Khảo sát: Hơn 40% cư dân Thượng Hải trầm cảm trong thời gian bị phong tỏa
Người dân Thượng Hải đang trong tuần thứ bảy áp dụng biện pháp hạn chế phong tỏa, khiến nhiều người dân bị ảnh hưởng về mặt tinh thần. Một cuộc khảo sát mới cho thấy 40% cư dân có dấu hiệu trầm cảm.
Hôm 05/05, cổng thông tin Trung Quốc NetEase đã công bố cuộc khảo sát này, trong đó tiết lộ tình trạng sức khỏe tâm lý của 1,021 cư dân Thượng Hải khi sống dưới cuộc phong tỏa trên quy mô toàn thành phố này.
Cuộc khảo sát cho thấy “Chỉ số Phiền muộn/Bực dọc” của cư dân Thượng Hải đạt mốc 3.7 vào tháng Tư, vượt qua mốc trung bình của họ là 3.42 trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát COVID vào đầu năm 2020, khi tâm dịch nằm ở Vũ Hán. Chỉ số tâm phiền hiện tại của họ là 3.6.
Sử dụng Thang Đánh giá Trầm cảm, một phương pháp định lượng, cuộc khảo sát kết luận rằng kể từ tháng Tư, hơn 40% cư dân Thượng Hải đã xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, biểu hiện là hay có cảm giác thấp thỏm lo âu, tuyệt vọng, và mất hứng thú với mọi thứ.
Ngoài ra, theo Chỉ số Tìm kiếm trên Baidu, một đại nền tảng chia sẻ dữ liệu cho thấy xu hướng của các từ khóa được chọn, số lượng người dân Thượng Hải tìm kiếm các từ khóa như “tư vấn tâm lý” trên internet đã tăng lên. Trong 30 ngày qua, số lượt tìm kiếm tăng gấp 2.5 lần so với cùng thời kỳ năm ngoái (2021).
The Epoch Times đã có thể liên lạc với Tiến sĩ Lý, một bác sĩ tâm thần học ở Thượng Hải. Ông đã giải thích rằng tình trạng trầm cảm kéo dài, hoảng sợ, buồn bực khó chịu, thấp thỏm lo âu sẽ dẫn đến suy giảm khả năng chịu đựng căng thẳng.
Tiến sĩ Lý nói, đối với người dân Thượng Hải, những cảm xúc tiêu cực này ngày càng trầm trọng hơn vì cuộc phong tỏa toàn thành phố này. Ngoài ra, nhiều người không được đi làm, nên việc thiếu sự tự nhận thức về bản thân và lo lắng cho tương lai cũng là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm, vị tiến sĩ nói thêm.
Anh Chu Linh (Zhu Ling, hóa danh), một cư dân của quận Phổ Đà, Thượng Hải, nói với The Epoch Times rằng chính sách phong tỏa toàn thành phố thật sự là một hành động vô liêm sỉ.
“Nhiều người phải vay tiền mua nhà mua xe và cần phải nuôi con. Làm sao họ có thể sống được [nếu họ không thể đi làm]?” anh Chu nói.
Em gái của anh Chu kể với anh rằng một ngày nọ, khi cô ấy đang xếp hàng chờ làm xét nghiệm COVID-19, cô ấy đã tận mắt thấy một người đàn ông khoảng 40 tuổi đang khóc thảm thiết. Người đàn ông này cho biết anh ấy có gia đình và anh ấy phải trả một khoản vay mua xe hơi và một khoản vay thế chấp.
Tuy nhiên, vì đại dịch, ba tháng nay anh nhận được tiền lương chỉ bằng một nửa mức bình thường.
Anh Chu lưu ý rằng nhiều người đã mất việc làm trong thời kỳ đại dịch và không còn chút hy vọng nào trong cuộc sống. Hy vọng duy nhất của một số người là không bị chết đói, và thậm chí một số người đã nhảy lầu tự tử khi không thể chịu đựng được nữa.
“Họ thậm chí đã đi đến bước đường cùng này,” anh Chu nói.
Anh nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc không biết cách cai trị đất nước, nhưng lại rất biết cách lừa mị người dân. Họ không bao giờ đối xử với nhân dân như con người.”
“Thực ra những gì đảng này sợ là có những người có ý chí kiên định, nhưng ở Trung Quốc lại có rất ít người như vậy. Đối với người Trung Quốc ngày nay, chỉ cần được cho một ít đồ ăn, sẽ không bao giờ dám nghĩ đến chuyện chống đối, và một khi tình trạng phong tỏa được dỡ bỏ, người ta sẽ lại biết ơn [Đảng Cộng sản Trung Quốc],” anh nói.
Anh Chu cho biết anh tin rằng vấn đề quan trọng nhất là mọi người phải có chính kiến, thấu tỏ được ý nghĩa của cuộc sống, và không hoảng sợ khi đối mặt với những khó khăn khác nhau.
Anh Chu nói: “Nhiều người Trung Quốc hiện nay tin vào triết lý đấu tranh của chủ nghĩa Marx-Lenin, và giữa người với người thì chuyện xấu gì cũng dám làm. Một số người không điều ác nào là không làm, vì trong tâm họ không tồn thiện niệm.”
Kane Zhang và Weber Lee thực hiện
Thanh Nhã biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: