Lịch sử Hoa Kỳ đang bị bóp méo để gieo rắc sự chia rẽ chính trị
Bà Mary Grabar, tác giả của cuốn sách sắp ra mắt có tựa đề “Phá vỡ Dự án 1619: Phơi bày kế hoạch chia rẽ Hoa Kỳ,” nói với chương trình Giao lộ Thông tin (Crossroads) của Epoch TV rằng Dự án 1619 gây tranh cãi đã làm lệch lạc lịch sử Hoa Kỳ vì những kết thúc chính trị gây chia rẽ.
Dự án 1619 cố gắng đưa việc buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương là yếu tố thống trị trong sự lập quốc của Hoa Kỳ thay vì những lý tưởng như tự do cá nhân và các quyền tạo hóa. Sáng kiến này đã được các nhà sử học cùng các nhà khoa học về chính trị tán thành rộng rãi, với một số nhà phê bình gọi đây là một cố gắng hòng viết lại lịch sử Hoa Kỳ qua lăng kính tả khuynh.
Trong cuộc phỏng vấn, bà Grabar đã chỉ trích dự án này là không chính xác, chẳng hạn như việc cuộc cách mạng Hoa Kỳ đã chiến đấu để bảo tồn thể chế nô lệ hơn là để tìm kiếm sự độc lập khỏi Anh Quốc.
“Cách mà Dự án 1619 trình bày, đó là một hình thức đơn giản hóa quá mức,” bà Grabar nói khi đề cập đến các động lực của chế độ nô lệ và sự phản đối ngày càng tăng đối với chế độ này trước thềm Tuyên ngôn độc lập 1776 và Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ.
Bà Grabar cho biết tình cảnh Anh Quốc lúc này đã được ủng hộ sâu sắc trong việc buôn bán nô lệ và rằng, “họ thực sự đang khuyến khích các thuộc địa sử dụng lao động nô lệ, bởi vì họ đi đầu trong việc buôn bán nô lệ quốc tế.”
“Họ đã kiếm được rất nhiều tiền, và họ muốn các vùng thuộc địa có nô lệ,” bà Grabar nhấn mạnh và nói thêm rằng thực tế thì các động lực xung quanh chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ trái ngược với những tuyên bố của những người đề xướng Dự án 1619.
Dự án 1619 được mở màn bởi một bài tiểu luận của nhà văn Nikole Hannah-Jones trên tờ New York Times, về căn bản nhà văn này đưa ra lập luận rằng điều khiến những người sáng lập Hoa Kỳ tìm kiếm sự độc lập khỏi Anh Quốc là vì mong muốn duy trì sở hữu nô lệ.
“Một thực tế bị tiện tay bỏ ra khỏi huyền thoại sáng lập của chúng ta đó là một trong những lý do chính yếu khiến một số vùng thuộc địa quyết định tuyên bố độc lập khỏi Anh Quốc là vì họ muốn bảo vệ chế độ nô lệ,” bà Hannah-Jones viết, lập luận thêm rằng lợi tức có được từ lao động nô lệ đã thúc đẩy những bậc quốc phụ của Hoa Kỳ giành độc lập.
“Nói cách khác, chúng ta có thể đã không bao giờ nổi dậy chống lại Anh Quốc nếu các bậc quốc phụ đã không hiểu ra rằng chế độ nô lệ đã trao quyền cho họ làm như vậy; cũng như nếu họ không tin rằng độc lập là cần thiết để bảo đảm rằng chế độ nô lệ sẽ tiếp diễn,” bà Hannah-Jones viết và cho biết thêm rằng, “Không phải ngẫu nhiên mà 10 trong số 12 tổng thống đầu tiên của quốc gia này là nô lệ, và một số người có thể lập luận rằng quốc gia này được thành lập không phải như một nền dân chủ mà là một nền nô lệ.”
Bà Grabar cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng cách giải thích này là không chính xác.
“Nó trái ngược với những gì bà Hannah-Jones … đang nói,” bà Grabar cho biết, và nói thêm rằng phải đến năm 1787, phong trào bãi nô mới bắt đầu ở Anh Quốc, khoảng 4 năm sau khi Hiệp ước Paris 1783 được ký kết, chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ.
“Rất nhiều kịch bản được thúc đẩy ngay lúc này cũng đều là những ý kiến cho rằng toàn bộ lịch sử của Hoa Kỳ về căn bản là một kiểu chuyên chế nào đó,” bà Grabar nói, chứ không phải thực tế là “hệ thống Hoa Kỳ đang cố gắng chống lại các dạng chuyên chế khác nhau.”
“Mô hình điều hành thế giới của Hoa Kỳ luôn dựa trên điều đó,” bà Grabar nói khi đề cập đến cuộc chiến chống lại chế độ chuyên chế. Bà nói thêm rằng những gì chúng ta đang chứng kiến với Dự án 1619 “là sự lật ngược của toàn bộ câu chuyện đó.”
Bà cho rằng bối cảnh rộng lớn hơn cho việc xuyên tạc lịch sử như vậy là coi Hoa Kỳ về căn bản là chuyên chế, tạo điều kiện cho việc thế chỗ hệ thống tư bản thị trường tự do bằng một chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhưng chủ nghĩa xã hội “đã không hiệu nghiệm ở bất cứ nơi đâu,” bà Grabar nói. “Nó chỉ tạo ra rất nhiều đau khổ, chết chóc và sự nô dịch.”
Các nhà sử học khác đã chỉ trích Dự án 1619, với việc nhà sử học từng đoạt giải Pulitzer, ông Gordon Wood, gọi đó là “quá sai lầm theo rất nhiều cách.” Một người từng đoạt giải Pulitzer khác, ông James McPherson, người đứng đầu các nhà sử học về cuộc Nội chiến, lập luận rằng dự án này đưa ra một “đánh giá không công bằng, mang tính một chiều,” mà bỏ qua các sự kiện lịch sử chủ chốt.
Ông Thomas Mackaman, giáo sư lịch sử tại đại học King’s College ở Wilkes-Barre, Pennsylvania, nói với The Wall Street Journal rằng, theo quan điểm của ông, cách mạng Hoa Kỳ không thiết lập một “chế độ nô lệ,” như bà Hannah-Jones đưa ra, mà thay vào đó, nó “đưa chế độ nô lệ ra chất vấn theo cách chưa từng được thực hiện trước đây” bằng cách “nâng sự bình đẳng phổ quát của nhân loại thành như một nguyên tắc căn bản.”
Gần đây, 37 đảng viên Cộng Hòa do lãnh đạo thiểu số thượng viện Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky) đứng đầu đã viết một bức thư cho Bộ trưởng Giáo dục Miguel Cardona thúc giục ông này loại bỏ Dự án 1619 khỏi các chương trình tài trợ của liên bang khi lập luận rằng dự án này bóp méo lịch sử Hoa Kỳ vì những mục đích chính trị gây chia rẽ.
Trong một quy tắc mới được đề xướng ban hành hôm 19/04, Bộ Giáo dục đã đề ra các tiêu chí ưu tiên mới cho khoản tài trợ trị giá 5.3 triệu USD dành cho môn Giáo dục Công dân và Lịch sử Hoa Kỳ, cũng như các tài liệu mẫu để các nhà giáo dục từ bậc mẫu giáo đến lớp 12 sử dụng, bao gồm cả Dự án 1619.
Ông McConnell và các đồng sự Đảng Cộng Hòa của ông viết trong thư rằng, “Thế hệ thanh niên của đất nước chúng ta không cần những lời tuyên truyền từ các nhà hoạt động chỉ hoài niệm về những thiếu sót trong quá khứ và chia cắt đất nước của chúng ta thành những phe phái đối lập. Các chương trình được hỗ trợ từ tiền của những người nộp thuế nên tập trung vào những đức hạnh chung của công dân gắn kết chúng ta với nhau, chứ không phải thúc đẩy những nghị trình cấp tiến khiến chúng ta chia cắt.”
Do Tom Ozimek thực hiện
Với sự đóng góp của Joshua Phillips
Thiện Lan biên dịch
Xem thêm: