Khái quát về lịch sử nhiếp ảnh và sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật nhiếp ảnh (Phần 2)
2. Sự xuất hiện của phái Ấn tượng là ý đồ phân giới tuyến khiến con người hiện đại cuối cùng sẽ tách khỏi lý niệm thẩm mỹ truyền thống
Với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp vào năm 1840, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật công nghiệp cũng làm các hình thức xã hội thay đổi. Tiếp theo là sự xuất hiện của kỹ thuật điện tử khiến nhịp điệu đời sống xã hội càng ngày càng nhanh, các hình thức du dương nhẹ nhàng dần bị thay thế bởi nhịp độ nhanh, khẩn trương, dẫn đến con người đôi khi không thấy kịp những gì đang biến đổi, cảm giác cá nhân không còn lý tính. Loại cảm giác đối với lĩnh vực văn hóa nghệ thuật cũng phát sinh biến đổi lớn, chủ nghĩa thẩm mỹ ấn tượng đã xuất hiện tại thời kỳ này, mục đích cuối cùng của nó là phân ly nhân loại với quan niệm thẩm mỹ truyền thống lý tính, thương mại hóa, khoa học công nghiệp hóa bắt đầu thâm nhập vào lĩnh vực nghệ thuật.
Do kỹ thuật nhiếp ảnh không ngừng cải tiến, hiệu quả chụp và rửa ảnh phát triển nhanh, sau đó đã xuất hiện nghệ thuật điện ảnh. Giống như trường phái hội họa đã ra đời phong cách “hội họa chủ nghĩa ấn tượng”, nghệ thuật nhiếp ảnh cũng bị ảnh hưởng bởi họa phái này mà xuất hiện trường phái “Nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng” đã mang lại một sự thay đổi đáng kể trong khái niệm về thẩm mỹ nhiếp ảnh. Nhân loại càng ngày càng cường điệu kỹ thuật nhiếp ảnh cá nhân, sự xuất hiện của nó là hồi kết cho nhiếp họa đỉnh cao. Tại sao nói như vậy? Bởi vì từ sự ra đời của chủ nghĩa ấn tượng, sau đó xuất hiện loại chụp ảnh tức thời, chụp ảnh đơn giản và chụp ảnh như thật (từ gốc là nhiếp ảnh trực tiếp), nhiếp ảnh đang di chuyển ra khỏi các tiêu chuẩn của thẩm mỹ cổ điển, không còn chú ý đến bố cục và quá trình sáng tác nghệ thuật, mà chỉ chú trọng đến cái thấy được trực tiếp bằng mắt của cảnh vật và sự kiện.
Nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng là loại quan niệm thế nào? Cũng giống như nghĩa đen “ấn tượng”, người chụp ảnh chụp cảnh vật “ấn tượng” trong đầu não anh ta. Phong cách nhiếp ảnh này tìm cách tái hiện bầu không khí ánh sáng mạnh mẽ và ấn tượng của cảm quan thị giác, độ sáng sủa của hình ảnh có khi không còn được ứng dụng, đặt tiêu điểm bên ngoài khung hình, lại lợi dụng kỹ xảo hoặc ham thích ống kính lấy nét yếu, kính lọc loạn xạ, hoặc không dùng ống kính mà chỉ dùng bản kim loại đục lỗ để chụp hình, chơi đùa để hình ảnh trở nên ấn tượng, phóng đại cảm giác kích thích của ánh sáng và sắc thái, không có hình tượng, về đề tài thì từ bỏ bầu không khí hội họa cổ điển hàm chứa đặc điểm điển cố. Những điều này đều là đặc trưng của nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng.
Sau sự xuất hiện của quan niệm thẩm mỹ chủ nghĩa ấn tượng, tiêu chuẩn nghệ thuật truyền thống đã bị phá vỡ. Hình thái xã hội nhân loại do mảnh đất truyền thống nuôi dưỡng đến thời tập trung công nghiệp, thành thị hóa thì quan niệm của con người cũng thay đổi. Theo quan niệm cá nhân tự do mà mặc sức vận dụng, các quan niệm thẩm mỹ nhiếp ảnh mới xuất hiện với thẩm mỹ truyền thống có sự khác nhau, dẫn đến xuất hiện hình thái xã hội tương ứng với quan niệm mới, ngày càng khiến nhiếp ảnh bị cải biến. Do đó xuất hiện thêm nhiều trường phái nhiếp ảnh, nhiếp ảnh ngay lập tức tham gia vào lĩnh vực truyền thông, nhiếp ảnh tin tức, nhiếp ảnh chuyên đề, đều sáng tác trên trọng điểm là tức thì, là quyết định trong nháy mắt. Những hình thức chụp ảnh này cũng là một phần mở rộng của nhiếp ảnh chủ nghĩa tự nhiên ban đầu.
Quan niệm của con người tiếp tục không ngừng thay đổi theo những thay đổi của thời đại, từ công nghiệp hóa, thương nghiệp hóa đến công nghệ hóa, lĩnh vực nhiếp ảnh cũng phát triển với quan niệm của con người và thời đại. Trường phái “nhiếp ảnh đương đại” xuất hiện, trải qua một giai đoạn thí nghiệm trong xã hội và bắt đầu lưu hành, chẳng hạn như “nhiếp ảnh chủ nghĩa siêu hiện thực”, “nhiếp ảnh chủ nghĩa trừu tượng”, v.v.
Những thể loại nhiếp ảnh này biểu hiện hình thức là một loại tư duy ảo tưởng không có chủ ý thức, nhiếp ảnh gia thái quá và biểu đạt sự vật theo suy tưởng chủ quan. Nhiếp ảnh chủ nghĩa trừu tượng chủ yếu biểu hiện trong khung hình không có đối tượng cụ thể mà có thể được nhận ra ngay, chỉ có ít đường nét, hình dạng và sắc khối; ảnh điệu chỉ là tập hợp. Ngay cả khi có một đối tượng, nó vẫn không phải là tái hiện chân thực của đối tượng, với đối tượng có ý nghĩa biến hình, thì sẽ không rõ ràng, đối tượng và ý sẽ có hiệu quả ngoài mong muốn. Đặc trưng của nhiếp ảnh chủ nghĩa siêu hiện thực là dùng cách chụp trực tiếp hoặc cách cộng ảnh để biểu đạt ra cảnh giới tự huyễn, cũng là thông qua các chi tiết thực tế và rõ ràng nhất mà biểu đạt, biểu hiện hoạt động hạ ý thức của con người, linh cảm ngẫu nhiên, tâm lý biến thái và mộng ảo, có màu sắc vô lý. Một loại siêu hiện thực là chủ nghĩa Dada (Dadaism) và nhiếp ảnh Montage (Photomontage), nhưng vì Dadaism không có quy củ, không logic, hư vô mờ mịt, không ai hiểu rõ, thậm chí nhiều điều vô lý phản đạo đức, nên nó mau chóng biến mất. Nhiếp ảnh Montage là dùng các ảnh nội dung khác nhau để chồng lên nhau để tăng diện tích ảnh. Bởi vì lực tưởng tượng nơi người hiện đại có tính thực dụng mạnh mẽ, nó được sử dụng rộng rãi trong thiết kế quảng cáo và sản xuất điện ảnh và truyền hình ngày nay. Họ biểu hiện nhiều lý niệm tư duy chủ quan vào trong nghệ thuật. Sự xuất hiện của các thể loại này là một sự phản ánh hình thái ý thức của con người khi xã hội thay đổi.
Quan niệm thẩm mỹ của nhiếp ảnh hiện đại là bắt nguồn từ sự xuất hiện và phát triển của nhiếp ảnh chủ nghĩa ấn tượng, những ý thức hiện đại này nhận được từ công nghiệp, là do ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật phát triển, kiến trúc hiện đại hóa và yêu cầu cải biến hoàn cảnh là nét khái quát, hình thức nghệ thuật đòi hỏi tinh luyện và đơn giản hóa là để tương thích với nó, và hơn nữa, những khái niệm như tốc độ, vận tải, công suất, hiệu suất, vv… những yếu tố này đối với thị giác mà nói là các khái niệm tương đối trừu tượng. Do đó, thời đại càng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, quan niệm thẩm mỹ của nhân loại càng ngày càng cách xa với quan niệm truyền thống.
3. Tiêu chuẩn thẩm mỹ truyền thống đối với nhân loại không bao giờ kết thúc
Thời đại điện tử ngày nay, nhiếp ảnh đương đại đạt đến điểm hưng thịnh, sự xuất hiện của kỹ thuật nhiếp ảnh màu đã tạo ra ngành công nghiệp phim nhựa, nhiếp ảnh thương mại phát đạt phồn thịnh, nhiếp ảnh tiếp cận đại chúng trở thành một loại hành vi phổ biến. Đối mặt với sự phổ biến kỹ thuật toàn cầu của nó là một khảo nghiệm lớn đối với quan niệm thẩm mỹ truyền thống của nhiếp ảnh. Đến nay, qua 180 năm, các trường phái nội tại tương đấu và phát triển, từ trường phái truyền thống thuần mỹ họa ý, từ bỏ xấu xí dung tục, lý tính bình ổn hòa hợp với hình thức; cho đến tư duy siêu hiện thực mất lý tính, trừu tượng quỷ dị, đã cho thấy hình thái ý thức của nhân loại có chuyển biến rất lớn. Ngày nay, quan niệm hình sắc của con người bị phân định rối loạn, chúng ta nên quay trở lại và tái khám phá nguồn gốc quan niệm thẩm mỹ nguyên thủy để giải thích khái niệm thẩm mỹ của nhiếp ảnh, mục đích cuối cùng là trên cơ điểm thẩm mỹ truyền thống mà quy chính. Có người nói rằng: Nghệ thuật cũng có quá trình thành – trụ – hoại. Như vậy con đường nghệ thuật đến nay không còn biết đến nguyên lý phát triển này, không còn hướng đến mục đích giáo hóa đạo đức nhân loại, để quay trở lại, phục hồi khả năng ban đầu giúp cho nhân tâm yên ổn, thuần thiện thuần mỹ sẽ là điều cần cải biến quan trọng nhất.
Trong thực tế, bất kể nhiếp ảnh hiện đại phát triển như thế nào, tư duy của con người thay đổi theo thời đại, nhiếp ảnh biểu hiện ra nhiều loại hình thức khác nhau, lịch sử nhiếp ảnh 180 năm luôn luôn có một dòng kết nối với nhiếp ảnh ban đầu, là cơ sở hội họa cổ điển – căn cơ thẩm mỹ nhiếp ảnh chưa bao giờ bị mất đi. Con người làm nên những quy phạm nghệ thuật thị giác này để lập nên các khóa học cơ sở nơi trường lớp, việc này có lực ảnh hưởng nhất đối với tư tưởng nhiếp ảnh, quy phạm tiêu chuẩn của thế giới. Nó có nguồn gốc từ nghệ thuật cổ điển, âm nhạc cổ điển, và khái niệm lý giải về thẩm mỹ chân chính truyền thống của nhân loại, là có tính logic và tư duy biện chứng. Nguyên nhân tạo nên lý niệm thẩm mỹ truyền thống là tạo hóa truyền cấp lý niệm thẩm mỹ truyền thống cho nhân loại, làm sao nó có thể biến mất được vì những thay đổi trong kỷ nguyên công nghiệp khoa học? Nó là một bộ phận tồn tại của đời sống con người. Cho đến nay, một số tổ chức nhiếp ảnh có ảnh hưởng nhất thế giới, theo dòng khởi thủy kéo dài liên tục từ một trăm năm trước đã có lý niệm mỹ thuật hội họa truyền thống, quy phạm biểu hiện tiêu chuẩn nghệ thuật, vì vậy mà tổ chức nhiếp ảnh thuần nghệ thuật được người ta công nhận. Giới điện ảnh cũng có lực ảnh hưởng mạnh mẽ giữ cho tư duy nhiếp ảnh bình ổn. Nhiếp ảnh trong điện ảnh chỉ có một số ít, đa số thủy chung vẫn đi theo biểu hiện nghiêm cách tiêu chuẩn lý luận thẩm mỹ truyền thống, tuy có chịu sự ảnh hưởng của trường phái hiện đại, song cũng không thay đổi nhiều. Đây cũng là lý niệm tư duy thẩm mỹ mà con người không bao giờ có thể xóa được – lý niệm tư duy truyền thống của nhân loại.
Khái niệm hình thức thẩm mỹ của truyền thống là lý tính, bình ổn, hài hòa, có tính logic và mối quan hệ biện chứng, tác phẩm yêu cầu so với hiện thực sinh hoạt là cao hơn, mạnh mẽ hơn, hoàn mỹ hơn, tập trung hơn, điển hình hơn, lý tưởng hơn, và lý niệm thẩm mỹ có giá trị cao, có ý nghĩa giáo hóa đạo đức, khiến cho con người nảy sinh chính niệm đứng đắn nghiêm trang. Ngày nay, ngày càng nhiều người cho rằng vấn đề cơ bản của bố cục thẩm mỹ không chỉ là vẻ đẹp của hình ảnh, mà còn là một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến xã hội loài người, như đạo đức con người, lý niệm văn hóa, phương thức tư duy, là một vấn đề ảnh hưởng mạnh mẽ đối với xã hội nhân loại.
Theo zhengjian.org
Lê Trần biên dịch