, người ta đem quy luật tạo chữ chia làm lục thư, gồm tượng hình, chỉ sự, hình thanh, hội ý, chuyển chú và giả tá.
Vả lại, chữ Hán có quy luật và hàm nghĩa thâm sâu, lúc ấy ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan v.v., toàn bộ nền văn hóa Đông Á cũng được gọi là nền văn hóa chữ Hán, thư tịch lịch sử của Triều Tiên xưa đều là dùng Hán văn để viết. Nhưng thời cận đại tại Trung Quốc, nơi phát nguyên chữ Hán, chữ phồn thể thừa truyền ngàn năm bị giản hóa, chữ sau khi bị đơn giản hóa đã cắt đứt hàm nghĩa nguyên bản của chữ Hán, cho nên rất nhiều dân chúng hô hào muốn khôi phục văn hóa Trung Quốc, khôi phục thể chữ ngay chính, khôi phục nguyên bản sự kết nối giữa con người và thiên thượng.
Phương diện thứ sáu là số, chúng ta khi nói về số học thời Trung Quốc cổ đại hết sức thần kì đã chia sẻ, ngày toán học quốc tế là ngày 14 tháng 3, tại sao là ngày này? Bởi vì nó cùng số Pi có quan hệ: 3.14. Nhắc đến số Pi, Trung Quốc có người đã từng đi trước toán học của thế giới một nghìn năm, ông ấy chính là Tổ Xung Chi, là người lần đầu trên thế giới đem số Pi tính chính xác đến 7 chữ số thập phân sau dấu phẩy.
Thành quả của Tổ Xung Chi chỉ là về số Pi, ông ấy còn chế định ra Đại Minh lịch. Đại Minh lịch có bao nhiêu độ chính xác? Chu kỳ mỗi một năm nó trắc định so với khoa học hiện tại của chúng ta trắc định chỉ thua kém 50 giây, ông ấy đo thời gian mặt trăng quay chung quanh Trái đất là một tuần, so với khoa học hiện nay chênh lệch còn chưa tới một giây đồng hồ.
Thời Tổ Xung Chi không có kính viễn vọng và các loại máy tính toán, ông ấy làm thế nào có thể tính toán ra lịch pháp chính xác như thế?, có học giả cho rằng số học của Trung Quốc có nguồn gốc từ Chu Dịch bát quái, cho nên nhà số học thời xưa không chỉ tinh thông số lý, còn có thể giỏi lịch pháp thiên văn, thậm chí đều nghiên cứu tinh tướng. Ví như Lý Thuần Phong thời Đường là nhà số học, ông ta từng làm quyển chú thích sách Xuyết số của Tổ Xung Chi, nhưng ông ta cũng tinh thông tinh tượng, theo Lý Thuần Phong truyện, Tân Đường thư ghi chép, trong những năm Trinh Quán, sao Thái Bạch nhiều lần xuất hiện vào ban ngày, Lý Thuần Phong liền dự đoán được đại sự không tốt, hiện tượng này xuất ra, tương lai khả năng có Nữ Hoàng đế chưởng quản thiên hạ, quả nhiên hậu thế có một Võ Tắc Thiên. Trong văn hóa Trung Quốc cho rằng: Số học và thiên văn, địa lý, phong thủy, mệnh lý con người đều có mối liên hệ sâu sắc. Ví dụ biết sinh thần bát tự của một người, liền có thể suy tính ra mệnh số người này như thế nào, biết tinh tượng trên trời và địa hình trên đất, có thể tính được ở trên mặt đất nơi nào là phong thủy tốt, thậm chí có thể suy tính ra triều đại thay đổi, nhân gian biến hóa .v.v.
Lục nghệ trong văn hóa Trung Quốc: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số, vào thời Chu là khóa học công phu bắt buộc của tầng lớp quý tộc, cũng là sáu loại kỹ nghệ mà quân tử thời xưa cần học, liên quan đến văn hóa Trung Quốc còn có những điều gì, lần sau chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ cùng các bạn.
Do Nhã Lan thực hiện
Lâm Phương Vũ biên tập
Toan Đinh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại Epoch Times Hoa Ngữ
Xem thêm: