Liệu Hoa Kỳ có trở nên ít tự do hơn Nga?
Nga bị báo chí phản đối, như thế thật thích đáng. Tham nhũng tràn lan, các ký giả và những người chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin đã gặp phải những kết cục đột ngột, các cuộc biểu tình chính trị hàng loạt bị trấn áp bằng dùi cui, cộng đồng LGBTQ phải chịu những hạn chế theo kiểu mà đã kết thúc nhiều thập kỷ trước ở hầu hết các nước phương Tây, và các tôn giáo bị coi là không trung thành với quốc gia – một chi nhánh Hồi giáo cực đoan và [giáo phái] Nhân chứng Jehovah là những ví dụ – không được dung thứ.
Tuy nhiên, bằng một số biện pháp – một số biện pháp mang tính cá nhân hơn là chính trị – nước Nga ngày nay mang lại cho công dân của mình nhiều quyền hơn, sự tôn trọng hơn và tinh thần trách nhiệm nhiều hơn Hoa Kỳ, Canada và các nước phương Tây khác, nơi các quyền tự do căn bản không còn được coi là đương nhiên.
Sự suy giảm tự do của Hoa Kỳ thể hiện rõ ràng nhất kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19, nơi mà dưới “vỏ bọc của một đại dịch y tế thực sự, [Hoa Kỳ] thực sự đang chuyển sang một tình huống đảo chính, một tình trạng nhà nước cảnh sát,” bà Naomi Wolf–một cựu cố vấn của Tổng thống Bill Clinton–người đã cảnh báo về sự gia tăng của [chế độ] chuyên chế ở Hoa Kỳ kể từ khi [ra mắt] cuốn sách bán chạy nhất năm 2007 của bà, “The End of America.”
“Nhà nước hiện đã bóp chết các doanh nghiệp, ngăn không cho chúng tôi tụ tập tự do để thờ phượng như Tu chính án thứ Nhất quy định, đang xâm phạm cơ thể chúng tôi … [và] hạn chế sự di chuyển.”
Ngược lại, Nga đã kết thúc 6 tuần phong tỏa trên toàn quốc vào tháng 05/2020, với các quán bar và nhà hàng mở cửa trở lại cùng các biện pháp giãn cách xã hội, và đã từ chối duy trì đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ hai. Khi các đợt phong tỏa ở khu vực hoặc địa phương xảy ra sau đó, chúng có xu hướng ngắn hạn hoặc được nhắm mục tiêu [cụ thể], chẳng hạn như các đợt phong tỏa đối với những người từ 65 tuổi trở lên, buộc các quán bar và nhà hàng đóng cửa lúc 11 giờ đêm, hoặc yêu cầu kiểm tra nhiệt độ trước khi tiếp nhận khán giả đến nhà hát ở Moscow và các phòng hòa nhạc. Các nhà thờ thường phản đối [những biện pháp này].
Bàn về sự bảo đảm của hiến pháp Nga đối với sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước, nhiều nhà thờ, nếu không muốn nói là hầu hết, vẫn mở cửa cho Lễ Phục sinh. Sự chuyên chế mà Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác áp dụng thông qua đại dịch COVID-19 tồn tại trong thời gian ngắn và tương đối trầm lắng ở Nga.
Sau khi những lo ngại về COVID-19 chấm dứt, văn hóa xóa sổ của Hoa Kỳ sẽ vẫn tồn tại, đe dọa sinh kế của hàng triệu nhân viên trong các trường đại học, các tổ chức nghệ thuật, các tập đoàn lớn và các chính phủ dám bất đồng chính kiến. Ngay cả những vị anh hùng như George Washington và Abraham Lincoln cũng bị tẩy chay vì không đủ thuần khiết, hoặc quá da trắng và quá nam tính. Trên thực tế, các đảng phái đa nguyên lớn của xã hội Hoa Kỳ kết hợp lại đại diện cho đa số người Mỹ phải chịu kỷ luật vì bị cáo buộc là phân biệt chủng tộc, bài ngoại, phân biệt giới tính, kỳ thị đồng tính, đồng tính luyến ái hoặc nghi ngờ khác.
Ở Nga, hiện tượng văn hóa xóa sổ của phương Tây và tính đúng đắn chính trị thúc đẩy văn hóa này, không tồn tại, đến mức một bài bình luận trên tờ Moscow Times thiên tả, một nhà phê bình về Putin và Điện Kremlin, đã lên án [kiểu] nói chuyện thiếu tế nhị tràn lan khắp nước Nga, kể cả các chính trị gia: “Ở bất kỳ quốc gia nào khác với một phương thức chính trị đúng đắn, các nhà lập pháp đồng nghiệp và dư luận sẽ buộc các chính trị gia này từ chức. Một số quốc gia sẽ buộc tội họ theo luật về phát ngôn thù hận hoặc chủ nghĩa cực đoan.”
Người Nga không chỉ có quyền không chính xác về mặt chính trị, mà họ còn không cảm thấy bị tước quyền lãnh đạo chính trị của mình. Không giống như hàng triệu người Mỹ nghi ngờ rằng Tổng thống Joe Biden giành được nhiều phiếu bầu hơn Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, rất ít người Nga, ngay cả trong số những kẻ thù chính trị, tranh chấp chiến thắng bầu cử của Putin. Theo [kết quả thăm dò] do công ty khảo sát Levada có uy tín quốc tế công bố, ông Putin đã liên tục nổi tiếng với số lượng [người] tán thành vượt xa so với [những người] tán thành ông Biden hoặc ông Trump trước đó.
Người Nga tán thành các nhà lập pháp liên bang của họ nhiều hơn người Mỹ tán thành các nhà lãnh đạo quốc hội của họ và người Nga cũng tán thành nhiều thống đốc của họ. Trái ngược với sự thiên lệch từ các phương tiện truyền thông phương Tây chống ông Putin, chống Nga, ông Alexei Navalny, một đối thủ chính trị của Putin–người đã bị đầu độc và sau đó bị bỏ tù–có thể bị nhiều người ở phương Tây chế nhạo, nhưng tỷ lệ tán thành của ông chỉ là 19%, và ông ấy chỉ được 4% người Nga “tin tưởng nhất,” so với 32% người tin tưởng ông Putin nhất.
Chỉ có 17% người Nga tin tưởng rằng bộ phim gây sốt của ông Navalny – “Cung điện cho ông Putin: Lịch Sử của Vụ Hối Lộ Lớn Nhất Thế Giới”, trong đó tuyên bố ông sở hữu một cung điện trị giá 1.5 tỷ USD – không phải là một lời vu khống phi lý.
Mặc dù Nga là một quốc gia đa quốc gia với gần 200 dân tộc thiểu số, nhiều người trong số họ đại diện tại các nước cộng hòa dân tộc dựa trên sắc tộc và các khu tự trị, Nga đã tránh được sự chia rẽ sâu sắc và bản sắc chính trị thường thấy ở Hoa Kỳ. Nếu có bất cứ điều gì, các dân tộc thiểu số thậm chí có xu hướng ủng hộ ông Putin hơn những người dân tộc Nga, bất chấp nền tảng “Nước Nga trên hết” của ông Putin hoặc có lẽ vì chính nền tảng này.
Ngoại trừ Chechnya, nơi các phần tử Hồi giáo cực đoan đã gây chiến chống lại chính phủ liên bang, các dân tộc thiểu số có xu hướng là những người Nga yêu nước.
Các tôn giáo thiểu số cũng có xu hướng tự do hơn ở Nga so với nhiều nước phương Tây, nơi họ chịu sự phân biệt hoặc tệ hơn. Chủ nghĩa bài Do Thái đang gia tăng ở Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc và Pháp, khiến nhiều người Do Thái di cư đến Israel hoặc các quốc gia khác được cho là an toàn. Người Do Thái không rời khỏi nước Nga vì sợ bị tấn công—ông Putin và liên bang Nga rất thận trọng trong việc làm cho người Do Thái ở Nga cảm thấy được chào đón, khiến nhiều người Do Thái từ Liên Xô cũ di cư đến Israel lại quay trở lại nước Nga (pdf).
Người Nga không khao khát trở thành những người Mỹ ‘thức tỉnh’ và người Mỹ không khao khát được sống dưới sự cai trị của người đàn ông mạnh mẽ kiểu Nga. Nhưng trừ khi xu hướng đảo ngược, thì người Mỹ có thể thực hiện tệ hơn các quyền tự do ở cấp độ Nga.
Bà Wolf lo ngại rằng, “Chúng ta đang biến thành một phiên bản của một nhà nước độc tài toàn trị ngay trước mắt mọi người.”
Ông Lawrence Solomon là một nhà báo chuyên mục, một tác giả và là giám đốc chính sách của Probe International có trụ sở tại Toronto. @LSolomonTweets [email protected]
Quan điểm trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Lawrence Solomon thực hiện
Minh Khanh biên dịch
Xem thêm: