Jack Ma bí mật bỏ trốn? Giới giàu có Trung Quốc gấp gáp di cư
Theo tổng hợp báo cáo của các phương tiện truyền thông, ngày 24/12/2020, tổng cục giám sát quản lý thị trường của Trung Cộng đã tuyên bố thực hiện điều tra chống độc quyền đối với Alibaba. Nhưng hơn hai tháng qua Jack Ma đều không thấy xuất hiện, trên mạng internet đã xuất hiện rất nhiều thông tin, ví như Jack Ma mất tích, bị giam giữ. Có phương tiện truyền thông đưa tin tháng 12/2020 Jack Ma đã thành công bỏ trốn thông qua hộ chiếu Saint Kitts. Thậm chí cũng có phương tiện truyền thông đưa tin ngày 8/1/2021 ông trùm ngành giải trí Lâm Kiến Danh bị ung thư bạch huyết và đã qua đời tại bệnh viện Happy Valley ở Hồng Kông, Jack Ma cũng xuất hiện…v.v.
Theo kênh Tài Kinh Lãnh Nhãn (caijinglengyan.com), tuy rằng không thể xác định Jack Ma có trốn đi hay không, nhưng năm ngoái Trung Quốc đã tiến hành cưỡng chế thu hộ chiếu trên quy mô lớn, mà việc gia hạn hộ chiếu, mua vé máy bay hoặc xin thị thực càng ngày càng khó khăn.
Ví như Quách Phi Hùng, một người bất đồng chính kiến, bị chính phủ Quảng Đông tịch thu hộ chiếu, nên không thể đi sang Hoa Kỳ thăm vợ bị bệnh. Mà ông ấy bị ép phải viết thư cho Lý Khắc Cường, khiến cho phong thư này được các phương tiện truyền thông hải ngoại thi nhau đăng lại. Hiện tại những người trong nước Trung Quốc có thể vượt qua chuyến xe di cư cuối này cũng chỉ là “Phượng mao Lân giác” (ý nói rất hiếm). Và cũng cần dũng khí và trí tuệ phi phàm mới được.
Theo các phương tiện truyền thông tổng hợp đưa tin, còn có một người giàu từ Trung Quốc di cư, nhà anh ta 6 người thì có 5 người đã thành công lấy được quốc tịch Hoa Kỳ. Người này là Lý Hiểu Minh, Lý Hiểu Minh người thực sự kiểm soát cổ phần Ân Tiệp. Nhờ nắm giữ cổ phiếu Ân Tiệp nên được xếp vào danh sách người giàu có ở Hồ Nhuận năm 2020, với giá trị tài sản 29 tỷ NDT và giữ vững vị trí người giàu có nhất Vân Nam.
Theo báo cáo cổ phần thường niên năm 2019 của Ân Tiệp. Năm 2019 lợi nhuận ròng cả năm lên tới 850 triệu NDT. Doanh thu 3 quý đầu năm ngoái là 2.58 tỷ NDT, tăng 22.5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận dòng thuộc về các cổ đông niêm yết trên thị trường là 643 triệu NDT. So với cùng kỳ năm trước đó tăng trưởng 1.85%.
Danh sách cổ đông cho thấy ngoại trừ em trai của Lý Hiểu Minh, thì vợ, con gái, con trai và em dâu của ông đều đã thành công nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Tuy rằng em trai của Lý Hiểu Minh vẫn chưa nhập được quốc tịch nhưng cũng đã thành công xin được thẻ xanh của Hoa Kỳ. Chuyện này nghĩa là cả nhà Lý Hiểu Minh 6 người đều có thể cư trú ở Hoa Kỳ trong thời gian dài.
Nhờ vào sản phẩm vách ngăn pin lithium chất lượng cao và giá cả hợp lý, Ân Tiệp chiếm 31% thị trường nội địa Trung Quốc, và ở vị trí độc quyền. Khách hàng của họ là các xưởng sản xuất xe điện và pin lithium, họ có các khách hàng nội địa Trung Quốc như BYD và Lishen, khách hàng nước ngoài như Samsung, Panasonic, v.v.
Đến cuối năm ngoái (năm 2020), giá trị của cổ phiếu Ân Tiệp đạt tới 124.6 tỷ NTD. Lý Hiểu Minh và các cổ đông cùng làm việc với ông nắm giữ tới 47.8% cổ phần. Nói cách khác tài sản của gia đình ông đạt tới 59.5 tỷ NTD. Giá cổ phiếu của công ty từ đầu năm là 50 NTD, cho đến nay nó đạt gần 140 NTD, giá cổ phiếu tăng lên gần gấp 3 lần.
Rất nhiều chủ doanh nghiệp ưu tú đã đổi quốc tịch
Theo kênh “Tài Kinh Lãnh Nhãn” đưa tin, nếu thường xuyên theo dõi danh sách các doanh nhân trong nước ở Trung Quốc, không khó để nhận ra rất nhiều doanh nhân xuất sắc đều đã thay đổi quốc tịch của họ, trong đó có một số nguyên nhân chính như: Cho con cái du học nước ngoài, mở rộng kinh doanh ở nước ngoài, tránh thuế hoặc là di chuyển tài sản. Ví dụ vợ chồng Trương Dũng, người sáng lập Haidilao, trước khi công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, họ đã nhập quốc tịch Singapore và chiếm giữ vị trí người giàu nhất Singapore vào năm 2020.
Ngoài ra còn đề cập đến gia tộc Phan Thạch Ngật, Phan Thạch Ngật và Trương Hân là hai vợ chồng sáng lập Sohu. Trương Hân sớm đã nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Và con cái của họ cũng đều nhập quốc tịch Âu Mỹ. Người thì đi học còn người thì kinh doanh, sau đó sẽ gia nhập các tập đoàn nước ngoài.
Tôn Hồng Bân là chủ tịch của Sunac và Đoạn Vĩnh Bình là chủ tịch của BKK cũng đều là người nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Chúng ta có thể thấy được những người giàu Trung Quốc bằng cách nhập quốc tịch nước ngoài cũng làm cho công ty Trung Quốc cũng trở thành công ty Trung Quốc có vốn nước ngoài.
Kênh “Tài Kinh Lãnh Nhãn” cho biết, đối với người giàu ở Trung Quốc mà nói, biệt thự xe sang là chuyện bình thường, ngày càng có nhiều người bắt đầu cân nhắc đến vấn đề tự do phân phối tài sản, tự do cho con cái học hành và tự do chọn quốc tịch. Đương nhiên nói là theo đuổi tự do, nhưng thực chất là để bảo vệ tính mạng và tài sản.
Từ những ví dụ về người giàu có ở Trung Quốc nói trên, có thể thấy được họ đều hy vọng giữ được tài sản mình làm ra và để lại cho con cháu.
Kênh “Tài Kinh Lãnh Nhãn” cho rằng ở Trung Quốc là không có pháp trị, cũng không sự bảo vệ quyền tài sản, đều là do con người cai trị. Chỉ cần đảng Cộng sản nói một câu là tài sản của quý vị có thể tan thành mây khói.
Kênh “Tài Kinh Lãnh Nhãn” còn cho biết những người giàu này đương nhiên biết rõ để tài sản tại Trung Quốc là vô cùng nguy hiểm. Chỉ cần trong Trung Quốc còn tiền thì sớm muộn cũng sẽ bị “đánh địa chủ chia ruộng đất”, đây cũng là nguyên nhân họ dồn dập lựa chọn di dân, làm hộ chiếu nước ngoài và thành lập công ty tại nước ngoài để có thể dễ dàng chuyển tài sản đi.
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng triệu phú di dân
Theo số liệu di cư của tổ chức di dân quốc tế (IOM) được công bố năm 2020, số lượng di dân toàn cầu năm 2019 lên tới 272 triệu người, trong đó hơn 40% người di cư toàn cầu xuất sinh từ các quốc gia Châu Á. Quốc gia có số lượng di dân nhiều nhất là Ấn Độ, sau đó tới Mexico, còn Trung Quốc thì đứng thứ ba.
Năm 2018 nhóm triệu phú Trung Quốc di dân nhiều nhất trong số các triệu phú trên toàn cầu. Người giàu có ở Trung Quốc di dân đặc biệt nhiều. Số liệu thống kê cho thấy trên 70% doanh nghiệp tư nhân Chiết Giang đều đã di cư, không khó để thấy rằng cho dù là các hộ gia đình bình thường hay những người có tiền thì di dân đã trở thành hiện tượng chủ lưu.
Sự dịch chuyển nhân khẩu đại biểu cho hướng đi của tương lai. Nó giống như sự dịch chuyển nhân khẩu từ phía Đông Bắc Trung Quốc xuống phía Nam, cho thấy điều kiện kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc khá khó khăn.
Đối với hiện tượng di dân ở Trung Quốc mà nói, kênh “Tài Kinh Lãnh Nhãn” tin rằng Hoa Kỳ luôn là nơi người di cư muốn đến nhất, số nhân khẩu nhập cư vào là nhiều nhất, cho dù các trang mạng quân sự của Trung Cộng bôi nhọ Hoa Kỳ như thế nào, cũng không có cách nào che giấu ánh sáng của Hoa Kỳ. Xu hướng dịch chuyển nhân khẩu đã nói rõ vấn đề, rất nhiều dân nhập cư đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, cho thấy rằng Trung Quốc không có sức hấp dẫn và tiền đồ như Hoa Kỳ.
Biên tập: Lu Meiqi
Xem thêm: