Hoa Kỳ ngày nay: Một nền kinh tế với tình trạng thiếu hụt
Lần đầu tiên trong hơn 40 năm, nền kinh tế Hoa Kỳ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trên diện rộng. Các bộ phận linh kiện không có sẵn cho các nhà sản xuất khi họ cần. Các hãng hàng không hủy chuyến đột ngột. Đường sắt và xe tải đang cắt vận chuyển hàng. Các kệ thực phẩm ở một số khu vực bị cạn kiệt với một số khu vực báo cáo thiếu nguồn cung cấp thịt, sữa, hoặc các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác.
Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Tình trạng khan hiếm và các kệ hàng trống là đặc điểm của các nền kinh tế nơi các chính phủ kiểm soát và phân phối nguồn lực. Chúng không phải là đặc trưng của nền kinh tế thị trường tự do của Mỹ. Lần duy nhất nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt là trong Thế Chiến hoặc trong những năm 1970.
Các biện pháp kiểm soát giá do chính phủ áp đặt là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiếu hụt vào đầu những năm 1970. Khi các doanh nghiệp không thể tăng giá để bán hàng có lãi, họ đã ngừng sản xuất, nguyên nhân này đã tạo ra tình trạng thiếu hụt. Khi các biện pháp kiểm soát giá đã được gỡ bỏ, tình trạng thiếu hụt đã chấm dứt.
Cũng trong những năm 1970, các biện pháp kiểm soát giá dầu mỏ và xăng của chính phủ đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đối với cả hai loại hàng hóa này. Vào cuối thập niên này, đã có hàng dài xe hơi chờ đợi tại các trạm xăng và việc mua bán được chia nhỏ đến 10 gallon xăng. Ngay sau khi Tổng thống Reagan loại bỏ các biện pháp kiểm soát giá cả, tình trạng thiếu hụt dầu mỏ và xăng đã chấm dứt và giá đã giảm.
Các nền kinh tế thị trường tự do hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu hụt. Kết quả này không phải vì mọi thứ hàng hóa luôn dồi dào. Thời tiết xấu có thể phá hủy mùa màng. Dịch bệnh có thể giết chết đàn gia súc, tạo ra tình trạng khan hiếm thịt. Các tranh chấp lao động hay các cú sốc quốc tế cũng gây xáo trộn thị trường. Mặc dù thiếu hụt một số mặt hàng là không thể tránh khỏi, nhưng nền kinh tế thị trường tự do sẽ điều chỉnh và sửa chữa được những sự kiện như vậy.
Trong các nền kinh tế thị trường tự do, tình trạng thiếu hụt hiếm khi xảy ra vì thị trường có hiệu quả rõ rệt trong việc tăng giá các mặt hàng thiếu hụt. Giá cao hơn đối với các mặt hàng khan hiếm, sẽ hạn chế việc sử dụng chúng để sử dụng hiệu quả nhất các mặt hàng và khuyến khích sử dụng các mặt hàng thay thế. Làm vậy cho phép nền kinh tế điều chỉnh với những thiếu hụt và cú sốc tiềm ẩn theo cách hiệu quả nhất có thể.
Trong tình hình hiện nay, sự thiếu hụt hàng loạt làm nổi bật một vấn đề nghiêm trọng. Cũng như tình trạng thiếu hụt trước đây, kết quả này là do các chính sách của chính phủ. Trong khi chính phủ liên bang không đặt các biện pháp kiểm soát giá trực tiếp lên nền kinh tế, họ đã bóp méo thị trường theo một số cách gián tiếp.
Sản xuất năng lượng là một trong những lĩnh vực rõ ràng nhất mà chính phủ ông Biden đã chuyển hướng nguồn lực. Sử dụng các chính sách lý thuyết về môi trường để hạn chế nhiên liệu hóa thạch, chính phủ đã chuyển hướng các nguồn lực khỏi việc sản xuất năng lượng hiệu quả nhất. Cuộc chiến của chính phủ đối với nhiên liệu hóa thạch đã từng có hiệu quả trong việc hạn chế nguồn cung như việc kiểm soát giá cả.
Vào tháng 02/2020, với giá dầu mỏ ở mức 45 USD, sản lượng dầu mỏ của Mỹ đạt 13.1 triệu thùng/ngày. Ngày nay, với giá dầu cao gấp 2,5 lần, sản lượng ít nhất phải là 15 triệu thùng một ngày hoặc cao hơn. Thay vào đó, sản lượng là 12 triệu. Trong khi Hoa Kỳ không thể kiểm soát nguồn cung dầu trên thế giới, việc không cho phép sản xuất tối đa trong nước sẽ làm giảm nguồn tài nguyên quan trọng đối với sự vận chuyển hiệu quả của tất cả các sản phẩm và dịch vụ.
Ngoài việc hạn chế sản xuất năng lượng, các chính sách về khí hậu của chính phủ đã buộc các ngành công nghiệp chuyển hướng tài nguyên sang nhiên liệu phân hủy sinh học, dẫn đến tình trạng thiếu hụt các loại nhiên liệu cụ thể. Các luật quy định các khoản giảm giá cho điện mặt trời và cối xay gió sẽ giúp tái phân phối các nguồn lực đến nơi mà chính phủ muốn, thay vì tới nơi mà thị trường sẽ đưa chúng đến.
Hầu hết mọi doanh nghiệp hiện đang than phiền về tình trạng thiếu nhân công trầm trọng. Các doanh nghiệp cho biết họ không thể nhận, sản xuất, hoặc vận chuyển sản phẩm do thiếu nhân công. Khác với trong thời chiến, khi đó chưa bao giờ thiếu lao động trong lịch sử Hoa Kỳ.
Tại sao là bây giờ?
Bất chấp sự gia tăng việc làm trong những tháng gần đây, dữ liệu việc làm tháng Năm cho thấy nền kinh tế ngày nay có ít lao động hơn so với trước khi phong tỏa.
Một số cho rằng những phúc lợi hào phóng của chính phủ liên quan đến việc phong tỏa đã tạo ra vấn đề này. Tận hưởng sự thứ trở thành một kỳ nghỉ kéo dài, nhiều công nhân đã quen với việc không làm việc. Trở lại làm việc có thể khó khăn sau nhiều tháng nhàn rỗi. Càng khó hơn khi chính phủ đưa ra các biện pháp khuyến khích không làm việc.
Rất ít người muốn nói về một lý do có thể có khác của sự thiếu hụt lao động.
Ngày càng có nhiều báo cáo về các phản ứng bất thường và thậm chí gây chết người đối với vaccine COVID-19 vốn đã khiến một số công nhân miễn cưỡng chấp nhận công việc buộc họ phải chích ngừa. Đáng chú ý nhất, hàng ngàn phi công của hãng hàng không và 20% nhân viên chăm sóc sức khỏe đã nghỉ việc thay vì mạo hiểm. Những người này và những công nhân khác lo ngại rằng vaccine đã tạo ra loại phản ứng bất lợi được báo cáo trong các cuộc thử nghiệm vaccine và cả trong quân đội, nơi binh lính buộc phải chích ngừa vaccine.
Sự chần chừ của một số người trong việc chích ngừa vaccine có thể được bảo đảm. Các công ty bảo hiểm đã báo cáo tỷ lệ tử vong trong độ tuổi lao động tăng 40% vào nửa cuối năm 2021. Một nửa trong số này được liệt kê là do COVID-19 và nửa còn lại không phải do COVID-19. Trong thời kỳ đó, số người chết trong độ tuổi lao động làm mất đi ít nhất 350,000 lao động. Chỉ riêng con số này đã chiếm một phần đáng kể của sự thiếu hụt lao động.
Vì hơn một nửa dân số đã được chích ngừa đầy đủ vào nửa cuối năm 2021, dữ liệu của công ty bảo hiểm chỉ ra các vấn đề với vaccine trong việc đối phó hiệu quả với COVID-19 hoặc là một yếu tố có thể gây ra sự gia tăng tử vong ở nhóm dân số trong độ tuổi lao động.
Ngoài các trường hợp tử vong, Cục Thống kê Lao động báo cáo tỷ lệ khuyết tật tăng cao trong dân số từ 16 tuổi trở lên. Một bác sĩ nông thôn, có chuyên môn trong việc giải quyết các trường hợp khuyết tật tin rằng vaccine COVID-19 chịu trách nhiệm cho tỷ lệ này.
Phân phối sai nguồn lực
Sự thiếu hụt trên diện rộng là một đặc điểm của một vấn đề đối với nền kinh tế. Nguyên nhân sâu xa của sự thiếu hụt trong nền kinh tế thị trường luôn liên quan đến sự can thiệp của chính phủ vào thị trường hoặc người dân. Giai đoạn hiện tại cũng không ngoại lệ.
Việc buộc phải đóng cửa nền kinh tế, các hành động của liên bang nhằm hạn chế sản xuất năng lượng, các khoản trợ cấp và thanh toán hào phóng của chính phủ, và các yêu cầu của chính phủ liên quan đến COVID-19 và tất cả vaccine đều đóng một vai trò trong tình trạng thiếu hụt trên diện rộng đang gây ra cho nền kinh tế.
Giải pháp cho tình trạng thiếu hụt là chính phủ ngừng việc nỗ lực chuyển hướng nguồn lực khỏi những áp lực thị trường. Chính phủ không giỏi trong việc điều hành chính mình và điều hành nền kinh tế còn tệ hơn. Các quan chức liên bang nên công nhận hệ thống thị trường là cách tốt nhất để phân phối nguồn lực. Việc chính phủ phân phối sai nguồn lực là lý do chính khiến Mỹ đang phải gánh chịu sự thiếu hụt trên diện rộng ở hầu hết mọi thứ ngoại trừ sự lãnh đạo kém cỏi.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times
Tiến sĩ Robert J. Genetski là một diễn giả, tác giả, nhà bình luận chuyên mục, và là một trong những nhà kinh tế hàng đầu Hoa Kỳ. Ông đã giảng dạy môn kinh tế học tại Trường Kinh doanh Sau Đại học thuộc Đại học Chicago và NYU. Cuốn sách gần đây nhất của ông có nhan đề “Rich Nation, Poor Nation: Why Some Nations Prosper While Others Fail” (Quốc Gia Giàu, Quốc Gia Nghèo: Tại Sao Một Số Quốc Gia Thịnh Vượng Trong Khi Một Số Quốc Gia Khác Lại Thất Bại). Trang web của Tiến sĩ Genetski là ClassicalPrinciples.com.