Gỏi cuốn Việt Nam 2
Gỏi cuốn Việt Nam
Món gỏi cuốn Việt Nam chứa đầy rau thơm tươi, rau củ và tôm nõn, kết hợp với xốt tương đậu phộng thơm ngon khó cưỡng.
Jennifer Segal
Xem công thức in sẵn cho món ăn này.
Món cuốn Việt Nam còn gọi là gỏi cuốn, nem cuốn, salad cuốn, gỏi cuốn mùa xuân tươi mát, hay bánh tráng cuốn. Đó là những cuốn bánh tinh tế chứa đầy sự kết hợp tươi ngon của các loại rau thơm tươi, rau giòn, protein như tôm hoặc thịt heo, và bún. Có thể xem gỏi cuốn là phiên bản thanh đạm và nhẹ nhàng hơn của món chả giò Việt Nam. Món ăn này dễ làm đến kinh ngạc, đặc biệt là nếu bạn đã chuẩn bị sẵn một góc nhỏ để cuốn mọi nguyên liệu. Bắt đầu bằng việc chuẩn bị mọi thứ: luộc chín bún khô, thái sợi rau củ, và cắt tôm làm đôi theo chiều dọc. Sau đó, chỉ cần làm mềm bánh tráng trong nước ấm, xếp nhân vào giữa và cuốn lại như những chiếc bánh burrito nhỏ.
Điểm nhấn của món ăn này là xốt tương đậu phộng xay nhuyễn — thơm ngon đến mức bạn sẽ muốn chấm mọi thứ vào đó! Gỏi cuốn là món ăn rất linh hoạt. Bạn có thể thưởng thức chúng như món khai vị nhẹ nhàng hoặc kết hợp với các món ăn yêu thích khác của Việt Nam, như phở. Gỏi cuốn cũng là món ăn hoàn hảo để tạo thêm nét tươi mới, đầy sắc màu cho bất cứ bàn tiệc mùa hè nào.
Nguyên liệu cần có để làm món gỏi cuốn Việt Nam
Bơ đậu phộng mịn: Tạo nền tảng béo ngậy, đậm đà cho xốt chấm.
Tương đen Hoisin: Thêm hương vị ngọt và mặn đậm đà.
Tương ớt Sriracha: Thêm vị cay nồng; tùy ý tăng gấp đôi nếu bạn muốn cay hơn.
Giấm gạo: Tạo vị chua thanh để cân bằng hương vị trong xốt chấm, và tăng cảm giác tươi mát cho nhân cuốn.
Tỏi: Thêm chiều sâu hương vị cho xốt chấm.
Bún gạo: Tạo độ dai và cân bằng nền tảng dai-mềm cho nhân cuốn.
Cà rốt thái sợi: Thêm độ giòn và ngọt cho nhân cuốn. Mua cà rốt dạng gói cắt sẵn ở siêu thị là một cách tiết kiệm thời gian tuyệt vời.
Dưa leo Anh: Thêm độ tương phản tươi mát, giòn rụm.
Hành lá: Bổ sung chút hương vị hành cho món cuốn.
Nước mắm: Mang đến vị umami (vị ngọt của đạm) và một chút vị mặn.
Đường: Cân bằng vị chua và bổ sung chút ngọt.
Bánh tráng gạo: Những tấm bánh mỏng, trong suốt làm từ bột gạo và nước, thường dùng trong ẩm thực Việt Nam để làm gỏi cuốn và chả giò. Bánh tráng trở nên mềm dẻo và dễ cuốn hơn khi nhúng nhanh qua nước.
Lá xà lách cuộn hoặc lá rau diếp: Thêm độ giòn và tươi mát, giúp giữ chặt hỗn hợp nhân cuốn.
Tôm chín: Cung cấp chất đạm và vị ngọt nhẹ, mặn mòi.
Lá bạc hà: Thêm hương vị thảo dược thanh mát và màu sắc đẹp.
Lá ngò rí: Thêm chút tươi sáng, mùi thanh mát như chanh, và tạo màu xanh bắt mắt qua lớp bánh tráng.
Cách thức thực hiện
Bước 1: Làm xốt chấm tương đậu phộng
Cho bơ đậu phộng, tương đen hoisin, nước lọc, tương ớt sriracha, giấm, tỏi, và muối vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn hỗn hợp cho đến khi sánh mịn. Đổ ra tô và để sang một bên.
Bước 2: Làm gỏi cuốn
Đun sôi một nồi nước lớn và thả bún gạo vào, nấu cho đến khi mềm, khoảng 3 phút. Vớt ra, xả lại dưới vòi nước lạnh cho bún nguội, và để ráo nước.
Cho cà rốt, dưa chuột, hành lá, giấm gạo, nước mắm, và đường vào một chiếc tô vừa.
Trộn đều
Chuẩn bị một chiếc đĩa tròn hoặc nồi lớn đựng nước ấm. Nhúng nhanh một miếng bánh tráng vào nước cho hơi mềm, khoảng 5 đến 10 giây.
Lấy bánh tráng ra cẩn thận bằng hai tay và đặt lên một mặt phẳng sạch. Đặt 3 lá ngò rí và 3 lá bạc hà thành một hàng hơi lệch về bên trái trung tâm của miếng bánh, xếp 4 nửa con tôm lên trên, mặt cắt hướng lên trên, tạo thành một hàng bên trên các loại rau thơm.
Giữ một chiếc lá xà lách trong tay, cho khoảng ¼ cup hỗn hợp cà rốt/dưa leo, và ¼ cup bún vào.
Cuộn lại thành hình trụ, rồi đặt bên phải của phần tôm trên miếng bánh tráng, mép cuốn lá xà lách úp xuống.
Cuốn lại: Nâng mép bánh tráng phần rìa gần nhân nhất, và cuốn chặt tay qua các hỗn hợp xà lách, cà rốt/bún, bảo đảm phần nhân được gói thật chặt. Tiếp tục cuốn bánh tráng về phía tôm và rau thơm, gấp hai cạnh bên của miếng bánh tráng vào giữa, cuộn cho đến khi cuốn bánh tròn trịa và mép bánh dính lại với nhau.
Đặt gỏi cuốn lên khay, mép dán úp xuống dưới, đặt các cuốn bánh cách nhau một khoảng nhỏ để chúng không dính vào nhau, sau đó dùng khăn ẩm đậy lại. Lặp lại thao tác với các phần nguyên liệu còn lại, thay nước nếu thấy cần.
Khi thưởng thức, bạn có thể cắt đôi mỗi cuốn theo chiều ngang nếu muốn, chấm kèm với xốt đậu phộng.
Món gỏi cuốn Việt Nam
Số lượng: 12 cuốn
Thời gian chuẩn bị: 40 phút
Thời gian chế biến: 5 phút
Tổng thời gian: 45 phút
Định lượng xốt tương đậu phộng
1/3 cup bơ đậu phộng mịn
¼ cup tương đen hoisin
1/2 cup nước lọc
1 muỗng canh tương ớt sriracha (có thể tăng gấp đôi nếu muốn xốt chấm cay hơn)
1 muỗng canh giấm gạo
1 tép tỏi, băm nhỏ
3/4 muỗng cà phê muối
Định lượng nguyên liệu cho nhân cuốn
85 gr bún khô
1 1/2 cup cà rốt bào sợi/thái sợi
1 cup dưa leo Anh, bỏ ruột, thái sợi, khoảng 1 quả dưa chuột nhỏ
3 cây hành lá, lấy phần màu xanh nhạt và đậm, thái nhỏ
2 muỗng canh giấm gạo
2 muỗng cà phê nước mắm
2 muỗng cà phê đường
12 miếng bánh tráng (Loại cỡ 8 1/2 inch)
12 lá xà lách cuộn hoặc rau diếp (khoảng 1 đến 2 cuộn; loại bỏ hết sống rau)
24 con tôm cỡ vừa, luộc chín, cắt đôi theo chiều dọc
1 cup lá bạc hà nhỏ (nếu lá to thì cắt nhỏ lại)
1 cup lá ngò rí
Chế biến xốt tương đậu phộng
Cho bơ đậu phộng, tương đen hoisin, nước lọc, tương ớt sriracha, giấm, tỏi, và muối vào máy xay sinh tố. Xay nhuyễn hỗn hợp cho đến khi sánh mịn. Đổ ra tô và để sang một bên.
Chế biến gỏi cuốn
Đun sôi một nồi nước lớn và thả bún gạo vào nấu đến khi mềm, khoảng 3 phút. Vớt ra, xả lại dưới vòi nước lạnh cho bún nguội, và để ráo nước. Đổ bún ra đĩa lớn và để qua một bên cho khô ráo.
Cho cà rốt, dưa leo, hành lá, giấm gạo, nước mắm, và đường vào một chiếc tô vừa. Trộn đều.
Chuẩn bị một chiếc đĩa tròn hoặc nồi lớn đựng nước ấm. Nhúng nhanh một miếng bánh tráng vào nước cho hơi mềm, khoảng 5 đến 10 giây. Lấy bánh ra cẩn thận bằng hai tay và đặt lên một mặt phẳng sạch.
Đặt 3 lá ngò rí và 3 lá bạc hà thành một hàng hơi lệch về bên trái trung tâm của miếng bánh tráng, xếp 4 nửa con tôm lên trên, mặt cắt hướng lên trên, tạo thành một hàng bên trên các loại rau thơm. Giữ một chiếc lá xà lách trong tay, cho khoảng ¼ cup hỗn hợp cà rốt/dưa leo, và ¼ cup bún vào. Cuộn lại thành hình trụ, rồi đặt bên phải của phần tôm trên miếng bánh tráng, mép cuốn lá xà lách úp xuống.
Cuốn lại: Nhấc mép bánh tráng phần rìa gần nhân nhất và cuốn chặt tay qua các hỗn hợp xà lách, cà rốt/bún, bảo đảm phần nhân được gói thật chặt. Tiếp tục cuốn bánh tráng về phía tôm và rau thơm, gấp hai cạnh bên của miếng bánh tráng vào trong, cuộn cho đến khi cuốn bánh tròn trịa và mép bánh dính lại với nhau. Đặt gỏi cuốn lên khay, mép dán úp xuống dưới, đặt các cuốn bánh cách nhau một khoảng nhỏ để chúng không bị dính vào nhau, sau đó dùng khăn ẩm đậy lại. Lặp lại thao tác với phần nguyên liệu còn lại, thay nước nếu thấy cần.
Khi thưởng thức, bạn có thể cắt đôi mỗi cuốn theo chiều ngang nếu muốn, chấm kèm với xốt đậu phộng.
Chuẩn bị trước: Gỏi cuốn có thể được chuẩn bị trước vài giờ. Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín khay gỏi cuốn, giữ nguyên khăn ẩm bên trên, rồi cho vào tủ lạnh đợi đến khi dùng. Khi ăn, lấy gỏi cuốn ra khỏi tủ lạnh và để ở nhiệt độ phòng khoảng 15 phút cho hết lạnh.
Lưu ý: Hàm lượng dinh dưỡng cho mỗi phần ăn bao gồm 2 chiếc gỏi cuốn và khoảng 3 muỗng canh xốt tương đậu phộng.
Hàm lượng dinh dưỡng
Khẩu phần: 6 người
Số lượng mỗi khẩu phần: 2 gỏi cuốn/1 người
Lượng calo: 284, Chất béo: 1 g, Chất béo bão hòa: 0 g, Carbohydrate: 37 g, Đường: 4 g, Chất xơ: 3 g, Đạm: 5 g, Natri: 355 mg, Cholesterol: 32 mg
Miễn trừ trách nhiệm về dữ liệu dinh dưỡng (Giá trị dinh dưỡng chỉ là ước tính).
Bài viết này ban đầu được đăng tải trên OnceUponaChef.com. Theo dõi trên Instagram.
Kính gửi quý vị độc giả: Chúng tôi rất mong nhận được hồi đáp từ quý vị. Quý vị muốn đọc về chủ đề gì? Vui lòng gửi hồi đáp và lời khuyên của quý vị tới [email protected].