Không được phép đưa tin lũ lụt trong tiệc mừng ngày thành lập Trung Cộng
Hôm 01/07, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa lặp lại khẩu hiệu cũ của mình trên Thành lầu Thiên An Môn ở Bắc Kinh: “Giang sơn này chính là nhân dân; nhân dân chính là giang sơn này.”
Nhưng trớ trêu thay, trong khi người dân trên khắp Trung Quốc đang phải hứng chịu nạn lũ lụt, vậy mà không một lãnh đạo cao cấp nào của Trung Cộng thậm chí bận tâm đi thăm hỏi bất cứ khu vực đang bị thiên tai nào.
Lũ lụt đã ảnh hưởng đến nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc, chẳng hạn như Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông, An Huy, Giang Tây và những nơi khác ở các mức độ khác nhau như nhiều video trực tuyến gần đây đã tiết lộ. Sau trận mưa lớn hôm 01/07/2021, Bắc Kinh cũng ngập trong biển nước.
Các hãng thông tấn của chế độ này chỉ đơn thuần là chơi trò chơi phớt lờ và tiếp tục đưa tin về lễ kỷ niệm của Đảng Đỏ.
Đúng hơn là, các bộ máy tuyên truyền của chế độ này chỉ tập trung vào thảm họa ở hải ngoại mà thôi.
Chẳng hạn, hôm 04/07, Tân Hoa Xã đưa một loạt các tin tức tiêu cực từ hải ngoại, như “Báo cáo Tại Hiện trường: Khoảng 20 Người Mất tích Sau trận Lở đất ở Thành phố Atami, Nhật Bản,” “Vụ Tai nạn Máy bay Quân sự của Philippines: 40 người được giải cứu,” “Cháy rừng ở Cyprus làm bốn người thiệt mạng,” và “Số Ca nhiễm được Xác nhận Hàng ngày của Indonesia về COVID-19 vượt quá 25,000 trong Ba Ngày Liên tiếp.”
Đối với các thảm họa trong nước, các hãng thông tấn cộng sản chỉ đơn giản là tránh đưa tin về những cập nhật của Ủy ban Y tế Quốc gia về đại dịch.
Tân Hoa Xã cũng tảng lờ thông cáo báo chí hôm 29/06 từ Bộ Quản lý Cứu hộ của Trung Quốc (MEM) về cảnh báo bão kèm theo mưa lớn nghiêm trọng trong ba ngày tới.
Mãi cho đến hôm 02/07, kênh truyền thông này mới chịu đưa tin khi MEM đưa ra cảnh báo tương tự một lần nữa.
Cảnh báo này bao gồm các khu vực ở phía nam hạ lưu sông Dương Tử (Đông Nam Trung Quốc), phía đông Hồ Bắc (miền Trung Trung Quốc), Quý Châu (Tây Nam Trung Quốc), Quảng Tây (miền Nam Trung Quốc), miền bắc Trung Quốc, đồng bằng bắc Trung Quốc nơi sông Hoàng Hà chảy qua, đông bắc Trung Quốc, v.v.
Tất nhiên, MEM không thực sự chuyên tâm dốc sức vào việc này. Sau bản tin hôm 29/06, thì [họ] cũng không có thêm báo cáo nào về các thiên tai trong nước hoặc bất cứ thông tin cụ thể về lũ lụt hoặc phương án phòng chống [thiên tai] nào của họ.
Hôm 02/07, khi cảnh báo tương tự được đưa ra một lần nữa, MEM nhấn mạnh các hướng dẫn của ông Tập về công tác phòng chống lũ lụt.
Đối với những nơi lũ lụt, thiệt hại đối với các công trình dọc bờ đê ở các đoạn sông Amur ở Đông Bắc Trung Quốc chỉ là vô tình được tiết lộ mà thôi.
Năm ngoái (2020), lũ lụt ở nhiều vùng khác nhau của Trung Quốc kéo dài từ đầu tháng Sáu đến cuối tháng Tám. Cuối cùng thì ông Tập cũng xuất hiện ở tỉnh An Huy khi lũ đã rút xuống. Tôi tin rằng ông ấy đã sẵn sàng để tuyên bố thắng lợi trong trận chiến chống lũ.
Tuy nhiên, duy chỉ có Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường là đã đến Trùng Khánh cùng lúc đó, lội qua bùn và thị sát bãi ngô mục nát.
Việc tuyên truyền về thắng lợi chống lũ lúc ấy chỉ còn cách ngừng lại mà thôi.
Bây giờ lại là mùa lũ ở Trung Quốc, nhưng Trung Cộng hầu như đều đang che đậy thông tin liên quan. Giới lãnh đạo cao cấp của Trung Cộng giả vờ như không biết, vậy nên theo lẽ dĩ nhiên cũng chẳng cần phải đến thăm khu vực thiên tai nữa.
Đối với đại dịch hiện nay, bộ máy tuyên truyền này đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng ở trong nước. Sau khi hàng chục nghìn người tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn hôm 01/07 để dự tiệc mừng 100 năm ngày thành lập Trung Cộng, thì một đợt bùng phát khác chắc chắn sẽ xảy ra.
Chứng kiến những trận lũ lụt đang tiến triển với quy mô lớn hơn trên khắp Trung Quốc, liệu quân đội Trung Quốc có được điều động để chống lại lũ lụt hay không có thể là phản ánh trung thực của đợt đại dịch này.
Giới lãnh đạo cao cấp không quan tâm gì đến các khu vực bị thiên tai, và thậm chí cũng chẳng buồn diễn trò nữa. Rõ ràng giang sơn đỏ này chưa bao giờ vì nhân dân cả.
Tác giả Chung Nguyên (Zhong Yuan) là một nhà nghiên cứu tập trung vào hệ thống chính trị của Trung Quốc, quá trình dân chủ hóa của quốc gia này, tình hình nhân quyền và sinh kế của công dân Trung Quốc. Ông bắt đầu viết bài bình luận cho The Epoch Times Hoa ngữ vào năm 2020.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Chung Nguyên thực hiện
Tịnh Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: