Hà Thanh Liên: Đàm phán Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Alaska – Ai thắng và ai thua?
Cuộc đàm phán Hoa Kỳ-Trung Quốc ở Alaska kéo dài hai ngày cuối cùng cũng đã kết thúc. Ngoài việc nội dung hội đàm vẫn là “một hội nghị mà mỗi bên một ý” như cũ, điều thú vị là những người tham dự của cả hai nước và khách mời phân định thắng thua của hai bên gần như thể hiện thành hai cực. Điều thú vị hơn trong trò chơi đổ lỗi này là trong số tất cả nội dung trong bài diễn văn của ông Dương Khiết Trì mà Hoa Kỳ buộc tội, những câu mà phía Hoa Kỳ không muốn đối mặt nhất lại không được những người có mặt hay giới truyền thông liệt kê. Tại sao một cuộc họp và dư âm của nó lại rơi vào tình trạng chia rẽ như vậy? Những lý do nào đáng được phân tích.
Một cuộc hội kiến, cả hai bên đều tự cảm thấy mình “chiến thắng”
Ngoài chỉ trích Trung Quốc không tôn trọng nghi thức ngoại giao, Hoa Kỳ cho rằng các mục tiêu của họ đã đạt được. Ngoại trưởng Blinken nói rằng Hoa Kỳ đạt được hai mục tiêu khi tổ chức cuộc họp này. “Đầu tiên, chúng tôi hy vọng nói với họ những lo ngại nghiêm trọng của chúng tôi về hàng loạt hành vi mà Trung Quốc đã thể hiện và thi hành, đồng thời các đồng minh và đối tác của chúng tôi cũng có cùng quan ngại. Chúng tôi đã làm được điều này. Chúng tôi cũng muốn trình bày rõ ràng minh bạch các chính sách, những vấn đề ưu tiên và thế giới quan của riêng mình. Chúng tôi cũng đã làm được điều này.” Cố vấn An ninh Quốc gia Sullivan nói “Chúng tôi tỉnh táo khi đến và cũng tỉnh táo khi đi.”
Hoa kỳ đã nhiều lần công khai bàn luận về các vấn đề liên quan như Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan và lập trường của Hoa Kỳ đối với cách Trung Quốc đối xử với các đồng minh phương Tây của Hoa Kỳ. Việc làm cho Trung Quốc nhận thức được vấn đề thông qua đàm phán ngoại giao được coi là mục đích của cuộc đàm phán, ngoại trừ việc Hoa Kỳ tin rằng Trung Quốc hoàn toàn không xem bất kỳ tuyên bố chính thức nào của Hoa Kỳ, chỉ khi gặp mặt nói trực tiếp mới được tính là đã trình bày đầy đủ. Lời nói của ông Sullivan rất đúng nhưng vô dụng.
Phía Trung Quốc tin rằng họ đã đánh bại Hoa Kỳ. Hôm 19/03, Nhân dân Nhật báo @PDChinese viết rõ ràng trên Twitter: “[So sánh hai năm Tân Sửu] các ông không đủ tư cách để nói trước mặt Trung Quốc rằng, các ông đang nói chuyện với Trung Quốc từ một vị thế kẻ mạnh,” “Hoa Kỳ không đại diện cho dư luận thế giới” và “người Trung Quốc không ăn món này.” Dường như Trung Quốc lại đang phải đối mặt với sự đe dọa của liên quân 8 nước. Các hãng thông tấn lớn của nước ngoài nhận xét rằng những lời nói trên, với 2.45 tỷ lượt xem và 1.16 triệu lượt thảo luận trên Sina Weibo, cùng với sự tập trung đưa tin của các hãng thông tấn toàn cầu, ít nhất cũng cho thấy cuộc đàm phán cao cấp 2+2 Trung Quốc-Hoa Kỳ ở Alaska không còn nghi ngờ gì đã “bước vào” trung tâm của vũ đài dư luận, một cảm giác tự hào rằng “chủ đề tách rời Trung Quốc sẽ không thành quốc tế” đã được thể hiện ra rất rõ ràng.
Những người phản đối ở cả hai nước đều tin rằng chính phủ mà họ phản đối là bên thua cuộc.
Hầu hết những người phản đối chính trị của Trung Quốc tại Hoa Kỳ đều cho rằng Trung Quốc đã bị Hoa Kỳ làm bẽ mặt. Tất nhiên họ cũng lặp lại chỉ trích của Hoa Kỳ và truyền thông Hoa Kỳ rằng Trung Quốc không tôn trọng nghi thức ngoại giao, thậm chí còn coi việc Hoa Kỳ đến tiệc mời cũng không thèm đặt là hành động cực kỳ khinh thường Trung Quốc. Tất nhiên, họ cũng lặp lại các lời chỉ trích của Hoa Kỳ đối với quan chức Trung Cộng rằng họ “nói xạo để gây chú ý” và cố tình tạo “hiệu ứng kịch tính,” đây chỉ là một cách để biểu diễn cho người dân ở Trung Quốc đại lục xem thôi.Hôm 19/03, Trang web Geller Report đã đăng bài “Biden yếu thế, Hoa Kỳ bị sỉ nhục ở hội đàm Alaska,” bài bình luận trích dẫn sự không hài lòng của nhiều người. Ví dụ Chương Gia Đôn nhận thấy Trung Quốc ngạo mạn, đến để ra lệnh, Hoa Kỳ lại có thể nhẫn chịu. Một số người chỉ trích chính phủ hiện tại của Hoa Kỳ là không có khí phách và một số người buồn bã kết luận, Hoa Kỳ “có các mối đe dọa từ bên ngoài như Trung Quốc, nhưng ở trong nước, các lý luận phân biệt chủng tộc và chính trị thân phận đã khiến chúng ta trở nên chia năm xẻ bảy và tự thấy chán ghét. Trung Quốc biết điều này. Cho nên họ đã dùng “Black Lives Matter” làm chủ đề chính ở Alaska. Điều không kém phần quan trọng so với việc dùng toàn lực chống lại Trung Quốc, các quan chức Đảng Cộng hòa và bất cứ ai sẵn sàng lắng nghe đều phải cố gắng hết sức để chấm dứt vấn đề phản Hoa Kỳ ngay trong Hoa Kỳ.” Bài báo cũng trích dẫn bình luận của cựu Ngoại trưởng Pompeo về cuộc hội đàm ở Alaska trên Twitter “Sức mạnh có thể ngăn cản những kẻ xấu. Điểm yếu có thể dẫn đến chiến tranh.”
Tuy nhiên, những điều khiến người có mặt của phía Hoa Kỳ thực sự cảm thấy bị sỉ nhục và từ đó có phản ứng, thì cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không đề cập đến vấn đề này và các hãng thông tấn cũng tự giác tránh đưa ra. Cho đến nay, không bên nào đăng tất cả các bản dịch từ video và chỉ có trang web tài chính FX168 của Hồng Kông đã dành thời gian để dịch và đăng toàn bộ văn bản.
Những lời nói nào hai bên cố tình không đưa tin?
Ông Dương Khiết Trì đã có 2 hai đoạn trong bài phát biểu quá giờ quan trọng của mình:
“Hoa Kỳ có nền dân chủ kiểu Hoa Kỳ, và Trung Quốc có nền dân chủ kiểu Trung Quốc. Những việc mà Hoa Kỳ thực hiện trong việc thúc đẩy nền dân chủ của chính mình không chỉ cần được đánh giá bởi người dân Hoa Kỳ mà còn cần được đánh giá bởi người dân trên toàn thế giới. …Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là Hoa Kỳ cần phải thay đổi hình ảnh của mình và ngừng thúc đẩy nền dân chủ của chính mình ở những nơi khác trên thế giới. Thực tế, nhiều người ở Hoa Kỳ thiếu niềm tin vào nền dân chủ Hoa Kỳ và có các quan điểm khác nhau về Chính phủ Hoa Kỳ.”
Chỉ cần quý vị hiểu được sự ăn cắp có hệ thống của trận tuyến liên hợp chống Trump (liên minh bảo vệ dân chủ) trong cuộc bầu cử năm 2020 của Đảng Dân chủ, đặc biệt là hiểu được sự thực việc Trung Cộng đã can thiệp sâu vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ và giúp đánh cắp cuộc bầu cử (cựu tổng giám đốc tình báo đã trần thuật sau 07/11), cũng như sau khi quý vị đọc các bình luận của truyền thông nhà nước và các học giả Trung Quốc bình luận về điều này, tôi hiểu rằng “cần được đánh giá bởi người dân trên toàn thế giới” có nghĩa là: cả thế giới đều biết rằng Đảng Dân Chủ ăn cắp bầu cử và đã có một số báo cáo về cuộc điều tra các vụ ăn cắp bầu cử ở Hoa Kỳ, còn chính quý vị lại giả vờ không biết; “Ngừng thúc đẩy nền dân chủ của chính mình ở những nơi khác trên thế giới” có nghĩa là: Đảng Dân Chủ đã sử dụng đầy đủ tất cả các phương pháp được dùng để thúc đẩy cuộc cách mạng màu ở nước ngoài vào trong cuộc bầu cử năm 2020. Các quan chức và học giả Trung Quốc quả thực đã từng đánh giá như vậy. Tin rằng đây cũng là những câu nói thường được nhắc đến trong các cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Cộng.
Ông Blinken biết rõ điều này, vì vậy ông đã trả lời nhận xét của ông Dương như sau: “Năng lực lãnh đạo trong nước của chúng tôi còn có một tiêu chí, đó chính là không ngừng theo đuổi, như chúng tôi đã nói, để xây dựng một liên bang hoàn hảo hơn. Mà từ định nghĩa của sự theo đuổi này, chính là đã thừa nhận rằng chúng tôi không hoàn hảo, chúng tôi có thể phạm sai lầm, chúng tôi có những việc đi ngược, chúng tôi có những lúc bị lùi lại. Nhưng trong suốt lịch sử, những gì chúng tôi làm là đối mặt với những thách thức này một cách công khai, công khai và minh bạch, và không phớt lờ chúng và cũng không có ý giả vờ rằng chúng không tồn tại, cũng không cố ý che giấu chúng. Đôi khi đau đớn, đôi khi thật khó coi, nhưng mỗi lần như vậy thì chúng tôi bước ra. Là một đất nước, chúng tôi ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, tốt hơn, đoàn kết hơn.”
Cả nhận xét của ông Dương và câu đáp trả có tính đối ứng của ông Blinken đều bị giới truyền thông Trung Quốc và nước ngoài cố tình phớt lờ. Những câu nói nêu trên có mang hàm ý ám chỉ gian lận trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ, đối với phía Trung Quốc mà nói chỉ chạm đến đó là dừng, mặc dù có bằng chứng trong tay nhưng cũng chỉ được sử dụng để châm biếm. Dùng cách giương cung mà không bắn tốt hơn là làm mất mặt nhau lúc này. Về phía Hoa Kỳ, đây là nỗi khổ trong lòng, vì nó liên quan đến tính hợp pháp của chính phủ hiện tại. Đối với giới truyền thông phương Tây, đây là một sự thật mà họ đang cố che giấu. Kể từ năm 2016, trong vấn đề liên quan đến ông Trump, truyền thông phương Tây, đặc biệt là truyền thông Hoa Kỳ, đã phóng đại và đưa tin bất lợi về ông ấy [ông Trump] gấp mười lần, một trăm lần, và không bao giờ xin lỗi về những lỗi sai đó. “Thời báo New York” (New York Times) đã nhiều lần đưa tin chi tiết về “sự thật” cái chết của sỹ quan Brian Sicknick trong vụ Capitol Hill vào ngày 06/01, và họ đã lặng lẽ rút lại bài báo sau khi bị phanh phui là một lời nói dối. Tờ “Bưu Điện Hoa Thịnh Đốn” (Washington Post) đưa tin việc ông Trump yêu cầu quan chức phụ trách bầu cử ở tiểu bang Georgia giúp ông tìm phiếu bầu, đó cũng là một lời nói dối và họ chỉ lặng lẽ rút lại bài báo. Trong cuộc hội đàm giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tại Alaska, cáo buộc gian lận trong bầu cử Hoa Kỳ của ông Dương thực ra là ‘đã đốn xuống cái cây lớn nhất,’ nhưng truyền thông Hoa Kỳ đã giả vờ không thấy, ra sức đưa tin về việc chặt những cây nhỏ cành nhỏ mà thôi.
Trung Quốc và Hoa Kỳ chỉ nhìn thấy điểm yếu của nhau
Gian lận bầu cử là hành vi cánh tả tự hủy hoại quyền lực mềm của nước mình, ông Pompeo bình luận rằng, “điểm yếu” được nhắc đến trong vụ việc này rất có thể là điều này; Chính sách kinh tế xã hội cực tả của Đảng Dân chủ sẽ gây ra một đòn nặng nề đối với quyền lực cứng của Hoa Kỳ. Bảng lạm phát cho thấy rằng ngày này sẽ sớm đến, chỉ là những người nắm quyền ở Hoa Kỳ nhìn mà không thấy thôi.
Ông Tập Cận Bình gần đây đã nói trong cuộc họp lưỡng hội: “Trung Quốc đã có thể bình đẳng nhìn thế giới rồi.” Trước đó trong một bài diễn văn nội bộ về tình hình quốc tế ông nói rằng “Phương Tây mạnh và phương Đông yếu” là về mặt dự trữ, về mặt lịch sử; “Phương đông đang tăng và phương tây đang giảm” là sự gia tăng và là phán đoán chính trị tương lai. Khi nói về mối bang giao Hoa Kỳ-Trung Quốc, ông Tập nói rằng “hỗn loạn lớn nhất trên thế giới hiện nay nằm ở Hoa Kỳ” và “Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển và an ninh của nước ta.” Bài phát biểu của ông Dương Khiết Trì tại Hội nghị Alaska có thể coi là một bài diễn tập thực chiến về lý luận “nhìn bình đẳng” của ông Tập Cận Bình đối với Hoa Kỳ.
Sự việc phát triển đến hôm nay, cần phải ôn lại kinh nghiệm chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. “Trưởng phòng thiết kế chiến lược chiến tranh lạnh” George Kennan của Hoa Kỳ từng nói rằng, chìa khóa để giành chiến thắng trong chiến tranh lạnh không phải là vũ khí và trang thiết bị, mà là cho thế giới thấy khả năng của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề của chính mình. Chỉ bằng cách giải quyết các vấn đề của riêng mình, “Hoa Kỳ mới có thể có đóng góp lớn nhất cho hòa bình và phát triển có trật tự của các quốc gia khác, đồng thời cho phép mình thu được lợi ích lớn nhất từ đó.”
Những lời của ông Kennan, thực sự đã cho thấy con đường để Hoa Kỳ trở thành một nhà lãnh đạo thế giới: 1. Giải quyết tốt các vấn đề của chính mình; 2. Giúp các quốc gia khác phát triển; 3. Cuối cùng, là tự mình hưởng thụ thành quả.
Không có người chiến thắng trong cuộc đàm phán ở Alaska, Trung Quốc không thể khiến Hoa Kỳ dùng lại chính sách Trung Quốc của Obama, và Hoa Kỳ lại bị đòn đau. Chuyện cũ không quên và rút kinh nghiệm cho việc sau, cả hai bên cần phải xem lại bức điện dài nổi tiếng, được đưa vào sử sách của Kennan.
Epoch Times đầu tiên đưa tin
Do Zhu Ying thực hiện
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: