Liệu Trung Quốc có tấn công Hoa Kỳ?
Hôm 11/07, ngay sau khi Hoa Kỳ thêm 23 tổ chức Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế, Trung Cộng đã đáp trả bằng một tuyên bố đầy kích động. Như chúng ta được biết, Đảng này “kiên quyết phản đối” “sự đàn áp vô lý” lên các công ty Trung Quốc. Mỉa mai thay cho Trung Cộng, là bậc thầy về “đàn áp vô lý,” việc phát hành một tuyên bố như vậy khiến người ta sửng sốt vì độ nực cười của nó. Trung Cộng, tuy nhiên, không hề thích thú gì. Thực tế thì, Đảng này đang hết sức tức giận.
Vốn là [danh sách các công ty và tổ chức] “vi phạm nghiêm trọng các quy tắc kinh tế và thương mại quốc tế,” danh sách đen này đã khiến giới lãnh đạo ở Bắc Kinh tức giận, những người đã thề sẽ thực hiện “các biện pháp cần thiết để bảo vệ” “lợi ích” của Trung Quốc. Vài tuần trước khi bị đưa vào danh sách đen, trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Trung Cộng, ông Tập Cận Bình đã có một số ngôn từ mạnh bạo dành cho bất kỳ kẻ thù ngoại bang nào muốn “bắt nạt, đàn áp hay nô dịch” công dân của mình. Ông ta đã cảnh cáo, kẻ đối đầu với Trung Quốc có thể bị làm cho “vỡ đầu và chảy máu.”
Liệu Hoa Kỳ có nên lo ngại trước những luận điệu gay gắt như vậy hay không? Nếu một quan chức quốc phòng cao cấp của Nhật Bản là đáng tin cậy, thì câu trả lời chắc chắn nhất là có. Theo quan chức này, Trung Cộng đang lên kế hoạch tấn công Hoa Kỳ bằng bom đạn. Với sự trợ giúp của người Nga, chúng ta được cho biết, rằng Trung Cộng có thể tiến hành một cuộc tấn công kiểu “Trân Châu Cảng” vào Hawaii trong tương lai gần. Dù rằng đúng là Nga và Trung Cộng đã hình thành một liên minh chặt chẽ, nhưng điều quan trọng cần ghi nhớ là người Nga đặc biệt giỏi về lĩnh vực nào – và ôi không, việc này chẳng hề liên quan gì đến chuyện tiêu thụ vodka cả.
Phơi bày điểm yếu không gian mạng của Hoa Kỳ
Nhiều chuyên gia bảo mật tin rằng Nga là mái nhà của những tin tặc giỏi nhất thế giới. Đây là tình huống đã diễn ra trong hơn 20 năm qua. Trung Cộng cũng đặt ra một mối đe dọa mạng đáng kể. Cùng với nhau, hai nước này nên được coi là một lực lượng vô cùng uy lực. Với việc các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên thường xuyên, có thể hình dung Nga và Trung Quốc đang sử dụng các kỹ năng của mình một cách khôn ngoan.
Chiến tranh truyền thống thì lộn xộn và tốn kém. Tuy nhiên, chiến tranh mạng là một cách hiệu quả để hạ gục kẻ thù. Trong mắt giới chức Trung Cộng và giới chức Nga, Hoa Kỳ là kẻ thù số một. Mặc dù Hoa Kỳ rất mạnh về quân sự, nhưng từ góc độ an ninh mạng, lại rất yếu ớt. Giả dụ và khi Trung Quốc nhắm đến mục tiêu của Hoa Kỳ, thì sẽ chẳng cần đến bom đạn nào cả. Như Tôn Tử, một người am hiểu tường tận về chiến tranh, đã từng nói, “Hãy trở nên bí ẩn đến vô hình. Rồi ta sẽ kiểm soát được số phận của quân địch.” Với chiến tranh mạng, khả năng tàng hình là hoàn toàn có thật. Những kẻ săn mồi giấu mặt, thường tọa lạc ở một vùng đất xa xôi, có thể tấn công bất cứ lúc nào, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Chỉ với một cái bấm nút, một kẻ xấu có thể khiến cả một đất nước phải quỳ phục. Đáng lo thay cho Hoa Kỳ, cả Nga và Trung Quốc đều đã khai thác các điểm yếu về an ninh mạng của nước này.
Hồi đầu tháng 07/2021, Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng Hòa thông báo rằng cơ quan này đã bị tin tặc nhắm mục tiêu. Có lý do để tin rằng những thủ phạm ngày làm việc cho Điện Kremlin. Tháng trước, JBS, một trong những nhà cung cấp thịt lớn nhất thế giới, đã bị tấn công bởi REvil, một nhóm tội phạm mạng có trụ sở tại Nga.
Hồi tháng 03/2021, Microsoft đã cáo buộc Hafnium, một nhóm gián điệp mạng có liên kết với Trung Cộng, đã hack vào hệ thống mail của họ. Rồi, chỉ một tháng sau đó, Mandarit, một công ty an ninh mạng đứng đầu, đã cáo buộc tin tặc có trụ sở tại Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào một loạt các doanh nghiệp và chi nhánh văn phòng của Hoa Kỳ, bao gồm chính phủ Hoa Kỳ, một số công ty tư nhân và thậm chí cả cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, bao gồm cả lưới điện và [hệ thống] cấp nước. Với hành vi tấn công mạng ngày càng tinh vi hơn, những nơi như Thành phố New York có thể bị chìm trong bóng tối hoàn toàn. Với tỷ lệ tội phạm đã tăng vọt tại thành phố này, hãy tưởng tượng những cảnh trong phim “The Purge” (Ngày Thanh Trừng) đang diễn ra trên thực tế. Khả năng xảy ra điều này, tôi phải nhấn mạnh, không còn là thứ gì đó của khoa học viễn tưởng đáng sợ nữa.
Cùng với nhau, Nga và Trung Quốc tạo thành một nhóm tội phạm đáng gờm. Khi các nước Âu Châu gây áp lực nhiều hơn lên nước Nga của ông Putin, có thể hình dung Moscow sẽ trở nên thân thiết hơn với Bắc Kinh. Điều này sẽ khiến tất cả chúng ta lo lắng, đặc biệt là các thành viên của chính phủ TT Biden. Như ông Andranik Migranyan của The National Interest đã viết, “Cả nền kinh tế Nga và cá nhân ông Putin đều hiểu rằng một Trung Quốc đang phát triển” thể hiện “một cơ hội thực thụ.” Hôm nay, theo ông Migranyan, “Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao không chỉ bắt kịp Âu Châu và Hoa Kỳ, mà còn đặt cho mình trọng trách bỏ xa các nước phương Tây (về công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, v.v.).”
Hôm 12/07, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã công bố kế hoạch bơm hàng tỷ USD vào việc phát triển ngành công nghiệp an ninh mạng của nước này. Nga biết nhận ra đâu là một đồng minh khi họ bắt gặp, và Trung Quốc dường như là một đồng minh quý giá. Theo Thời báo Hoàn cầu, một nhà cung cấp hàng ngày thông tin tuyên truyền của Trung Cộng, thì liên minh Trung-Nga hiện giờ là không thể phá vỡ.
Thế nên, trở lại với câu hỏi ban đầu: Liệu Trung Quốc có tấn công Hoa Kỳ không? Có chứ. Chế độ này đã làm vậy, rất nhiều lần rồi. Thời thế đang thay đổi, và các hành động chiến tranh đang phát triển. Trung Cộng đã do thám công dân Mỹ, đánh cắp dữ liệu, đánh cắp tài sản trí tuệ và đánh cắp tiền. Khi Bắc Kinh và Moscow tăng cường sự nối kết, dễ hình dung những hành vi tội ác trơ tráo như vậy sẽ tiếp tục. Đáng lo ngại hơn, hãy hình dung các cuộc tấn công mạng sẽ gia tăng cả về tần suất và mức độ. Chính phủ Tổng thống Biden nên chuẩn bị cho mình, bởi vì nhiều cuộc tấn công hơn nữa đang đến. Đó không phải là một câu hỏi ‘giả dụ,’ mà là câu hỏi ‘khi nào.’
Tác giả John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và những tờ báo danh tiếng khác. Ông cũng là một ký giả chuyên mục tại Cointelegraph.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do John Mac Ghlionn thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: