Làm trái lời hứa, Trung Cộng bắt đầu tiến hành các chuyến bay thường xuyên trên đảo nhân tạo ở Biển Đông
Tờ The Washington Times của Hoa Kỳ cho biết vào hôm thứ Ba (13/7) rằng, các ảnh chụp vệ tinh cho thấy quân đội Trung Cộng đã vi phạm lời hứa, vẫn đang triển khai các phi cơ kiểm soát và cảnh báo sớm điện tử cùng các phi cơ trực thăng trên hai hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời tiến hành các chuyến bay thường xuyên.
Theo báo cáo, các hình ảnh vệ tinh cho thấy phi cơ kiểm soát và cảnh báo sớm trên không của Lực lượng Phòng không KJ-500 của Trung Cộng đã được triển khai đến Đá Vành Khăn vào tháng 5 và tháng 6. Ngoài ra, vào tháng 6 và tháng 7, một vận tải cơ Y-9 và một trực thăng Z-8 đã đóng quân tại bãi đá ngầm Subi. Còn trước đó vào năm 2020, tiêm kích chống tàu ngầm KQ-200 đã được triển khai tới Đá Chữ Thập.
Các đảo và bãi đá ngầm này đều là một phần của quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), các quốc gia và khu vực tuyên bố chủ quyền tại nơi này còn bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei.
Các nhà nghiên cứu quân sự: Trung Cộng bắt đầu tiến hành các chuyến bay thường xuyên trên các đảo nhân tạo
Theo báo cáo của The Washington Times vào hôm thứ Ba, ba hòn đảo và bãi đá ngầm này hiện đã là khu tam giác căn cứ quân sự trên Biển Đông của Trung Cộng, nó có thể đang chứa nhiều phi cơ chiến đấu và phi cơ ném bom khác nhau, thậm chí có thể còn đang đậu hầu hết tàu chiến của Trung Cộng.
J Michael Dahm, một nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins và là một cựu sĩ quan tình báo hải quân, là người đã chụp các bức ảnh vệ tinh về những phi cơ quân sự của Trung Cộng.
Ông nói với tờ The Washington Times rằng biến hóa hình thế về quân sự quan trọng nhất trong năm 2021 là “phi cơ và trực thăng đặc nhiệm của Trung Quốc đã xuất hiện tại bãi đá ngầm Subi và đá Vành Khăn”. Điều này cho thấy Trung Cộng đã bắt đầu tiến hành các hoạt động không quân thường xuyên tại căn cứ.
Ông Dahm vừa hoàn thành một báo cáo nghiên cứu, trong đó lần đầu tiên tiết lộ cách phân bố của các hỏa tiễn phòng không, hỏa tiễn chống hạm và hỏa tiễn tấn công mặt đất trên 3 trong số 7 đảo và bãi đá ngầm ở Biển Đông, bao gồm Đá Vành Khăn và bãi đá ngầm Subi.
Ông dự đoán rằng những phi cơ trinh sát, hệ thống hỏa tiễn đất đối không và phòng không, cùng những chiến đấu cơ này sẽ được sử dụng để “che chở và bảo vệ hải quân Trung Quốc, để chúng có khả năng xâm nhập vào Đông Nam Á và Biển Đông”.
Báo cáo còn cảnh báo rằng mỗi phi trường do Trung Cộng xây dựng trên ba hòn đảo đều có một nhà chứa phi cơ dành cho 24 chiến đấu cơ phản lực.
Giá trị về mặt chiến thuật của các đảo nhân tạo mà Trung Cộng chiếm đóng không cao như tưởng tượng
Phillip Orchard, một nhà phân tích của trang Geopolitical Futures, nói rằng Trung Cộng muốn sử dụng căn cứ ở Biển Đông như một tiền đồn quân sự quan trọng, nhưng xét về giá trị chiến thuật, “Trong một cuộc chiến thực sự và lâu dài với Hoa Kỳ và các đồng minh, giá trị về mặt chiến thuật của quần đảo Trường Sa sẽ nhanh chóng giảm sút”.
Đó là bởi vì diễn biến tiếp theo sẽ không chỉ liên quan đến Hoa Kỳ, mà còn liên quan đến sự bất mãn chung của các quốc gia Đông Á khác đối với chủ nghĩa bành trướng trên biển của Trung Cộng.
Ngoài ra, Phillip Orchard còn đặt câu hỏi về giá trị quân sự thuần túy của những hòn đảo nhân tạo này vì chúng không nằm gần các cửa ngõ quan trọng, trong khi Hải quân Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực có thể sử dụng các cửa ngõ quan trọng để phong bế các tuyến đường biển mà Trung Quốc sử dụng.
Ông nói rằng, tầm bắn của các hỏa tiễn tấn công tầm trung và tầm xa hiện có và trong kho vũ khí tương lai của Hoa Kỳ có thể dễ dàng bao phủ các căn cứ trên quần đảo này.
Vào tháng 9/2015, Tổng Bí thư Trung Cộng Tập Cận Bình đã đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng và hứa rằng Trung Cộng “không có ý định quân sự hóa quần đảo Nam Sa”, và các tiền đồn của Trung Cộng cũng sẽ không “nhắm mục tiêu hoặc ảnh hưởng đến bất kỳ quốc gia nào”.
Nhưng kể từ năm 2016, cơ quan tư vấn của Hoa Kỳ – Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã cảnh báo rằng, Trung Cộng đang tăng cường xây dựng các nhà chứa phi cơ trên ba hòn đảo và bãi đá ngầm ở Biển Đông, nhằm tiến thêm một bước để kiểm soát Biển Đông hơn nữa.
Chính quyền Trump đã công khai chỉ trích Trung Cộng vì vi phạm lời hứa và quân sự hóa Biển Đông, đồng thời kêu gọi các nước Đông Nam Á cùng với Hoa Kỳ chống lại các hoạt động phi pháp ở trên Biển Đông của Trung Cộng.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã tham dự một hội nghị video của các ngoại trưởng ASEAN vào hôm thứ Tư (14/7). Ông cho biết, Hoa Kỳ bác bỏ các tuyên bố hàng hải “phi pháp” của Trung Cộng ở trên khu vực Biển Đông, và hứa sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước ASEAN.
Trong một tuyên bố vào ngày 11/7, ông Blinken đã nhắc lại chính sách của Hoa Kỳ vào ngày 13/7/2020 liên quan đến các tuyên bố chủ quyền ở trên Biển Đông, rằng chính quyền Trump phủ nhận hầu hết yêu sách về chủ quyền ở trên Biển Đông của Trung Cộng.
Ông cũng kêu gọi Trung Cộng “tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế, ngừng các hành vi khiêu khích và thực hiện các biện pháp để bảo đảm với cộng đồng quốc tế rằng Trung Quốc cam kết duy trì trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, và tôn trọng quyền lợi của tất cả các quốc gia lớn nhỏ”.
Do Lâm Yên, Lí Duyên thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: