Hậu trường Đập Tam Hiệp và vị “Đồ tể của Bắc Kinh”
Có điều gì đó bất thường đang diễn ra tại Trung Quốc: Tuyết rơi vào mùa hè; Lốc xoáy lớn; Âm thanh kỳ lạ vọng ra từ núi, và những cơn mưa thì không ngớt. Lượng nước mang đến mùa này là chưa từng xẩy ra trong gần 100 năm nay, khiển mức nước của hàng trăm con sông vượt báo động lũ. Sự cố tràn bờ đã gây ra thiệt hại và phá hủy trên diện rộng, làm ngập lụt hàng loạt thành phố, và thậm chí gần như xóa sổ một số ngôi làng khỏi bản đồ.
Đập Tam Hiệp được dựng lên vốn để chứa nước lũ, tuy nhiên giờ đây lại giống như quả “bom nước” khổng lồ treo trên đầu của hàng trăm triệu dân Trung Quốc. Các quan chức chính phủ xác nhận đã xả nước vào ngày 29/6. Điều này đã gây ra tình trạng lũ lụt tồi tệ hơn ở hạ lưu. Họ đã xả bao nhiêu nước? Điều này có thể được suy luận thông qua một thông báo từ Tập đoàn Tam Hiệp vào ngày 23/6. Họ nói rằng tất cả 82 đơn vị sản xuất thủy điện đã đồng loạt hoạt động lần đầu tiên vào năm 2020, và tất cả lượng nước đi qua máy phát điện phải chảy xuống dòng. Một con sông có tên Bạch Thủy đã tăng mực nước lên đến 27 feet trong khoảng thời gian hai ngày vào cuối tháng 6, theo tin từ truyền thông nhà nước CCTV của Trung Cộng.
Cho đến nay, các nhà chức trách đã xác nhận rằng có ít nhất 121 người đã thiệt mạng hoặc mất tích, 19 triệu cư dân đã bị ảnh hưởng. Các thông cáo cũng cảnh báo cư dân rằng bất kỳ ai sống từ tầng bốn của tòa nhà trở xuống đều nên chuẩn bị sơ tán. Các tầng dưới của nhiều tòa nhà dân cư đã chìm dưới nước. Cùng với các tòa nhà, cơ sở hạ tầng trong khu vực cũng đã bị lũ lụt nuốt chửng. Một cây cầu dang dở trị giá gần 20 triệu Mỹ kim đã bị cuốn trôi theo dòng nước dữ dội. Rốt cuộc, thảm họa đã chờ đợi là lũ lụt.
Vì vậy, điều này có liên quan cụ thể gì với Đập Tam Hiệp? Chúng ta có thể trông cậy vào một con đập lớn như vậy để chống ngập, thay vì tạo thêm rắc rối. Để hiểu được điều này, chúng ta phải nhìn vào người đàn ông được gọi là “Đồ tể Bắc Kinh”, Lý Bằng. Ông Lý nguyên là Thủ tướng của Trung Quốc từ 1987-1998, có biệt danh đồ tể vì đã tạo ra vụ thảm sát Thiên An Môn vào 6/1989 ở Bắc Kinh. Ông duy trì phần lớn sức mạnh của mình và gia đình, thông qua quản lý nước. Dự án nổi tiếng của ông chính là Đập Tam Hiệp.
Lý Bằng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, và được nhận nuôi bởi cánh tay phải của Chủ tịch Mao, là ông Chu Ân Lai. Lý Bằng học chuyên ngành kỹ thuật thủy điện khi du học tại Liên Xô. Giống như nhiều người con trai của giới tinh hoa chính trị Trung Quốc, đôi khi được gọi là Thái Tử Đảng, ông nhanh chóng bước lên nấc thang tập đoàn và chính trị. Ông gần như là người đàn ông quyền lực nhất Trung Quốc, chỉ đứng sau nhà lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân. Và giống như hầu hết giới tinh hoa chính trị ĐCSTQ, quyền lực của họ được sử dụng để kiếm tiền.
Ông Lý Bằng đã từng nói: “Khi tua bin (turbine) nước gầm lên, thì vàng sẽ đổ vào”. Để minh họa điều đó, việc xây dựng bắt đầu trên Đập Tam Hiệp vào năm 1994 sau một quá trình phê duyệt chóng vánh. Đó là thời điểm ông Lý đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp chính trị 20 năm của mình. Khi các máy phát điện trong đập hoạt động vào tháng 7/2012, sau một năm rưỡi, con đập đã kiếm được hơn 26 tỷ Mỹ kim chỉ từ điện. Những dự án lớn ở Trung Quốc rõ ràng có tiềm năng khổng lồ để thu lợi cho cá nhân.
Trong những năm 1990, khi ông Lý đang làm Thủ tướng ĐCSTQ, ông cũng mở rộng sự độc quyền của mình trong ngành năng lượng Trung Quốc. Vào thời kỳ đỉnh cao của quyền lực, công ty của ông Lý kiểm soát 70% tài sản sản xuất năng lượng của Trung Quốc. Gia đình ông làm nhân viên công ty. Điều này đúng khi Đập Tam Hiệp vượt qua biểu quyết của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ở Trung Quốc. Tuy nhiên, dự án chỉ nhận được hai phần ba số phiếu bầu, một con số thấp đáng kinh ngạc đối với đại hội của ĐCSTQ. Có rất nhiều cảnh báo xung quanh con đập. Ý tưởng về một con đập như vậy đã được thảo luận từ năm 1919, nhưng Lý là người đầu tiên thực hiện nó. Trong 100 năm nay, các quan chức đã thảo luận về con đập nhiều lần và các chuyên gia cũng lên tiếng cảnh báo không ít lần .
Một nhà thủy văn học người Trung Quốc tên Hoàng Vạn Lý đã viết 6 bức thư gửi ĐCSTQ đưa ra lời cảnh báo, theo như con gái ông cho biết. Ông viết: “Vấn đề với địa lý thay đổi tự nhiên của lòng sông và các vấn đề khách quan dựa trên các giá trị kinh tế sẽ không cho phép một chính phủ tôn trọng dân chủ và khoa học thực hiện một vấn đề kỹ thuật gây thiệt hại cho môi trường và gây hại cho người dân.” Ông đã bị lên án công khai dưới thời cai trị của Mao Chủ Tịch. Ông Hoàng đã tiên đoán rằng 12 điều sẽ xảy ra với Đập Tam Hiệp, bao gồm dễ bị động đất, lũ lụt ở thượng nguồn, trật tự cư dân và thành phố. Tất cả điều này đều đã xảy ra ngoại trừ điều cuối cùng: Đập sẽ tự sụp đổ.
Dấu hiệu đáng báo động gần đây là một số trận động đất đã xảy ra ở các tỉnh lân cận con đập khiến nguy cơ vỡ của đập tăng lên đáng kể. Còn cảnh báo về lòng sông thì sao? Trong nhiều năm, các nhà quan sát con đập đã cho rằng cấu trúc của nó đã cong vênh. Năm 2018, hình ảnh vệ tinh trên mạng cho rằng con đập đã bị biến dạng. ĐCSTQ đã phủ nhận và bào chữa cho những lời dị nghị đó cho đến năm 2019, thì họ nói rằng những thay đổi nằm trong giới hạn cho phép! Nhưng mối lo có thể không phải chỉ là do lũ lụt. Ngay cả trước đó, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Cộng cho thấy sự tự tin phơi phới. Năm 2003, truyền thông nhà nước nói rằng con đập sẽ chịu được trận lụt chưa từng có trong 10.000 năm. Năm 2007, một cụm từ rất giống vậy đã xuất hiện, nhưng thay thành 1.000 năm. Năm 2008, nhiều lời khen ngợi có cánh bay đến, nhưng con số đã giảm xuống còn 100 năm. Cuối cùng, vào năm 2010, các giới chức quản lý sông Dương Tử nói rằng không nên đặt hết hy vọng vào Đập Tam Hiệp. Còn mới đây mấy hôm thì thông điệp là: “Xin lỗi! Đập Tam Hiệp đã làm hết sức rồi”!
Tuy nhiên, Lý Bằng đã làm theo mô hình của ĐCSTQ về việc theo đuổi lợi nhuận khổng lồ tiềm năng thông qua ngành công nghiệp năng lượng và xây dựng. Điều này hiện được nhìn thấy trong sáng kiến đường vành đai và con đường của Trung Quốc. Không có gì đáng ngạc nhiên, một con đập được xây dựng của Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với các vấn đề bền vững nghiêm trọng.
Năm 2018, Thời báo New York đã đăng một bài viết về một con đập ở Ecuador. Con đập đó, cùng với nhiều dự án công trình công cộng khác đều được Trung Quốc tài trợ. Sau hai năm hoạt động, con đập chứa đầy những vết nứt, phù sa, cây cối và tro bụi từ một ngọn núi lửa gần đó. Khi các nhà điều hành khai thác hết toàn bộ công suất của đập, nó đã đánh sập lưới điện quốc gia vì hệ thống bị quá tải. Bất chấp những cảnh báo và phản đối về việc xây dựng con đập vì khu vực này vốn hay xảy ra động đất v.v… chính phủ Ecuador vẫn thông qua nó. Nhiều quan chức người Ecuador có liên quan hiện đang bị bỏ tù.
Nếu thảm họa xảy ra với Đập Tam Hiệp, hàng chục triệu người sống bên sông Dương Tử có thể bị thiệt mạng. Các nhà máy, trung tâm mua sắm, đầu tư sẽ biến mất. Tuy nhiên, thế giới không biết gì về mối nguy hiểm này.
Trong vài tuần qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng vọt sau những tuyên truyền sâu rộng của chính quyền Trung Cộng. Các báo cáo truyền thông tô vẽ viễn cảnh tươi sáng đã khiến người dân tin tưởng vào sự phục hồi kinh tế sau đại dịch. Một mặt là để làm cho người dân ở phương Tây tin rằng Trung Quốc là điểm sáng duy nhất trên bối cảnh kinh tế thế giới đang đà khủng hoảng. Điều này nhằm níu kéo nguồn vốn đầu tư của phương Tây vào Trung Quốc, để duy trì mạch tài chính cho ĐCSTQ. Đã có nhiều cuộc thảo luận của các công ty phương Tây về việc rời khỏi Trung Quốc, tuy nhiên việc di dời thực sự vẫn chưa thực sự xảy ra.
Sự lộng lẫy về kinh tế của Trung Quốc rất giống một tòa nhà chọc trời xa hoa được xây dựng trên cát. Mọi người đều ngưỡng mộ sức mạnh của tòa nhà nhưng không ai chú ý đến cái móng của nó. Ở Trung Quốc, chếnh choáng giữa vinh quang hùng mạnh và sự sụp đổ bất ngờ luôn đồng tại mọi lúc.
Còn bây giờ, hãy hy vọng điều tốt đẹp nhất dành cho những người sống ở hạ lưu Đập Tam Hiệp.