Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN: Vương Nghị lại ồn ào, bị Ngoại trưởng Việt Nam ‘vỗ mặt’
Sau thất bại trong chuyến công du châu Âu của Ngoại trưởng chiến lang Trung Quốc Vương Nghị, trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN truyền hình trực tuyến tháng này, ông Vương Nghị một lần nữa chỉ trích Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông, nhưng bị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam làm mất mặt ngay tại chỗ. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam hoan nghênh và cảm ơn những nỗ lực, đóng góp tích cực của Hoa Kỳ về các vấn đề Biển Đông.
Theo báo cáo tổng hợp của các phương tiện truyền thông, Hội nghị Ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 53 đã khai mạc vào ngày 9/9. Cuộc họp được tổ chức bằng hình thức hội nghị truyền hình.
Cuộc họp kéo dài 4 ngày, bao gồm Hội nghị Ngoại trưởng Trung Quốc-ASEAN, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hội nghị Thượng đỉnh Ngoại trưởng Đông Á và Hội nghị Ngoại trưởng Diễn đàn Khu vực ASEAN và các cuộc họp khác.
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tham dự hội nghị thượng đỉnh, đây là lần hội đàm đầu tiên của ông Pompeo và ông Vương Nghị kể từ cuối tháng 8 khi Hoa Kỳ đưa 24 công ty, bao gồm các công ty con của China Communications Construction Corporation (CCCC) vào danh sách đen xuất khẩu. Đường hướng đối lập giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc liên quan đến các vấn đề như tình hình ở Biển Đông và Hồng Kông… cũng như các biện pháp đối phó với tình hình bệnh dịch virus Vũ Hán đã trở thành trọng tâm của cuộc họp.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, phát biểu tại lễ khai mạc: “Tình hình khu vực, có nhiều thay đổi, bao gồm tình hình Biển Đông, có ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định.”
Bloomberg đưa tin, tại cuộc họp ông Pompeo kêu gọi Đông Nam Á giảm thiểu qua lại với các công ty của Trung Quốc trong xây dựng các đảo và đá ở Biển Đông. Giờ là lúc các chính phủ Đông Nam Á nên xem xét lại việc có hợp tác với các công ty Trung Quốc này hay không. “Không chỉ phải lên tiếng mà còn thực hiện bằng hành động, đừng làm ăn kinh doanh với những doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang bắt nạt các nước ASEAN, cũng đừng để Trung Quốc chà đạp lên đất nước và người dân mình”.
Hãng tin Nhật bản Nikkei đưa tin, ông Pompeo bày tỏ lo ngại về các hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tại cuộc họp một ngày trước đó, ông Vương Nghị ồn ào rằng Hoa Kỳ là “động lực quân sự hóa lớn nhất ở Biển Đông”.
Bloomberg đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã phát biểu tại Hội nghị trực tuyến các Ngoại trưởng rằng, “Chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ đến Biển Đông để giúp đỡ các nước ASEAN, đóng góp mang tính cống hiến xây dựng và phản ứng nhanh của Hoa Kỳ trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.”
Phân tích của ngoại giới nhận định rằng bài phát biểu của ông Phạm Bình Minh làm ông Vương Nghị bối rối ngay tại chỗ – làm mất mặt ông Vương Nghị.
Ngoài ra, ông Phạm Bình Minh cũng đề cập đến việc Việt Nam lo ngại nghiêm túc về tình hình hiện nay ở Biển Đông, bao gồm sự cố nghiêm trọng liên quan đến Trung Quốc, việc chính quyền này liên tục duy trì quân sự hóa, và các hành vi xâm phạm quyền lợi của các nước nhỏ, “Tất cả đều vi phạm Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển”. Tại cuộc họp ông Phạm Bình Minh cũng bày tỏ, “Điều này đã làm suy yếu sự tin tưởng và tín nhiệm của người dân ven biển, gia tăng căng thẳng thế cục và phá hoại hòa bình, an ninh và pháp trị trong khu vực”.
Ông Phạm Bình Minh từng là đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Thông tin từ cơ quan ngôn luận Trung Quốc không đề cập đến lời phát biểu của ông Phạm Bình Minh, nói thêm rằng tại lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đề cập, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN sẽ nghiên cứu thảo luận làm thế nào thúc đẩy thêm một bước hợp tác và nhất thể hóa trong khu vực, để vượt qua những khó khăn và thách thức liên quan để đạt được các mục tiêu đã thiết lập của ASEAN.
Ngoài các nước ASEAN, ngoại trưởng các nước Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga cũng tham gia cuộc họp.
Ngày 26/8, khi ông Pompeo công bố các lệnh trừng phạt đối với công ty con của China Communications Construction của Trung Quốc, từng công kích Bắc Kinh gây mất ổn định khu vực và chà đạp lên chủ quyền của các nước láng giềng, đồng thời cáo buộc các công ty bị trừng phạt của Trung Quốc là các doanh nghiệp bá chủ bắt nạt các nước láng giềng và cướp đoạt tài nguyên ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng tuyên bố vào thời điểm đó rằng họ dự định “chia sẻ chi tiết về nỗ lực của chúng tôi nhằm hỗ trợ các khu vực tự do và mở cửa” tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, và thiết lập quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực sông Mekong.
Ông Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm Châu Âu vào ngày 25/8, với mưu đồ lôi kéo các nước Châu Âu, nâng cao mức ủng hộ của dư luận ở Châu Âu với Bắc Kinh vốn đã xuống tới mức đóng băng. Nhưng ông Vương Nghị đi đến đâu cũng đụng phải tường, không chỉ bị kháng nghị liên tục, mà các chính trị gia từ nhiều nước cũng lo ngại về cuộc bức hại nhân quyền ở Trung Quốc. Truyền thông Pháp đưa tin rằng chính sách ngoại giao lôi kéo của Vương Nghị hết sức thất bại, các cuộc kháng nghị và các đoàn thể nhân quyền cũng đi theo ông ta như bóng với hình.
Tác giả: Lưu Nghị