Khủng hoảng nợ ở Hoa Kỳ nhưng chi tiêu và vay nợ vẫn tiếp diễn không hạn chế
Chúng ta có thể nói về cuộc khủng hoảng nợ của Hoa Kỳ không? Chúng ta không thể? Tệ thật.
Quý vị thậm chí có thể không biết chính phủ đang có một cuộc khủng hoảng nợ như vậy. Rốt cuộc, họ chỉ tiếp tục vay nợ, chi tiêu, và đánh thuế, trong khi những người cấp tiến [còn] nói rằng thuế suất, có vẻ như là, đang quá thấp. Vì vậy, có lẽ quý vị đã bỏ lỡ nội dung này trong các nguồn tin tức của mình về hạn mức trần nợ.
Hoặc [là do] cánh báo chí. Bởi vì tôi đã dõi theo câu chuyện này kể từ khi chưa có cái gọi là “nguồn tin tức” [news feed] hay “internet”. Quay trở lại những năm 1980, có lẽ sẽ có một sự kích động lớn khi chi tiêu và vay mượn của chính phủ quá nhiều như vậy. Ý tôi là những khoản ngân sách ngàn tỷ dollar? Thâm hụt 150 tỷ USD? Và mọi người sẽ kêu la về vấn đề lãng phí và các ủy ban lưỡng đảng sẽ phải đưa ra những thỏa hiệp mạnh mẽ để trì hoãn vấn đề đó.
Tại một thời điểm nào đó, mọi người đã quyết định một cách rõ ràng đó chỉ là diễn thôi vì cuộc khủng hoảng như vậy không bao giờ đến. Dưới thời Reagan, trong khi ông Hank Williams. Jr. ca tụng “ông Reagan cắt giảm ngân sách làm các nhà dân chủ phải khóc thét,” thì chi tiêu liên bang tăng từ 678 tỷ USD lên 1,144 ngàn tỷ USD trong khi nợ vay tăng từ 738 tỷ USD lên 2.1 ngàn tỷ USD. Văn phòng Ngân sách Quốc hội đã từng dự đoán là đến năm tài chính 2021, chi tiêu đạt 6.8 ngàn tỷ USD, nguồn thu 3.8 ngàn tỷ USD và thâm hụt là 3 ngàn tỷ USD, tức chưa [có] đến 1 USD trên mỗi 2 USD đi vay, mặc dù may mắn là thâm hụt thực tế chỉ là 2.77 ngàn tỷ USD và tổng nợ lên tới 23 ngàn tỷ USD. Điều tốt là ông Trump đã đánh bại bà Hillary hoặc nếu không thì Hoa Kỳ đã có thể [sử dụng] ngân sách giống như một nước cộng hòa yếu kém (banana republic).
Thật kỳ lạ, tôi vẫn nhận được một email của NBC về “Cách ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa đã trở nên phổ biến như thế nào”. Và vấn đề [ở đây] thậm chí không phải là nợ hay thâm hụt. Thay vào đó, quý vị sẽ hài lòng [chăng] khi biết rằng, vấn đề ở đây là sự phá vỡ chức năng chung của chính phủ. Quốc hội có ý định thông qua các dự luật phân bổ trước ngày 01/10 để chi trả cho các hoạt động của chính phủ, nhưng thay vào đó “họ lại thường chuyển sang tiếp tục thực hiện các quyết sách như một giải pháp tạm thời” hiện được sử dụng “để chi trả cho một giai đoạn trung bình hơn nửa năm”, trong khi trước năm 2011 điều đó chỉ áp dụng cho thời gian là một phần ba năm.
Vâng, quý vị đã hiểu đúng rồi đấy. Chính phủ thậm chí không thể nghĩ ra những cách mới để tiêu những đồng tiền trong tưởng tượng nhằm thu hút sự ủng hộ từ những cử tri nhàn rỗi, vì vậy chính phủ chỉ đơn giản là đưa điều đó vào cơ chế tự động. Theo đó, những cử tri nhàn rỗi thu về tới hơn 200 nghìn USD mỗi năm cộng với các khoản phúc lợi, tăng từ mức 6 USD một ngày vào năm 1789. (Tôi nhận ra trong số những thứ tử tế mà họ ban thưởng [cho người Mỹ] chính là lạm phát, nhưng dẫu vậy thì, 1,500 USD hàng năm của năm 1815 chỉ tương đương có 21 ngàn USD của hôm nay thôi).
Hôm 02/12, tờ New York Times đưa tin “Quốc hội phê chuẩn dự luật chi tiêu, tránh cho chính phủ phải đóng cửa/Cuộc bỏ phiếu cấp ngân sách cho chính phủ đến giữa tháng 2 đã diễn ra sau khi các nhà lập pháp đã ngăn chặn sự đe dọa của Đảng Cộng Hòa là buộc đóng cửa [chính phủ] vì yêu cầu chích ngừa vaccine bắt buộc.” Vì vậy, đây chính là việc các nhà lập pháp đã đương đầu với các thành viên của Đảng Cộng Hòa, những người bị coi là bên phá luật. Mặc dù về mặt kỹ thuật Hạ viện đã bỏ phiếu 221-212 với chỉ một thành viên Cộng hòa “đồng ý”, nhưng có 19 thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã tham gia cùng toàn bộ các thành viên đảng Dân chủ trong việc “đồng ý, sao cũng được.”
Còn bây giờ tôi không thực sự ủng hộ việc cắt ngân sách của chính phủ nếu đảng kia [Đảng Dân Chủ] thắng trong một cuộc bỏ phiếu. Điều này có vẻ như là giận dỗi. Nhưng một cách lý tưởng là, quý vị giành được một cuộc bỏ phiếu rồi sau đó mới ấn định ngân sách. Thật không may là, lợi thế của việc giành được một cuộc bỏ phiếu có vẻ tốt hơn nhiều so với việc ấn định ngân sách. Vì vậy, bất chấp hành động phòng xa rất anh hùng để ngăn chặn thảm họa cho đến vài tuần sau Giáng sinh, thì cuộc khủng hoảng nợ vẫn cứ tiếp diễn thôi. Tôi đã không hình dung nổi điều này.
CNBC đã đưa tin vào giữa tháng 11, như thể đó là điều bình thường nhất trên thế giới, mà có lẽ bây giờ là như vậy, rằng Bộ trưởng Ngân khố đã thông báo “Mỹ sẽ đạt giới hạn nợ hôm 15/12, muộn hơn gần hai tuần so với dự báo ban đầu của bà ấy là hôm 03/12.” Đã được giải cứu! “12 ngày bổ sung đó sẽ giúp Quốc hội có thêm thời gian để đạt được thỏa thuận về cách dỡ bỏ hoặc hoãn mức trần nợ” hoặc nếu không thì “chính phủ Hoa Kỳ sẽ vỡ nợ lần đầu tiên.”
Quý vị sẽ nhận thấy, [họ] không giải quyết cuộc khủng hoảng chi tiêu và vay nợ. Thay vào đó, trong một hành động chính trị khác vốn đã có thể làm cả trưởng lão Cato the Elder kinh ngạc, các nhà lập pháp trước đó đã “thông qua mức tăng trần nợ tạm thời vào đầu tháng Mười” với một mức tăng vĩnh viễn “chỉ là một phần trong danh sách các việc vĩ đại cần làm của Đảng Dân Chủ trước khi kết thúc năm.”
Tránh phá sản “chỉ là một phần” trong danh sách các việc vĩ đại cần làm, mà phần còn lại trở thành nguyên nhân dẫn đến phá sản? Trong ký ức, đồng USD là hòn đá tảng. Giờ đây, những tiêu đề về các ứng biến nguy hiểm kiểu lửa cháy xém tóc để ngăn chặn sự lụi bại của [đồng USD] đã trở thành thông lệ. Kiểu ứng biến nguy hiểm như thế có phải là [của] vùng đất tự do chăng?
Không ai nên tự mãn cả. Ở Canada, chúng ta không có khủng hoảng trần nợ bởi vì chúng ta không có trần nợ, hoặc không có tranh cãi về việc cấp ngân sách cho chính phủ vì những người đương nhiệm ở đó có thể chi tiêu theo ý muốn mà không cần bất kỳ khoản ngân sách cũ kỹ giản dị nào.
Chỉ là nói chơi thế thôi. [Bởi vì đây] không phải vấn đề về ngân sách. Mà về trần nợ. Chúng ta có một vấn đề về trần nợ. Mà những người đương nhiệm có thể nâng cái trần nợ này lên theo ý muốn mà không gây ra bất kỳ sự om sòm ngớ ngẩn nào như xưa nữa. Bởi vì chẳng ai buồn quan tâm.
Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng có một bữa trưa miễn phí, được phục vụ trong nhà ăn của chính phủ. Và tốt hơn là nên có, bởi đằng nào thì đến một ngày nào đó cái trần [nợ] đó sẽ đổ sập xuống chúng ta và sẽ là quá muộn để nói về những vết nứt vỡ đã quá rõ ràng.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông John Robson là một nhà làm phim tài liệu, người phụ trách chuyên mục National Post, đóng góp biên tập viên cho Tạp chí Dorchester Review, và là giám đốc điều hành của Climate Discussion Nexus. Phim tài liệu gần đây nhất của ông ấy là “Môi trường: Một câu chuyện có thật”.
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: