Khái quát về lịch sử nhiếp ảnh và sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật nhiếp ảnh (Phần 1)
Nghệ thuật nhiếp ảnh xuất hiện vào thời kỳ hiện đại, nhưng trong quá trình phát triển của nó cũng có vấn đề xung đột giữa truyền thống và hiện đại. Không hiểu lịch sử thì chúng ta không cách nào có thể hiểu được hiện thực.
Mỗi một môn khoa học đều có lịch sử phát sinh và phát triển của nó. Kỹ thuật nhiếp ảnh hiện đại và nghệ thuật cũng tương tự như một lĩnh vực khoa học, là kết quả của sự thay đổi theo xu thế hiện đại của thế giới. Trong quá trình phát triển của nó, không thể tránh khỏi những xung đột trong quan niệm giữa truyền thống và hiện đại, cho đến quá trình tranh luận và biến đổi của các loại quan điểm trường phái khác nhau, vậy nên cần phải kế thừa và phát triển, hiểu rõ các loại lý luận trong nhiếp ảnh cũng chính là đã biết được nguồn gốc của nghệ thuật nhiếp ảnh và hiện trạng mà nó phát triển cho đến hiện nay. Rốt cuộc nhân loại muốn khôi phục nhiếp ảnh truyền thống thì phải đi như thế nào, nó có phạm vi ra sao, chỉ có thể đứng từ quan niệm của con người để nhìn nhận vấn đề này. Nhiếp ảnh nghệ thuật theo sự biến đổi của xã hội, theo biến hóa của đạo đức nhân loại mà biến hóa, hiểu rõ lịch sử phát triển của chính mình mới có thể thấy được sự chuyển biến này, từ trên quan niệm ý thức để mà phân biệt nó. Khôi phục kế thừa và nêu cao quan niệm thẩm mỹ lý tính truyền thống, sẽ giúp phục hồi tư duy lý tính truyền thống của nhân loại.
Vì kiến thức còn nông cạn, trong lịch sử nhiếp ảnh trọng tâm chính của sự thay đổi thẩm mỹ nhiếp ảnh dựa trên tư duy cá nhân, để viết về nguồn gốc tôi xem xét quan điểm “Nghĩ về lịch sử đương đại, làm sáng tỏ quan niệm truyền thống chân chính”, tại nghiên cứu lý thuyết khoa học nhiếp ảnh mà hiểu ra một chút lý luận thẩm mỹ, theo trí nhớ mà đưa ra luận bàn đại khái, học thức hữu hạn, lượm lặt đạo lý, tất sẽ có mang theo khuynh hướng quan niệm cá nhân, và đó là điều không thể tránh khỏi.
Như là một viên đá đầu tiên kích khởi lên hoa sóng, để cộng đồng sẽ cùng nhau khám phá chủ đề thẩm mỹ truyền thống, vậy sẽ không uổng phí công sức này. Dưới đây chúng ta sẽ nói về chủ đề thẩm mỹ nhiếp ảnh, nói về tác dụng trọng yếu khởi đầu cho đến sơ lược giai đoạn phát triển của nó, tôi đã tập trung sự phát triển của từng thời kỳ thành ba khía cạnh: sự hình thành nghệ thuật nhiếp ảnh, sự chuyển biến quan niệm và muốn khôi phục lý niệm truyền thống.
Sau đó, tôi sẽ giới thiệu một số phát triển của các thể loại nhiếp ảnh có liên quan đến sự biến đổi thẩm mỹ nhiếp ảnh và đặc điểm của chúng để kể lại sự biến đổi của các khái niệm nghệ thuật nhiếp ảnh.
Thẩm mỹ nhiếp ảnh ban đầu là kế thừa hiểu biết từ hình thức Hội họa cổ điển phương Tây.
Năm 1839, Viện Khoa học và Viện Mỹ thuật của Học viện học thuật Pháp đã cùng nhau công nhận phương pháp nhiếp ảnh tấm bạc của họa sĩ người Pháp Louis-Jacques-Mandé Daguerre (1787 – 1851), và chính thức thành lập ra thuật Nhiếp ảnh, nhiếp ảnh đến hiện nay có lịch sử phát triển là 180 năm.
Nhiếp ảnh là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp. Trong hiện đại, kỹ thuật chụp ảnh đã hoàn toàn thành thục và phát đạt, đã qua cơ giới và chế tác mà được thông minh hóa, tín tức hóa, và số hóa, thành một loại máy móc khoa học kỹ thuật phát triển với sự phát triển của công nghệ hiện đại.
Như vậy công nhận của Viện Mỹ thuật đã khai thủy ra kỹ thuật Nhiếp ảnh, nói lên Nhiếp ảnh có tính chất kỹ thuật công nghiệp, đồng thời nó cũng có tính chất của văn hóa và nghệ thuật, và có màu sắc nhân văn mạnh mẽ; từ góc độ rộng khác, sự phát triển của nhiếp ảnh cũng cho thấy lịch sử phát triển của xã hội.
Tinh hoa ban đầu của nghệ thuật Nhiếp ảnh là hình thức nghệ thuật thẩm mỹ Hội họa cổ điển, bởi vì hầu hết các nhiếp ảnh gia đều là họa sĩ chuyển từ Hội họa sang Nhiếp ảnh, có thể nói là một công cụ hội họa thay thế, lúc này Nhiếp ảnh hoàn toàn là hình thức nghệ thuật Hội họa phương Tây, lấy cố sự lịch sử và Thần làm đề tài chủ đề, theo nguyên tắc sáng tác ban đầu để hoàn thành một tác phẩm tốt, có sự tiếp nối, sự gắn kết rất hợp lý, quan tâm nghiên cứu nghiêm cẩn đến kết cấu bố cục của họa diện, có quy phạm lý luận tiêu chuẩn nghiêm túc, bên cạnh đó lợi dụng ánh sáng biểu hiện miêu tả các mối quan hệ và phác thảo bên ngoài. Vào thời điểm đó, đã xuất hiện ra lưu phái “Nhiếp ảnh họa ý hoàn toàn”: tương tự nhiếp ảnh họa ý phong cảnh, nhiếp ảnh họa ý phong tục, nhiếp ảnh họa ý chân dung và nhiếp ảnh họa ý tĩnh vật. Những nhiếp ảnh gia này là trực tiếp mô phỏng y theo hội họa, môi trường sáng tác như thuở đầu, thời này tác phẩm có đủ mỹ cảm của hội họa Tây phương, lại có tình tiết cố sự bên trong, là tác phẩm nghệ thuật có triết lý phi thường, được mọi người gọi là “Nhiếp ảnh nghệ thuật cao”.
“Two ways of Life” (Hai cách sống) 1857 của Rejlander
Được biết đến như là “cha đẻ của nhiếp ảnh nghệ thuật”, họa sĩ Thụy Điển Oscar Gustav Rejlander (1813-1875) là đại biểu của giai đoạn này, quan niệm sáng tác nhiếp ảnh của ông là: “che đậy bình thường và xấu xí” để kể rõ các khái niệm chân chính của đạo đức cổ xưa, dùng tác phẩm của ông để giáo ích mọi người. Tác phẩm của ông thường biểu hiện ý cảnh thơ ca, biểu hiện Thánh kinh cố sự, biểu hiện truyện ngụ ngôn và những đề tài phi phàm trong cuộc sống. Ông đã dùng 32 tấm ảnh chân dung để hợp thành danh tác nhiếp ảnh “Hai cách sống”, ông đã mượn phong cách vẽ tranh của họa sĩ bậc thầy cổ điển Rafael và đây luôn là một chương phải học ở học viện nhiếp ảnh.
“Nhiếp ảnh họa ý hoàn toàn” của thời kỳ đó không giống như nhiếp ảnh đương đại. Nhiếp ảnh đương đại được pha tạp với khái niệm ấn tượng của trường phái ấn tượng sau này.
Theo sự phát triển của công nghiệp cơ giới, kỹ thuật chụp ảnh tiến bộ, tiến bộ của tốc độ ghi hình, nhiếp ảnh gia có sự đột phá về phong cách trong “nhiếp ảnh họa ý hoàn toàn” (Nhiếp họa), chẳng hạn như nhiếp ảnh chân dung, nhiếp ảnh tự nhiên và nhiếp ảnh phong thổ, nhiếp ảnh gia mặc dù có phong cách khác nhau của riêng mình, có ý muốn thoát ra khỏi khuôn thức họa ý hoàn toàn, nhưng tất cả vẫn theo một hình thức rất nghiêm ngặt của thẩm mỹ nghệ thuật hội họa, vẫn chuyên chú y theo phạm trù của phái nhiếp họa; phỏng theo quy củ của nhiếp họa, đặc điểm của nó là làm nổi bật cá tính và tài năng cá nhân, phản đối truyền thống mô phỏng khuôn phép của hội họa, nhưng vẫn chỉ là dùng mỹ thuật cao với đề tài bản thân, nhấn mạnh hình ảnh hòa hợp, tuyến điệu, ngang bằng vv…, thậm chí biểu hiện ra mỹ cảm phải tuyệt đối tránh đi sự dung tục và xấu xí.
Năm 1899 xuất hiện Nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên, đã gây sốc cho phái lý luận họa ý khởi đầu, nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên yêu cầu nội dung chụp hình có đủ tính chân thật, nhấn mạnh ghi chép trung thực. Nhiếp ảnh gia đại biểu cho “Lý luận nhiếp ảnh tiêu điểm” là Peter Henry Emerson (1856-1936) đã biến ý tưởng rằng một bức tranh có thể hoàn toàn không tập trung và cuối cùng đã trở thành cơ sở lý thuyết của phái ấn tượng.
Nhưng sau đó vào cuối đời Emerson, ông đã viết “Sư sụp đổ của nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên”, cuốn sách tuyên bố và phủ nhận luận thuyết chủ nghĩa tự nhiên do chính ông đã sáng lập, rằng nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên không phải là nghệ thuật, nó thiếu sự chắt lọc, thiếu suy nghĩ, không điển hình, không có đặc điểm cá nhân, mặc dù đôi khi mang lại cho mọi người một cảm giác về cái đẹp, nhưng những giới hạn rất rõ ràng, không phải trong phạm trù nghệ thuật, vì nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên khởi xướng con đường ghi chép chân thực. Mặc dù họ cũng nhấn mạnh lựa chọn các thành phần và tìm một cái nhìn tốt nhất, nhưng không phải là loại nhiếp ảnh họa ý (nhiếp họa) có ý định sắp xếp và thiết kế trước, chỉ là căn cứ vào hiện trạng tự nhiên của hoàn cảnh mà bố cục, lấy phái nhiếp họa mà mô phỏng, nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên ví như sọt rác đúng không? Là điều trung thực nhất.
Trong thời gian này, có một số nhiếp ảnh gia nổi tiếng đã có những thành tựu riêng của họ trong chụp ảnh chân dung. Julia Margaret Cameron (1815 – 1879) nổi tiếng là nhiếp ảnh gia nữ lớn nhất tại thời điểm đó, bà nhấn mạnh việc kiểm soát ánh sáng và hiệu suất của ánh sáng khi chụp chân dung, các tâm trạng nội tại của nhân vật. Ngoài ra còn có nhiếp ảnh gia Nadar (1820 – 1910) tập trung vào các nhân vật chính, đơn giản hóa bối cảnh, đột phá cách thức toàn thân mà mọi người quen sử dụng, chụp bán thân hoặc đặc tả, đặt nền tảng cho nhiếp ảnh cận cảnh. Những nhiếp ảnh gia này từng bước cải biến nguồn gốc cách thức của trường phái hội họa.
Và một số tác phẩm của bà Julia Margaret Cameron:
Và một số tác phẩm của ông Nadar :
Lý Na
Quý vị tham khảo bản gốc từ Chánh Kiến