Hoa Kỳ: Các trường cao đẳng cộng đồng nỗ lực hết mình cho sự đa dạng, công bằng, và hòa nhập
Một báo cáo mới cho thấy 81% các trường cao đẳng cộng đồng lớn hơn (những trường có hơn 1,000 sinh viên) ở Mỹ quốc có kiểu sáng kiến DEI nào đó.
Một báo cáo mới cho thấy rằng nhiều trường cao đẳng cộng đồng ở Hoa Kỳ đã gia nhập xu hướng đa dạng, công bằng, và hòa nhập (DEI), với đại đa số những người được khảo sát đều có hình thức hiện diện nào đó của DEI.
Báo cáo này, từ Trung tâm Chính sách Giáo dục của Quỹ Di sản, đã căn cứ trên một bộ dữ liệu về các trường cao đẳng cộng đồng công lập hoặc tư thục có cấp bằng tuyển sinh ít nhất 1,000 sinh viên, bao gồm 328 trường, tương đương khoảng 22% tổng số trường cao đẳng cộng đồng ở Hoa Kỳ.
Bản báo cáo cho thấy các sáng kiến DEI thuộc loại nào đó đã có mặt ở 81% các trường cao đẳng cộng đồng đã được đánh giá — và tổ chức càng lớn thì càng có thể áp dụng DEI nhiều hơn.
Theo báo cáo vốn dựa trên dữ liệu từ Hệ thống Dữ liệu Giáo dục Sau Trung học Tích hợp này, có tới 96% các trường cao đẳng cộng đồng với hơn 10,000 sinh viên (trong đó có 110 sinh viên tham gia nghiên cứu) có hình thức hiện diện nào đó của DEI.
Báo cáo này lưu ý rằng các trường lớn hơn có rất có thể có một bộ phận DEI, tuyên bố sứ mệnh DEI, lực lượng đặc nhiệm DEI, nhân viên DEI tận tâm, hoặc một chương trình đa dạng khác.
Con số hiện diện của DEI giảm xuống còn 88% đối với các trường có từ 5,000 đến 9,999 học sinh.
Đối với các trường cao đẳng cộng đồng có từ 1,000 đến 4,999 sinh viên, con số đó còn giảm hơn nữa, xuống còn 56%.
Mặc dù các trường nhỏ nhất không được đưa vào nghiên cứu này, nhưng bản báo cáo cho thấy làn sóng DEI đã lan tràn mạnh mẽ khắp các trường cao đẳng cộng đồng lớn hơn của đất nước.
Ông Jonathan Butcher, Thành viên Nghiên cứu Cao cấp Will Skillman về Chính sách Giáo dục tại Quỹ Di sản và là tác giả chính của báo cáo, viết rằng, “Những người cấp tiến thức tỉnh đang tuyên truyền các văn phòng về đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) tập trung vào chủng tộc, định hướng về mặt ý thức hệ tương tự và đào tạo trong các khuôn viên trường cao đẳng cộng đồng đã khiến các trường 4 năm không tập trung vào việc giáo dục sinh viên.”
‘Phong trào văn hóa phân biệt chủng tộc’
Ông Butcher cho biết các trường cao đẳng cộng đồng nên tập trung vào việc cải thiện dịch vụ học tập và tỷ lệ hoàn thành chương trình học của sinh viên, nhưng thay vào đó, nhiều văn phòng hành chính và khoa của họ đã bị “các nhà hoạt động phân biệt chủng tộc và ‘giới tính’ cấp tiến” chiếm giữ.
Theo báo cáo, các trường cao đẳng cộng đồng nhận được hơn một nửa số ngân quỹ của họ từ người đóng thuế (18% từ người nộp thuế liên bang và 33% từ thuế tiểu bang). Báo cáo kêu gọi các nhà lập pháp cấm các trường cao đẳng hai năm sử dụng nguồn tiền từ người đóng thuế để tài trợ cho các sáng kiến DEI.
Khoảng 8% người Mỹ từ 18 đến 24 tuổi theo học tại các trường cao đẳng cộng đồng.
“DEI là một phong trào văn hóa phân biệt chủng tộc đưa những ý tưởng cấp tiến từ thuyết chủng tộc trọng yếu, thuyết giới tính, và thuyết đồng tính vào thực tiễn,” ông Butcher viết trong bản báo cáo cũng kêu gọi cấm các trường cao đẳng cộng đồng yêu cầu những ứng viên cho các vị trí trong học khu phải ký lời thề trung thành ủng hộ DEI.
Một số tiểu bang do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo đã phản ứng với hiện tượng DEI rồi.
Chẳng hạn, các thống đốc Đảng Cộng Hòa của Florida và Texas đã ký các dự luật cấm tài trợ công quỹ cho DEI trong các trường cao đẳng và đại học.
Một số sáng kiến DEI cũng có thể xung đột với phán quyết gần đây của Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ đối với những ưu tiên chủng tộc trong tuyển sinh đại học.
Tối cao Pháp viện cấm tuyển sinh dựa trên chủng tộc
Trong một phán quyết với tỷ lệ 6–3 hôm 29/06, Tối cao Pháp viện đã bãi bỏ việc sử dụng các chính sách tuyển sinh phân biệt chủng tộc tại các trường cao đẳng và đại học nhận tiền của liên bang, ra lệnh chấm dứt việc sử dụng cái gọi là các chương trình hành động khẳng định trong giáo dục đại học.
Chánh án John Roberts đã viết rằng trong một thời gian dài, các trường đại học đã “kết luận một cách sai lầm rằng tiêu chuẩn đánh giá bản sắc của một cá nhân không phải là những thử thách mà họ chiến thắng, kỹ năng đã đạt được, hay những bài học kinh nghiệm mà là màu da của họ.”
“Lịch sử Hiến Pháp của chúng ta không chấp nhận sự lựa chọn đó,” ông viết.
Thẩm phán Sonia Sotomayor không đồng tình, viết rằng phán quyết mới này “đẩy lùi hàng thập niên tiến bộ đáng kể trước đó.”
Vị thẩm phán này viết: “Phán quyết này cho rằng chủng tộc không còn có thể được sử dụng một cách hạn chế trong tuyển sinh đại học để đạt được … những lợi ích quan trọng.”
“Khi giữ quan điểm đó, Pháp viện củng cố một quy tắc hời hợt về ‘công bằng chủng tộc đối với tất cả mọi người’ như một nguyên tắc theo Hiến Pháp trong một xã hội có tính phân biệt chủng tộc tràn lan mà trong đó chủng tộc luôn quan trọng và tiếp tục quan trọng.”
Đã có những báo cáo cho rằng các trường cao đẳng và đại học trên khắp cả nước đang trốn tránh phán quyết của Tối cao Pháp viện đối với việc tuyển dụng dựa trên chủng tộc.
Hành động Khẳng định nằm trong tầm ngắm
Sau phán quyết này của Tối cao Pháp viện, tổng chưởng lý các tiểu bang từ Tennessee, Kansas, và 11 tiểu bang khác đã thông báo cho 100 trong số những tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ “về tính bất hợp pháp của hạn ngạch theo chủng tộc và những ưu đãi dựa trên chủng tộc trong các phương thức tuyển dụng và ký hợp đồng” và kêu gọi những doanh nghiệp này chấm dứt ngay những chính sách đó.
Trong một bức thư đề ngày 13/07 gửi cho các giám đốc điều hành của các công ty trong danh sách Fortune 100, các tổng chưởng lý này viết rằng phán quyết của Tối cao Pháp viện “rõ ràng là” chấm dứt việc sử dụng hợp pháp các phương thức tuyển dụng và ký hợp đồng dựa trên chủng tộc.
Bức thư có đoạn: “Nếu công ty của quý vị trước đây sử dụng các ưu đãi về chủng tộc hoặc hạn ngạch trần trụi để bù đắp cho sự cố chấp của mình, thì con đường phân biệt đối xử đó hiện đã hoàn toàn bị đóng lại.”
“Công ty của quý vị phải vượt qua sự thiên vị căn bản của mình và đối xử bình đẳng với tất cả các nhân viên, tất cả các ứng viên, và tất cả các nhà thầu, bất kể chủng tộc.”
Cẩm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times