Khái quát về lịch sử nhiếp ảnh và sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật nhiếp ảnh (Phần 3)
Sau đây là các quá trình phát triển nhiếp ảnh thuận theo sự xuất hiện của các trường phái và các nét đặc trưng, đã sắp xếp, thay đổi quan niệm nhận thức thẩm mỹ nhiếp ảnh ứng với quá trình biến hóa của xã hội. Giới thiệu và sự biến đổi hình thái đóng một vai trò quan trọng trong ý nghĩa chân chính của một số khái niệm trường phái.
- Thời kỳ Nhiếp ảnh họa ý (Nhiếp họa)
- Trường phái Nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên
- Trường phái Nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng
- Hiệp hội nhiếp ảnh ấn tượng
- Trường phái Nhiếp ảnh cá nhân
- Nhiếp ảnh kỷ thật ( Nhiếp ảnh báo chí, phóng sự, du lịch, đường phố… )
- Trường phái Nhiếp ảnh siêu thực, trừu tượng.
1. Thời kỳ nhiếp ảnh họa ý
Nhiếp ảnh họa ý là nhiếp ảnh theo chủ nghĩa hội họa. Thời nhiếp ảnh sinh ra ban đầu không có trường phái, chỉ có họa sĩ với đầy đủ tu dưỡng nghệ thuật là nhiếp ảnh gia thảo luận về nghệ thuật nhiếp ảnh, khiến cho nhiếp ảnh lúc đó đạt đến địa vị nghệ thuật hội họa, những nhiếp ảnh gia đương thời hoàn toàn ứng dụng các phương pháp quy tắc của hội họa truyền thống, tạo được sự thừa nhận của xã hội đối với nghệ thuật nhiếp ảnh. Nó được sinh ra vào giữa thế kỷ 19 ở Anh, là phát minh kỹ thuật nhiếp ảnh sau đó là một trào lưu nghệ thuật đứng đầu. Đặc trưng của nó là hoàn toàn mô phỏng phong cách thẩm mỹ của hội họa.
Tại thời điểm đó, có nhiều cuộc thảo luận về nhiếp ảnh, xem nhiếp ảnh là khoa học hay nhiếp ảnh là một nghệ thuật khác biệt. Các nhiếp ảnh gia đương thời chỉ xem nhiếp ảnh như là một lĩnh vực để vươn mình lên trong phạm trù thế giới nghệ thuật, sở dĩ mô phỏng hội họa đương thời, chụp ảnh cũng có tính lịch sử, nội hàm ngụ ý sâu sắc, tính kể chuyện mạnh mẽ, đề tài nổi bật tình cảm hoài cổ, nhưng chỉ dùng nhiếp ảnh như một phương tiện kỹ thuật để biểu hiện nghệ thuật. Do đó, có rất nhiều nhiếp ảnh gia nghiêm túc chọn cách tạo ra tác phẩm của riêng mình mang ý nghĩa lịch sử và tình cảm phong phú của họ đối với cảnh giới tư tưởng tôn sùng sự cao cả. Do đó, nhiếp ảnh hội họa thời kỳ này tạo hình ưu nhã, quy phạm kết cấu nghiêm cẩn, quan hệ sáng tối cảm giác tế nhị rõ ràng, có nét thanh nhã cổ điển giống như hội họa.
Đại diện của thời kỳ nhiếp ảnh hội họa là Oscar Gustave Rejlander và Henry Peach Robinson.
Oscar Gustave Rejlander (1813-1875) xuất thân là một họa sĩ, sau này đã chuyển sang nhiếp ảnh gia, ông lấy ý nghĩa đạo đức làm đề tài của mình, quan niệm của ông là “che đậy bình thường và xấu xí”, mở rộng đạo đức và giáo dục con người. Bố cục có thi ý và đầy đủ tính nhiếp ảnh nghệ thuật cao. Ông là người đầu tiên đưa ra chuẩn mực cho hình ảnh trong các triển lãm nghệ thuật và cách làm thế nào để đạt được những thành tựu nghệ thuật, sau này được ca ngợi là “cha đẻ của nhiếp ảnh nghệ thuật.”
Henry Peach Robinson (1856-1936) là một nhà văn, họa sĩ, nhiếp ảnh gia và nhà lý luận nhiếp ảnh. Ông là một họa sĩ chuyển sang chụp ảnh, là người đứng đầu nhiếp ảnh họa ý, tác phẩm của ông đã giành được hơn 100 giải thưởng trên thế giới.
Nhiếp ảnh thời ban đầu gọi là nhiếp ảnh chủ nghĩa hội họa, nó và nhiếp ảnh nghệ thuật cao là một phạm trù, với nhiếp ảnh họa ý đương đại thì không giống nhau. Nhiếp ảnh họa ý của đương đại là con người đương đại thực hiện nhiếp ảnh giống như hội họa rồi gọi là nhiếp ảnh họa ý, song bên trong chứa trường phái nhiếp ảnh ấn tượng, kỳ thật đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, vì vậy nên tôi gọi nhiếp ảnh ban đầu là thời kỳ Nhiếp ảnh họa ý để cho thấy sự khác biệt.
2. Nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên
Bên trên tôi đã nói đến trường phái nhiếp ảnh hội họa thời kỳ đầu, sau đó người khởi xướng con đường nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên là Peter Henry Emerson (1856-1936). Vào cuối thế kỷ 19, Peter Henry Emerson đã tạo nên một cuộc tranh cãi lớn trong giới nhiếp ảnh, rồi lý luận của chủ nghĩa tự nhiên này trở thành cơ sở của nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng. Nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên này là một loại trường phái thế nào?
Nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên cũng là một trường phái quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực nhiếp ảnh, nó xuất hiện vào năm 1889 khi nhiếp ảnh gia Peter Henry Emerson xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên”, phê bình nhiếp ảnh họa ý là bộ phận nghệ thuật vỡ vụn, cho rằng cần quay về với tự nhiên trong tìm kiếm nghệ thuật, chỉ có tiếp cận tự nhiên, năng lực nghệ thuật giống y tự nhiên là nghệ thuật cao nhất. Ông tin rằng chỉ có nhiếp ảnh như vậy mới có thể phản ánh thiên nhiên trung thật, chính xác, tỉ mỉ hơn. trường phái này dựa trên cách nhìn trực tiếp vào bề mặt hiện thực và chi tiết có thể nhìn thấy “tuyệt đối” chân thực, trong khi đó bỏ qua đỉnh cao diễn tiến của hiện tượng tự nhiên, coi thường việc đào sâu cư xử với bản chất hiện thực và rèn luyện nghệ thuật, không quá chú ý đến tính điển hình của hình tượng nghệ thuật, cho rằng quy phạm nghệ thuật của hội họa là “chuẩn tắc nghệ thuật” khô cứng.
Quan niệm của ông toàn bộ đều ngược lại với trường phái nhiếp ảnh họa ý cổ điển, loại lý luận này cũng được người ta gọi là thiếu suy nghĩ, không phân tích xét định đến sự dung tục của chủ nghĩa hiện thực, thậm chí đôi khi dẫn đến sự biến dạng của thực tế. Trong sách nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên ông đề xuất: Hình ảnh nên rõ ràng, nên chọn chụp vật thể là trọng tâm chủ yếu, phần còn lại thì hơi mờ. Đề xuất ra “Lý luận nhiếp ảnh tiêu điểm” được cho là tự nhiên hơn.
Tuy nhiên tác phẩm của người chụp theo chủ nghĩa tự nhiên không hoàn toàn không nói đến quy phạm nghệ thuật, sau đó khi tư duy mọi người hoàn toàn tiếp nhận khái niệm từ môi trường giáo dục, so sánh với trường phái nhiếp ảnh họa ý cổ điển, nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên cường điệu sự trung thực lên cao nhất, nhưng cuối đời của Emerson, ông lại viết “Sự sụp đổ của nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên,” một cuốn sách, một thanh minh chính thức, ông phủ định luận thuật của nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên do bản thân ông sáng lập, cho rằng nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên không phải là nghệ thuật, thiếu sự chắt lọc, thiếu suy nghĩ, không điển hình, không có nét riêng, mặc dù đôi khi mang lại cho người ta một cảm giác về vẻ đẹp, nhưng những hạn chế rất rõ ràng, không phải trong phạm trù nghệ thuật, bởi vì nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên đưa đường cho tính hiện thực cao nhất. Emerson dám đột phá hiểu biết của bản thân và dũng cảm từ bỏ, tại lĩnh vực nhiếp ảnh hai lần phát khởi luận thuật thẩm mỹ nhiếp ảnh trái ngược nhau, ông đã đặt vị trí của mình trong lịch sử mỹ thuật nhiếp ảnh.
trường phái nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên là một trường phái quan trọng trong lịch sử nhiếp ảnh bởi vì nó là sự xuất hiện của một quan niệm thẩm mỹ khác về nhiếp ảnh, nó xuất hiện sau trường phái nhiếp ảnh họa ý cổ điển.
3. Nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng
Bên trên tôi đã nói về lý luận nhiếp ảnh tập trung của Emerson, sẽ dẫn tới hình ảnh hoàn toàn vứt bỏ quan niệm tập trung rồi cuối cùng đã trở thành cơ sở lý luận của trường phái ấn tượng, và sự xuất hiện của trường phái chủ nghĩa ấn tượng là một mưu đồ phá hủy tính thẩm mỹ truyền thống của nhân loại.
Nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng cũng gọi là nhiếp ảnh phái ấn tượng, nó là một trường phái quan trọng trong lịch sử mỹ thuật nhiếp ảnh, nó theo chủ nghĩa hội họa ấn tượng mà xuất hiện, có thể nói sự xuất hiện của nó là mục đích cuối cùng vào thời hiện đại tách ly nhân loại khỏi lý niệm thẩm mỹ truyền thống.
Với sự phát triển của kỹ thuật công nghiệp hiện đại, quan niệm của con người thay đổi, quan niệm sáng tác và quan niệm thẩm mỹ nhiếp ảnh cũng phát sinh chuyển biến, nhiếp ảnh và bộ mặt nghệ thuật đều như nhau, chịu ảnh hưởng của hội họa, theo gót hội họa mà thay đổi. Từ giữa những năm 1960 đến 1980, xuất hiện phong cách hội họa chủ nghĩa ấn tượng, nhiếp ảnh cũng hưởng ứng theo phong cách này với công nghệ riêng của nó, đây là sự thay đổi trọng đại của quan điểm nhiếp ảnh hội họa.
Đặc điểm thu hút nhãn quan của chủ nghĩa ấn tượng là tái hiện sắc thái truyền đạt trong khung cảnh ánh sáng mạnh mẽ, nhằm vật thể gây ấn tượng với thị giác của con người. Tại phương diện nhiếp ảnh cũng là như vậy, hay với độ sắc nét của hình hoạ trong một số tình huống là không rõ ràng, thậm chí cả hình ảnh cũng hoàn toàn vứt bỏ trọng tâm. Điều này hoàn toàn tiếp thụ “lý luận nhiếp ảnh tập trung” của nhiếp ảnh gia chủ nghĩa tự nhiên người Anh Emerson, mặc dù công nhận rằng độ sắc nét và rõ ràng của ống kính là rất quan trọng trong một số phương diện, song ít lâu sau cũng nhường cho cơ sở lý luận của nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng.
Chụp ảnh ấn tượng sử dụng các thấu kính lấy nét mềm và các bộ lọc khuếch tán để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt và thay đổi đáng kể các âm bản, làm hình ảnh nhân vật và cảnh vật tương phản gây ấn tượng, cảm giác sắc thái khoa trương, không hình dáng, hoặc trên hình ảnh áp hiệu quả mơ hồ hay các loại hiệu ứng đặc biệt. Nói một cách đơn giản, làm bức ảnh không có hình dạng, giống như các hiệu ứng đặc biệt khác nhau được tạo ra bởi phần mềm Photoshop, vào thời điểm đó, chúng được làm bằng công nghệ phòng tối, làm hình ảnh có nhiều tính trang trí, khuyết mất chất tế nhị và không gian ba chiều của nhiếp ảnh họa ý ban đầu. Đề tài của thể loại này cũng từ bỏ những đặc điểm cố sự của nhiếp ảnh họa ý, đó là những đặc trưng của nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng. Trường phái này là một phần mở rộng của trường phái hội họa ấn tượng trong nghệ thuật nhiếp ảnh.
Theo Chánh Kiến
Lê Trần biên dịch