Hoa Kỳ và EU từ chối thương mại với Trung Quốc
Trong khi đó, Trung Quốc bảo đảm được chào đón nồng nhiệt hơn trong thương mại Á Châu.
Các mô hình thương mại của Trung Quốc dường như sẽ thay đổi trong vài năm tới. Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu đã có những thỏa thuận chắc chắn sẽ thúc đẩy việc tách rời các quốc gia này khỏi Trung Quốc.
Trong khi đó, các hiệp định ở Á Châu dường như đã sẵn sàng để gia tăng dòng chảy thương mại giữa Hàn Quốc, Nhật Bản, và Trung Quốc và gia tăng dòng chảy như vậy về lâu dài, nếu không muốn nói là ngay lập tức. Không có thỏa thuận nào trong số này sẽ mang lại một sự thay đổi hướng đi, nhưng các thỏa thuận này sẽ tạo ra một điểm uốn đáng kể.
Hoa Kỳ và EU gần đây đã hoàn tất một thỏa thuận vượt ra khỏi phạm vi của sự tách rời sang trạng thái đấu tranh hoàn toàn đối với Trung Quốc. Tổng thống (TT) Hoa Kỳ Joe Biden đã dỡ bỏ thuế quan đối với thép và nhôm mà cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt lên EU, trong khi cả hai bên đã tham gia vào việc tạo ra thứ mà thông cáo báo chí của họ mô tả là “một thỏa thuận toàn cầu về thép và nhôm bền vững […] giữa các quốc gia có cùng chí hướng.”
Nói theo ngôn ngữ ngoại giao, điều đó nhằm thẳng vào việc loại trừ Trung Quốc. Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis đã nói rõ rằng thỏa thuận sẽ “hạn chế khả năng tiếp cận thị trường đối với những người không tham gia”. Ông Biden đã trực tiếp hơn. Ông nói: “Những thỏa thuận này sẽ hạn chế quyền tiếp cận thị trường của chúng tôi đối với thép bẩn từ các quốc gia như Trung Quốc và các quốc gia bán phá giá thép trên thị trường của chúng tôi.”
Có thể nói, nếu EU và Hoa Kỳ chung tay để chống lại sản xuất của Trung Quốc, thì tình cảm giữa những người phương Tây vượt xa mọi loại rượu và hoa hồng.
Người dân Âu Châu cảm thấy khó chịu khi Tòa Bạch Ốc của ông Biden từ chối dỡ bỏ tuyên bố của ông Trump rằng thuế quan là vấn đề an ninh quốc gia. Thực tế mà nói, việc thiết lập [thuế quan] có thể có ý nghĩa nhỏ, nhưng dù sao, nó không phù hợp với các nhà lãnh đạo Âu Châu. Ông Biden cũng không chỉ đơn giản là dỡ bỏ thuế quan. Mức thuế 25% sẽ vẫn áp dụng đối với bất kỳ chuyến hàng thép nào từ Âu Châu đến Mỹ vượt quá 4.4 triệu tấn. Mức giới hạn này cũng không có nhiều tác dụng thực tế, vì doanh số bán thép của Âu Châu tại Hoa Kỳ, theo Eurofer, chưa bao giờ vượt quá 4.1 triệu tấn. Tuy nhiên, điều kiện này vẫn khiến người Âu Châu khó chịu, những người coi đó như một dấu hiệu cho thấy Hoa Thịnh Đốn không cam kết hoàn toàn.
Vì Tòa Bạch Ốc và Brussels, bất chấp sự khác biệt của họ, dường như có thỏa thuận chống lại Trung Quốc, Bắc Kinh đã nỗ lực có được một số thỏa thuận thương mại hấp dẫn ở Á Châu. Cơ sở của các thỏa thuận thương mại mới được đặt ra vào cuối năm ngoái khi Trung Quốc và 10 thành viên của ASEAN—bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Úc—ký kết cái mà họ gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Hiệp ước này đã thiết lập hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trước khi ký kết, thương mại giữa các đại gia kinh tế này được điều chỉnh hoàn toàn bởi tiêu chuẩn tối huệ quốc (MFN) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo thỏa thuận trước đó, thương mại giữa các quốc gia này chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ trong thương mại toàn cầu của họ.
Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc chỉ chiếm được một tỷ lệ khiêm tốn là 23% lượng hàng nhập cảng của Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, trong khi Nhật Bản chỉ chiếm được 22% lượng hàng hóa nhập cảng của Trung Quốc và chỉ hơn 25% một chút [nhập cảng] của Hàn Quốc.
Giờ đây, khi các quy tắc của hiệp định năm ngoái được áp dụng, Trung Quốc đã cam kết cắt giảm đáng kể thuế quan đối với các sản phẩm của Nhật Bản. Ở biện pháp cuối cùng, chỉ có 7.8% hàng hóa Nhật Bản chảy vào Trung Quốc được miễn thuế. Nhật Bản đã cởi mở hơn, cho phép khoảng 60% sản phẩm của Trung Quốc vào nước này miễn thuế.
Nhưng giờ đây, cả hai nước đã cam kết cắt giảm thuế quan dần dần để cuối cùng, khoảng 85% sản phẩm của Nhật Bản sẽ vào Trung Quốc miễn thuế và khoảng 88% sản phẩm của Trung Quốc sẽ vào Nhật Bản miễn thuế. Các sản phẩm này sẽ bao gồm khoáng sản, dệt may, hóa chất và kim loại từ Nhật Bản, và nhựa, sản phẩm cao su, dệt may, và hóa chất từ Trung Quốc. Các thỏa thuận tương tự đã được thực hiện giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như Hàn Quốc và Trung Quốc.
Do đó, về mặt cân bằng, thương mại nội Á Châu sẽ mở rộng, có lẽ đủ để thay thế những gì Trung Quốc có thể mất ở phương Tây. Nhưng vẫn chưa có thông tin về vấn đề sẽ diễn ra như thế nào. Thỏa thuận đòi hỏi phải có những điều chỉnh dần dần. Cắt giảm thuế quan theo kế hoạch sẽ diễn ra trong giai đoạn vào năm thứ 11 , 16, và 21 kể từ khi các thỏa thuận RCEP có hiệu lực. Đó là một thời gian dài và để lại nhiều dư địa cho việc điều chỉnh và đàm phán lại trước khi các nước này tiếp cận bất kỳ mục tiêu tham vọng nào của hiệp định.
Tuy nhiên, với nỗ lực rõ ràng của phương Tây nhằm loại trừ Trung Quốc, tương lai dường như sẽ giữ trọng tâm thương mại của Trung Quốc sang Á Châu.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Kỷ Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: