Khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến Trung Quốc ra sao?
Sự xuất hiện của “sử dụng than đỉnh điểm” ở Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tồn tại chiến lược của nước này như thế nào?
Dự trữ than của Trung Quốc, then chốt của an ninh năng lượng, hiện đang suy giảm.
Hơn một nửa năng lượng của Trung Quốc được cung cấp bằng than. Sản lượng dầu trong nước đã đạt đỉnh vào năm 2013. Năm 2020, Trung Quốc sản xuất 3.9 triệu thùng dầu trong nước mỗi ngày; tiêu thụ 14.2 triệu thùng mỗi ngày.
Sự xuất hiện của “tiêu dùng than đỉnh điểm” vào năm 2021 tại Trung Quốc đã được dự báo vào năm 2013 bởi nhà khoa học người Úc David Archibald, người đã lưu ý trong Báo cáo của Wentworth hôm 26/11: “Than giá rẻ là nguồn sức mạnh của ĐCSTQ, cho phép họ đe dọa hầu hết các nước láng giềng của họ và bắt nạt những quốc gia khác ở xa như Lithuania. Nhưng lượng than đỉnh điểm đã đến đúng lúc đối với ĐCSTQ và họ hiện đang nhìn chằm chằm vào vực thẳm của việc sản lượng than sụt giảm nhanh chóng.
Ông viết, “Tiêu thụ than ở mức 4,000 triệu tấn mỗi năm là năng lượng tương đương với 50 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương với một nửa lượng tiêu thụ dầu hàng ngày trên thế giới. Chi phí khai thác tài nguyên có xu hướng tăng mạnh khi một nửa tài nguyên được khai thác. ĐCSTQ đã dùng một nửa trữ lượng than ban đầu và hiện đang bước vào một thế giới đầy tổn thương.”
Ông Archibald chỉ ra rằng Trung Quốc có thể làm những gì phương Tây đã làm trong những năm 1950 và 60: chuyển sang sản xuất điện hạt nhân. Tuy nhiên, bất chấp cam kết lớn với các nhà máy điện hạt nhân, Bắc Kinh vẫn chưa xây dựng đủ lò phản ứng để bù đắp lượng than mất đi trong nước. Và sẽ rất khó để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân với tốc độ đủ để bù đắp cho lượng than sụt giảm.
Ông lưu ý: “Ngoài việc bảo lãnh cho ngành xuất cảng của họ, điện giá rẻ từ than đá cũng khiến Trung Quốc tiếp tục nuôi sống. Trung Quốc sử dụng 393 kg/ha phân đạm để sản xuất trung bình sáu tấn ngũ cốc/ha. Phân đạm ở Trung Quốc được sản xuất bằng cách sử dụng than làm nguồn năng lượng.
“Sản xuất than của ĐCSTQ hiện tập trung ở 3 trong số 23 tỉnh [đại lục] của Trung Quốc: Sơn Tây, Thiểm Tây, và Nội Mông. Tổng sản lượng từ các tỉnh khác đã đạt đỉnh cách đây một thập kỷ. Trung Quốc bắt đầu nhập cảng than khi chi phí sản xuất của chính họ tăng cao hơn giá than nhập cảng. Nhập cảng đã tăng lên khoảng 10% lượng than tiêu thụ của Trung Quốc.”
Ông Archibald lưu ý rằng một số trữ lượng than ở Tân Cương đang được phát triển, nhưng khu vực này quá xa các trung tâm nhu cầu ở bờ biển phía đông để vận chuyển bằng tàu hỏa. Vì vậy, ba đường dây siêu cao thế đã được xây dựng, hoạt động bằng dòng điện một chiều. Công nghệ này có tổn thất truyền dẫn rất thấp.
Ông cũng lưu ý rằng Tân Cương cũng là nơi Trung Quốc đã mở rộng ngành công nghiệp nấu chảy silicon để đáp ứng nhu cầu toàn cầu về tấm pin quang điện. Sản xuất bánh xốp polysilicon tiêu tốn 117 kWh điện cho mỗi kg. Khoảng 45% polysilicon trên thế giới hiện được sản xuất ở Tân Cương. Tiêu thụ than cao nhất đối với Trung Quốc có nghĩa là năng lượng tái tạo sẽ trở thành là quá đắt đỏ đối với phần còn lại của thế giới để lắp đặt.
Sản lượng than sụt giảm của Trung Quốc khiến ĐCSTQ dễ dàng tuyên bố rằng họ đang tiến tới giảm lượng khí thải carbon bằng cách giảm khai thác than. Nhưng Bắc Kinh có rất ít lựa chọn trong vấn đề này. Họ sẽ tăng khai thác những lượng than còn lại ở Trung Quốc đại lục, để giải quyết các vấn đề ngắn hạn.
Nhu cầu thép giảm trên thị trường thế giới và trong chính thị trường Trung Quốc—càng trở nên trầm trọng hơn do tình trạng dư thừa thép hiện nay—có nghĩa là sẽ cần ít than hơn để sản xuất thép. Một lần nữa, điều này cho phép Bắc Kinh miêu tả các cam kết “biến đổi khí hậu” của mình dưới góc độ chính xác, nhưng nó chỉ phản ánh tốc độ suy giảm của hoạt động kinh tế trong nước.
Cơ hội để ông Tập Cận Bình khai thác “tác dụng” giảm lượng than này có thể được đưa ra tại hội nghị COP26 gần đây về biến đổi khí hậu được tổ chức tại Glasgow, Scotland, từ hôm 31/10 đến hôm 12/11, nhưng nó đã không diễn ra.
Ông Tập là một trong những nhà lãnh đạo lớn trên thế giới không tham dự COP26. Ông đã miễn cưỡng rời Trung Quốc vào thời điểm tế nhị vì ĐCSTQ và sự nghiệp của chính mình. Ông Tập đang ủng hộ việc tái đắc cử của ông tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vào tháng 10/2022, để ông có thể giành được nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có—về căn bản là nhiệm kỳ trọn đời—với tư cách là nhà lãnh đạo ĐCSTQ.
Ông đang cố gắng thực hiện hành động cân bằng đó vào thời điểm Trung Quốc đang cạn kiệt đồng tiền mạnh cần thiết để đảm bảo sự tăng trưởng chiến lược liên tục cho Đảng và nhà nước. Ông Tập đã cố gắng xây dựng hình ảnh rằng Trung Quốc cộng sản tiếp tục là một “cường quốc đang trỗi dậy” trong khi trên thực tế, nền kinh tế của nước này đã sa sút nghiêm trọng kể từ khoảng năm 2015.
Vì vậy, ông Tập đã phải bắt đầu rào chắn lại Đảng khỏi các quyền tự do của khu vực tư nhân, vốn đã bắt đầu thách thức ĐCSTQ về quyền kiểm soát xã hội. Ông đã đồng thời tuyên bố rằng Trung Quốc đang tăng cường tăng trưởng kinh tế và chiến lược của mình trong khi chủ trì việc áp dụng các biện pháp kiểm soát để hạn chế khu vực tư nhân. Các nhà kinh tế của ĐCSTQ nói về sự quay trở lại “nền kinh tế quay vòng” theo chủ nghĩa Mao ở Trung Quốc đại lục, trong đó sự phụ thuộc vào thị trường ngoại quốc sẽ giảm đáng kể.
Vì vậy, mức sống cũng vậy, đến mức—như đã xảy ra dưới hình mẫu của ông Tập, Mao Trạch Đông—sẽ dẫn đến nạn đói hàng loạt và nghèo đói. Nhưng Đảng sẽ an toàn trong sự kiểm soát của mình.
Liệu Trung Quốc có quay lại là những thị trường than và quặng sắt của thế giới? Có thể là ở một mức độ hạn chế thôi, do nhu cầu thép trong nước và quốc tế ngày càng giảm. Liệu chi phí than tăng có chấm dứt tình trạng gần như độc quyền sản xuất các tấm pin mặt trời của Trung Quốc? Có lẽ vậy.
Liệu việc giảm sản xuất phân bón từ than đá có làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực của Trung Quốc, trong bối cảnh nước này phụ thuộc quá nhiều vào thực phẩm nhập cảng để tồn tại? Chắc chắn rồi.
Và nếu chính phủ Trung Quốc tham gia vào các hành động quân sự thù địch có liên quan Hoa Kỳ—chẳng hạn như một cuộc tấn công vào Đài Loan—thì Mỹ có thể cắt đứt nguồn cung cấp nông sản cho Trung Quốc.
Những thách thức của ông Tập ngày càng gia tăng.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Gregory Copley là chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn. Sinh ra ở Úc, Ông Copley là một thành viên của Order of Australia, là doanh nhân, nhà văn, cố vấn chính phủ và biên tập viên xuất bản quốc phòng. Cuốn sách mới nhất của ông là “The New Total War of the 21st Century” (“Cuộc Chiến Toàn Diện Mới của Thế Kỷ 21) và “The Trigger of the Fear Pandemic” (Sự Kích Hoạt Nỗi Sợ Hãi của Đại Dịch).
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: