Hoa Kỳ và Âu Châu thực sự giống nhau trong chu kỳ thất nghiệp và lạm phát
Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát Chỉ số Giá Tiêu dùng cốt lõi thường được vẽ để tạo ra Đường cong Phillips. Kết quả sẽ khác nhau giữa các nền kinh tế. Đối với nhiều nhà quan sát, thì sự khác biệt chính giữa các nền kinh tế Hoa Kỳ và Âu Châu là hoạt động thực tế tương đối yếu và lạm phát cao kéo dài của nền kinh tế Âu Châu. Điều này cho thấy Hoa Kỳ nằm ở một khu vực bên trong hơn so với Âu Châu trên đường cong Phillips, trong đó các trục x và y tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát. Điều đó nói lên rằng Hoa Kỳ có tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát thấp hơn so với Âu Châu. Để xem điều này có đúng không, chúng tôi vẽ các đường cong, bắt đầu từ năm 1998 (khi dữ liệu bắt đầu) đến năm 2022, của ba nền kinh tế để so sánh.
Trước khi thảo luận về kết quả, thì trước tiên, hãy lưu ý rằng các đường cong khác xa với các hình dạng lý thuyết được dạy trong sách giáo khoa. Chúng không tuyến tính cũng không lồi mà có tính phi tuyến tính cao. Đường cong Phillips thường không áp dụng cho tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ trong thập niên vừa qua. Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, mối tương quan là rõ ràng, đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát cao, như cho thấy trong đồ thị. Đường cong Phillips thực nghiệm của Hoa Kỳ (màu xanh dương) không tăng mạnh về phía đầu bên trái. Mặc dù, các dấu chấm rải rác thì lại tăng như vậy. Trên thực tế, sự phân tán tương tự của các dấu chấm được quan sát đối với cả ba khu vực trong những thời kỳ lạm phát thấp, nhưng chúng rõ ràng hơn đối với Vương quốc Anh và Khu vực đồng tiền chung Âu Châu. Sự khác biệt rõ rệt này được quan sát ở bên phải của đường cong khi lạm phát tăng cao.
Đường cong của Khu vực đồng tiền chung Âu Châu dịch chuyển sang phải có thể chỉ đơn giản chứng minh sự khác biệt giữa tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của ba khu vực. Tỷ lệ tự nhiên trong Khu vực đồng tiền chung Âu Châu cao hơn do có nhiều nước thành viên nghèo về kinh tế. Nếu chỉ so sánh Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, thì cả hai nước đều cho thấy tỷ lệ tự nhiên tương tự nhau khi chạm đáy ở mức thất nghiệp 3 phần trăm. Vương quốc Anh dễ bị lạm phát cao hơn khi tỷ lệ thất nghiệp trên 7%, trong khi Hoa Kỳ có lạm phát tương đối cao khi tỷ lệ thất nghiệp dưới 7%. Vào những thời điểm khác, thì các đường cong hành xử là tương tự.
Nếu đường cong của Khu vực đồng tiền chung Âu Châu (màu đỏ) dịch chuyển sang trái 3%, thì trên thực tế, ba đường cong đó sẽ ở cùng vị trí. Điều này cho thấy cùng một lý thuyết áp dụng cho cả ba nơi, có thể với các thông số tương tự nhau, sự đánh đổi giữa ưu và nhược điểm của việc nới lỏng tiền tệ sẽ ít nhiều giống nhau ở mỗi nơi. Hiểu ra được điều này là quan trọng bởi vì chúng ta có thể kết luận, với cùng lý do lạm phát cao trong năm qua, cũng như chúng ta có thể dự đoán tương tự rằng tất cả các tỷ lệ lạm phát sẽ giảm, rằng Hoa Kỳ chỉ đang đi trước trong khi Khu vực đồng tiền chung Âu Châu và Vương quốc Anh có độ trễ.
Thật vậy, thị trường đang có chung quan điểm: Trong khi Hoa Kỳ dự kiến sẽ ngừng tăng lãi suất vào tháng Năm hoặc tháng Sáu, thì Khu vực đồng tiền chung Âu Châu và Vương quốc Anh dự kiến sẽ ngừng vào tháng Bảy hoặc tháng Chín. Hành động theo chu kỳ của Âu Châu tương tự như của Hoa Kỳ, và điểm khác biệt duy nhất là, một bên đi trước bên kia về thời gian.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times