Giữa thế kỷ thứ 8 và 19, Kyoto là thủ đô nằm ở phía tây của Nhật Bản. Được xây dựng vào năm 794, Kyoto được xây cất phỏng theo thành Trường An, kinh đô thời Đường của Trung Quốc mà ngày nay là Tây An.Hồ nước và vườn cây trước Đền Byodo-in tượng tượng trưng cho cõi Tịnh Độ, thiên đường của Đức Phật A Di Đà. (Ảnh: Oilstreet/CC BY-SA 3.0)
Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật và kiến trúc của Nhật Bản. UNESCO đã liệt kê ít nhất 17 di tích lịch sử của cố đô Kyoto thể hiện sự phát triển của các kiến trúc bằng gỗ và thiết kế sân vườn Nhật Bản. UNESCO lưu ý rằng nhiều công trình kiến trúc đã được bảo tồn theo nguyên gốc nhờ truyền thống tôn trọng các di tích kiến trúc của người Nhật. Bất kỳ di tích nào cần được sửa chữa hoặc xây dựng lại, những người thợ Nhật Bản đều giữ nguyên phong cách kiến trúc và trang trí như ban đầu.Đền Ujigami, với mái dốc bất đối xứng khác biệt, là ví dụ lâu đời nhất về kiến trúc nagare-zukuri của Nhật Bản. Ngôi đền được xây dựng làm đền giám hộ cho Đền Byodo-in vào cuối thời Heian (749–1185). (Ảnh: Pistpist/Shutterstock)Đền Kamigamo (Kamigamo-jinja) là một đền Thần Đạo được thành lập lần đầu tiên vào năm 678 để bảo vệ Kyoto khỏi các thế lực xấu. (Ảnh: Lewis Liu/Shutterstock)Shimogamo-jinja là một đền thờ Thần Đạo có từ thế kỷ thứ sáu. (Ảnh: Nyker/Shutterstock)To-ji là ngôi chùa Phật Giáo Shingon cao năm tầng, được thành lập vào năm 796, là một trong ba ngôi chùa Phật Giáo duy nhất ở Kyoto vào thời điểm đó. Kukai, một nhà sư Phật Giáo Nhật Bản, đã thành lập Phật Giáo Shingon khi ông trở về từ Trung Quốc, nơi ông đã học Đạo Phật. (Ảnh:Takashi/Shutterstock)Sảnh chính của chùa Phật Giáo Kiyomizu-dera. (Ảnh:Chen Min Chun/Shutterstock)Được thành lập vào năm 788, ngôi đền Phật Giáo Enryaku nằm trên Núi Hiei có tầm nhìn toàn cảnh Kyoto. Ngôi đền là trụ sở của Phật Giáo Tendai. Năm 806, nhà sư Saicho đã giới thiệu Phật Giáo Tendai từ Trung Quốc vào Nhật Bản. (Ảnh: Beibaoke/Shutterstock)Được xây dựng vào năm 951, ngôi chùa năm tầng uy nghiêm của Đền Daigo được cho là lâu đời nhất ở Kyoto. Các bức tranh mandala của Phật Giáo nằm trên các bức tường ở tầng trệt. (Ảnh: Pio3/Shutterstock)Sảnh vàng của Đền Ninna. Theo truyền thống cổ xưa, một thành viên của gia đình hoàng gia luôn giữ vai trò là sư trụ trì Phật Giáo Shingon của chùa Ninna. (Ảnh: Andres Garcia Martin/Shutterstock)Ẩn mình giữa những tán cây, Sekisui-in (trong ảnh) là công trình thế kỷ 13 duy nhất còn sót lại từ ngôi đền gốc. (663highland/CC SA-BY 3.0)Vườn Zen của Đền Koke-dera (Đền Moss) có từ năm 1339 và ảnh hưởng lớn đến thiết kế sân vườn Nhật Bản. (Ảnh: Julian52000/Shutterstock)Vườn Zen thế kỷ 14 của Đền Tenryu được xây dựng xung quanh một hồ nước. Thác nước, cầu đá và các tảng đá được bố cục cẩn thận để tạo thuận tiện cho sự chiêm nghiệm sâu lắng. (Ảnh: Patrick Foto/Shutterstock)Một phụ nữ trong trang phục kimono truyền thống đang chiêm ngưỡng Đền Kinkaku (Đình vàng) ở Kyoto, Nhật Bản. (Ảnh: Guitar photographer/Shutterstock)Được xây dựng vào năm 1489, ngôi đền Zen của Ginkaku-ji (Đền thờ của Silver Pavilion) thể hiện hai phong cách kiến trúc đặc biệt. (Ảnh: Sean Pavone/Shutterstock)Khu vườn tại Thiền viện Ryoan-ji (Long An Tự) được xem là một trong những ví dụ điển hình nhất của vườn thiền. Phong cách kare-sansui, hay vườn khô, gồm những tảng đá lớn và sỏi cuội được trải và cào cẩn thận tôn lên chất thiền. (Ảnh: Cquest/CC BY-SA 2.5)Đền Higashi Hongan toát lên vẻ huy hoàng của thời kỳ Azuchi-Momoyama (1574–1600) khi ngôi đền có từ thế kỷ 13 được trùng tu. Trong thời kỳ Azuchi-Momoyama, các lâu đài và dinh thự lớn đã thay thế kiến trúc đền thờ. (Ảnh: DRN Studio/Shutterstock)Lâu đài Nijo được xây dựng vào năm 1603 để bảo vệ Hoàng cung, Kyoto, Nhật Bản. (Ảnh: Beeboys/Shutterstock)
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Hoa Kỳ đã chậm lại trong tháng Năm, bất chấp kỳ vọng của các nhà kinh tế và khiến các nhà hoạch định chính sách của Fed hy vọng rằng tiến bộ về lạm phát đã hồi sinh.
Hai chị em cô Cathy và anh Allen Wang đoàn tụ tại Sydney sau 8 năm xa cách nhưng họ không còn có thể chúc cha của mình là ông Wang Xiaoshen một Ngày của…
Trước đợt tăng thuế lên tới 38.1% đối với xe điện nhập cảng từ Trung Quốc mà Liên minh u Châu công bố hôm 12/04, các quốc gia thành viên EU và giới chuyên gia đã đưa ra những phản ứng khác nhau.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lợi dụng sự trợ giúp của Hoa Kỳ dành cho Israel và Ukraine để biện minh cho chính sách ngoại giao bẫy nợ của mình.