Hàng nghìn người Phật Sơn biểu tình yêu cầu gỡ phong tỏa
Vì dịch Covid-19 bùng phát, quận Nam Hải, thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông đã bị phong tỏa trong nhiều tuần, một lượng lớn người dân phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Vào tối ngày 21/6, tại nhiều địa phương trong quận đã biểu tình quy mô lớn, hàng nghìn người tập trung dưới chân cầu Tây Hoàn và nhiều giao lộ khác. Nhóm biểu tình đồng thanh hô khẩu hiệu yêu cầu gỡ bỏ lệnh phong tỏa. Các cơ quan chức năng phải cử hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm đến hiện trường, hai bên đã xảy ra xô xát.
Chính quyền thông tin không rõ ràng gây bất mãn
Vương An (hóa danh), một công dân của khu dân cư Động Đình, thị trấn Đại Lý, huyện Nam Hải, đã nói với phóng viên rằng, khu dân cư chỗ anh không có ca nhiễm nào, cũng không có ca tiếp xúc gần nào, nhưng chính quyền không nói gì, tiếp tục kéo dài thời gian phong tỏa.
“Chỗ chúng tôi không có ca nhiễm, không có ca nghi nhiễm, cũng không có tiếp xúc gần, nhưng chúng tôi đã phải phong tỏa 14 ngày. Chúng tôi rất hợp tác tiến hành phong tỏa, nhưng hết 14 ngày họ vẫn chưa gỡ bỏ phong tỏa, cũng không nói là phải tiếp tục phong tỏa hay không. Rồi họ gửi công văn cho chủ trọ, chúng tôi mới biết là lại phong tỏa thêm 3 ngày. Chúng tôi lại nhẫn nhịn thêm 3 ngày, nhưng trong 3 ngày này đều không có làm kiểm tra acid nucleic. Tôi thật sự không biết, thêm 3 ngày này là để làm gì. Mà hết 3 ngày rồi vẫn không dỡ phong tỏa. Rồi lại nghe được tin đồn là phải phong tỏa thêm mấy ngày nữa. Chúng tôi đã hết chịu đựng nổi rồi, tất cả mọi người đều suy sụp cả rồi.”
Vương An cho biết, trong những ngày phong tỏa, họ không hề nhận được một công văn từ chính quyền hay thông tin công bố từ tài khoản chính thức của chính quyền, “tất cả đều gửi cho chủ trọ, nhưng khi chủ trọ gửi chúng thì những văn kiện này đều không có dấu đỏ.”
Lưu Tùng (hóa danh), người dân ở khu dân cư Hoàng Kỳ, La Thôn cũng cho biết: Họ phong tỏa từ ngày 4/6. Vấn đề chính là tin tức họ đưa rất không rõ ràng, ban đầu họ (chính quyền) nói là phong tỏa 14 ngày, tức là ngày 18 sẽ hết phong tỏa. Nhưng đến ngày 18 thì chúng tôi hoàn toàn không nhận được tin tức gì. Mãi đến ngày 20, họ mới dán ở cổng vào khu phong tỏa rằng, ngày 19 và ngày 20 tiếp tục phong tỏa. Khi nào hết phong tỏa, đợi thông báo.” Đến tối ngày 21, lại nói là không thể gỡ phong tỏa, nhưng lại không nói lý do cho chúng tôi, cũng không có ai gửi thông báo gì.”
Lưu Tùng nói, kể cả buổi xét nghiệm acid nucleic hôm nay (ngày 22) cũng không thông báo, ngay cả chủ trọ cũng không biết. Anh ấy tình cờ lên Weibo mới biết là phải xét nghiệm. Hơn nữa, anh cũng không biết đây có phải lần xét nghiệm acid nucleic cuối cùng hay không.
“Chủ yếu vì họ không báo cho chúng tôi khi nào hết phong tỏa. Cứ kéo dài hết ngày ngày qua ngày khác như vậy, họ vô cớ bắt tiếp tục phong tỏa. Theo văn kiện đầu tiên mà họ gửi cho chúng tôi, chỉ cần qua bao nhiêu lần tất cả mọi người đều âm tính với acid nucleic thì có thể gỡ phong tỏa. Nhưng dù chúng tôi đã đạt chỉ tiêu rồi, nhưng họ vẫn phong tỏa chúng tôi, còn không cho chúng tôi một lời giải thích.”
Cư dân của 5 tiểu khu bị phong tỏa đã biểu tình cùng lúc
Theo báo cáo, vào tối ngày 21, cư dân của năm khu dân cư Hoàng Kỳ, Đông Tú, Kỳ Dương, Động Đình, Ung Nhã cùng biểu tình, trong đó nhóm biểu tình dưới chân cầu Tây Hoàn dữ dội nhất, tập trung hàng nghìn người.
Cao Phàm (nickname), người biểu tình ở chân cầu Tây Hoàn thuộc khu Hoàng Kỳ đã nói với phóng viên rằng, dân chúng tập trung dưới chân cầu Tây Hoàn bắt đầu từ 8-9 giờ, có khoảng 1,000 người biểu tình.
“Tại các khu vực phong tỏa như Kỳ Dương, Hoàng Kỳ, Động Đình đều có người đang biểu tình, có khoảng một đến hai nghìn người, họ đã tập hợp nhau ở chân cầu Tây Hoàn.”
Cao Phàm nói, vào khoảng 10 giờ bắt đầu xảy ra xung đột, chính quyền địa phương đã điều động hàng trăm cảnh sát chống bạo động cầm lá chắn. “Quần chúng bên này thì yêu cầu gỡ phong tỏa, cảnh sát bên kia làm như không nghe không hiểu, dần dần, (người dân) trở nên kích động, chúng tôi ở bên này liền bắt đầu lao vào các hàng rào phong tỏa.”
Vương an nói, anh đến (chân cầu Tây Hoàn) lúc 11 giờ, khi đến thì đã có khoảng gần 1,000 người (người dân biểu tình).
“Lúc đó, cảnh sát Quảng Châu đã tới. Có rất nhiều xe cảnh sát đặc chủng, tổng cộng có đến hàng trăm xe cảnh sát ở hiện trường.” Vương an nói, đối diện địa điểm họ biểu tình cũng là một khu vực bị phong tỏa. Họ cũng đang biểu tình, một số cảnh sát đã sang bên đó (La Thôn).
Lưu Tùng đang biểu tình ở La Thôn, anh nói bên họ biểu tình khá yếu ớt, có hơn trăm người, thế nên họ đồng thanh hô khẩu hiệu với bên chân cầu. Cuộc biểu tình ở chân cầu Tây Hoàn dữ dội hơn, có người còn phá hàng rào phong tỏa. Hàng rào bị phá lúc khoảng một đến hai giờ sáng.
Vương An nói: “Cảnh sát vừa đến liền cầm gậy và lá chắn chỉ vào chúng tôi. Còn trong tay chúng tôi chẳng có gì hết. Vì có rất nhiều người biểu tình, liên tục dồn lên, cuối cùng cánh cửa phong tỏa bật tung ra, chúng tôi chen lấn nhau đi ra. Cảnh sát đã bắt một người, chúng tôi đã đồng thanh hét lên thả người, thả người.”
“Có người bị bắt, nhưng không ai bị thương.” Cao Phàm nói, những người bị bắt, bị đánh là những người đi đầu, họ khá kích động. Đến hai giờ thì giải tán, nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết.” Bởi vì khuya quá rồi nên mọi người tự giải tán về nhà ngủ.
Vương An cho biết, cuộc biểu tình kéo dài đến khoảng hơn 3 giờ, lúc đó chỉ còn lại khoảng một hai trăm người, cảnh sát lấy điện thoại di động quay hình những người biểu tình. Họ đe dọa “nếu không đi sẽ bắt lại”. Cuối cùng tất cả mọi người đã giải tán.
Cao Phàm nói, sau khi mọi người giải tán, hàng rào bị mở ra lại đóng lại.”
Hàng chục nghìn người phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp
Bị nhốt trong nhà trong thời gian dài, có thể bị thất nghiệp trở thành nỗi lo chung của những người biểu tình.
Vương An nói, trong hơn 20 ngày phong tỏa, chỗ anh không hề có một ca nhiễm nào, ít nhất là từ tin tức mà chính quyền công bố thì không có ca nhiễm nào, nhưng vẫn bị phong tỏa hơn 20 ngày. Có thể ăn cơm, có thể mua đồ ăn, nhưng không được ra ngoài, không được làm việc, không được đi làm.”
“Chỗ chúng tôi có hàng trăm nghìn người, tôi dám nói rằng, có hàng chục nghìn người đã mất việc rồi. Tất cả họ đều làm ăn ở Quảng Châu, có người đang làm thuê, có người buôn bán, không trả đủ tiền thuê nhà thì cũng không thể mở cửa hàng được nữa, mọi người đều đang bị mắc kẹt trong này.”
Vương An giới thiệu, anh làm nghề trang trí nội thất, hàng hóa đều lấy ở Quảng Châu, giờ công ty chuyển phát nhanh gửi hàng đến không có ai nhận, cũng không biết họ sẽ chuyển đến đâu. Không biết hàng nếu có đặt ở ngoài cửa hàng có bị người nào lấy mất hay không. Tôi thực sự rất hoang mang.”
“Có người trong khu chúng tôi mất 100,000 NDT, anh ta làm nghề chụp ảnh, ký được hợp đồng nhưng bị kìm chân ở đây, cũng tức là đã vi phạm hợp đồng. Anh tự vi phạm hợp đồng chỉ vì anh không thể đi chụp ảnh cho họ theo thời gian đã hẹn.”
Lưu Tùng nói, “Chúng tôi đã bị phong tỏa trong nhiều ngày, không có thu nhập, không có việc làm, không có người thuộc cơ quan chức nào liên lạc với chúng tôi. Rất nhiều người đang vô cùng lo lắng.”
Anh cho biết, giờ anh sống chủ yếu bằng tiền tiết kiệm, nhưng nhiều người kinh doanh đều sẽ phá sản.
“Thực ra, chúng thôi không phải nói là phản đối phong tỏa. Nếu chúng tôi gặp nguy hiểm thì sẽ đồng ý phong tỏa, dù sao thì mất việc này thì cũng cũng có thể tìm được việc khác. Nhưng giờ họ (chính quyền) làm ăn vô cớ, coi chúng tôi như con chó chỉ biết quẫy đuôi, thích thì phong tỏa, không thích thì không cho gỡ phong tỏa. Họ làm ăn vô cớ, không có cơ sở như thế, khiến nhiều người không thể chịu đựng nổi nữa.” Anh nói.
Kết quả không rõ ràng
Vương An nói, đêm đó chính quyền nói, “Đêm qua, họ giải thích là khi có kết quả xét nghiệm của hôm nay thì tối nay sẽ gỡ phong tỏa. Nhưng trưa nay mới bắt đầu làm xét nghiệm, thì làm sao có thể có kết quả ngay được. Hôm qua người đứng đầu của chính quyền lại nói chắc chắn sẽ gỡ phong tỏa bây giờ. Nhưng nếu đêm nay mà vẫn không gỡ phong tỏa, chắc chắn sẽ có bạo loạn.”
Lưu Tùng cũng nói: “Nếu đêm nay vẫn không gỡ phong tỏa, bọn họ sẽ càng tức giận. Không chừng lúc đó sẽ xảy ra một trận xung đột bạo lực lớn hơn.”
Khi một phóng viên đóng giả là người dân đang bị phong tỏa gọi điện cho Trụ sở phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trấn Đại Lý, thì một nhân viên nữ đã nghe máy và nói, việc gỡ bỏ lệnh thì phải đợi thông báo, vì kiểm tra acid nucleic cũng cần có thời gian, hiện cô không thể đưa ra thời gian chính xác.
Nhân viên này cho biết, ngay cả khi gỡ phong tỏa thì cũng không phải gỡ hoàn tỏan, mà cũng cần quản lý kín: “Thông báo là nói tất cả các xét nghiệm acid nucleic ở các khu vực trên đều âm tính và chấp hành quản lý kín. Như vậy việc quản lý kín so với việc hiện tại bị phong tỏa, các bạn có thể hiểu gỡ phong tỏa chính là quản lý kín, (vẫn phải thực hiện) quản lý kín một cách nghiêm ngặt.”
“Có thể đến Quảng Châu, nhưng ở cổng vào có nhân viên túc trực 24/24, làm thủ tục xuất nhập cảnh, đo thân nhiệt, quét mã, đeo khẩu trang, sau đó là kiểm tra kết quả xét nghiệm acid nucleic. Nếu bạn từ bên ngoài rồi quay về Quảng Châu thì cần cung cấp giấy chứng nhận âm tính xét nghiệm acid nucleic trong 24 giờ. “
Do Tôn Vân, Cố Hiểu Hoa, Lăng Vân thực hiện
Minh Phương biên dịch
Tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm