Giáo sư đại học dự định đưa bài viết của Đại Sư Lý vào chương trình giảng dạy của mình
PHILADELPHIA, Pennsylvania — “Tôi thấy công chúng sẽ được hưởng rất nhiều khi (nghiên cứu) những gì mà Đại Sư Lý đã viết ở đây,” ông Mark Thomas, giáo sư trợ tá Khoa Khoa học Chính trị tại Trường đại học La Salle chia sẻ. “Triết lý đằng sau Pháp Luân Đại Pháp, hay Pháp Luân Công, thực sự rất hữu ích. Điều này mang đến một giá trị to lớn cho xã hội.”
Ông Thomas đã chia sẻ những suy nghĩ của mình hôm 15/03 với The Epoch Times sau khi đọc bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” của Đại Sư Lý Hồng Chí bốn, năm lần. Ông thấy bài viết rất hay, có nhiều điểm tương quan với các lời dạy của Cơ Đốc giáo và các tư tưởng triết lý trong hàng ngàn năm qua.
Đại Sư Lý là nhà sáng lập Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện tinh thần dạy các nguyên lý phổ quát là chân, thiện, và nhẫn. Kể từ khi phổ truyền ra công chúng vào những năm 1990, pháp môn này đã đang truyền rộng đến hơn 100 quốc gia.
Ông Thomas tin rằng bài viết của Ngài Lý có thể “khích lệ người ta làm người tốt” cũng như “kiến lập một nguồn hy vọng và phương hướng. Đó là một sự rèn luyện.”
“Cũng giống như bất cứ môn thể thao hoặc nghiên cứu học thuật nào, đều là một môn rèn luyện. Bạn cần rèn luyện trí óc, cơ thể, và tâm hồn của mình. Và rèn luyện có nghĩa là chấp nhận, chấp nhận nâng những quả tạ nặng ký ở phòng tập thể hình, hoặc chấp nhận tư tưởng tôn giáo, triết lý uyên thâm hơn, thực sự tự ước chế bản thân, khiến bản thân nỗ lực hơn nữa,” ông Thomas chia sẻ.
“Thế thì, khi bạn đối diện với các loại khổ nạn khác trên thế gian, là bạn đã được trải qua rèn luyện rồi. Cũng như vậy, ở ngoài xã hội, nếu bạn đã có một triết lý tốt hoặc nền tảng tốt [thì] khi một chuyện không hay nào đó xảy ra, bạn có thể xoay sở được.”
Ông Thomas nghĩ điều tối quan trọng mà ông học được từ lời dạy của Ngài Lý là “giá trị của sự nỗ lực, và khi nỗ lực thì chúng ta trở nên tốt hơn. Về vấn đề cuộc sống, điều này nghĩa là thực sự phải trở thành người tốt và bảo trì thiện lương. Và bằng cách bảo trì thiện lương, chúng ta không chỉ giúp bản thân mình, mà chúng ta còn giúp gia đình của mình, chúng ta giúp đỡ xã hội.”
Ông Thomas dự định đưa bài viết của Ngài Lý vào chương trình giảng dạy sắp tới của mình.
Không mất, thì không được
Ông Thomas nghĩ toàn bộ quan điểm trong lời của Ngài Lý về vai trò của sự nỗ lực trên thế gian là rất quan trọng.
“Ở tầng tạo hóa này trên thế gian, đã tồn tại cái ác vốn có bởi tư tưởng tự do và bởi nguyên tội. Điều đó tạo nên khổ nạn trên thế gian. Chứ không phải Đấng Sáng Thế Chủ muốn khổ nạn từ nguyên nhân này hay nguyên nhân kia. Nhưng khổ nạn là một phần của sự sinh tồn trên thế gian này. Không có cách nào để né tránh khổ nạn trên trái đất này,” ông Thomas nói tiếp.
“Chúng ta biết vì sao lại như vậy, là vì nhân loại bất hảo và thế giới này không hoàn hảo. Nhưng khi những khổ nạn đó đến, chúng ta có thể tận dụng để hoàn thiện bản thân. Điều này cũng giống như trải qua rèn luyện thể chất vậy. Bạn biết câu cổ ngữ đó: Không mất, thì không được.”
Ông nghĩ khổ nạn cho phép người ta đề cao bản thân, đồng thời để cho những người khác thể hiện lòng tốt của họ và cùng nhau đi tiếp.
Ông Thomas hiểu rằng khổ nạn thực chất là sự tịnh hóa theo mọi khía cạnh trong tư tưởng của Cơ Đốc giáo, hoặc trong tư tưởng của Ngài Lý. “Nếu chúng ta xem những cố gắng trên thế gian này là một cách để cải thiện bản thân, thì chúng ta có thể thực sự thấy được niềm vui trong khổ nạn. Điều đó nghe có vẻ dị thường, nhưng nó cho phép chúng ta thoát khỏi những thứ bất thuần.”
Ông Thomas ca ngợi triết lý của Ngài Lý: “Chúng ta không nên nỗ lực vì để giàu có hoặc vì danh vọng, vì để đạt được những lợi ích này. Những thứ đó là phúc báo có được khi chúng ta có tâm nguyện trở nên thuần tịnh.”
Ông tin triết lý của Ngài Lý rằng, ngay cả khi bạn có một cuộc sống tốt đẹp, bạn vẫn sẽ mất nó nếu bạn dính mắc vào những chuyện tội lỗi, chẳng hạn như cờ bạc, loạn tính dục, hoặc bất cứ điều gì khác làm giảm tài phú của bạn.
“Nếu bạn chuyên tâm được vào các suy nghĩ thuần tịnh và làm điều tốt cho người khác, thì một cách tự nhiên, mọi thứ tốt đẹp sẽ đến, sẽ cải thiện tài phú và uy tín của bạn. Nhưng bạn không nên làm những điều đó vì những lợi ích này. Bạn chỉ làm vì mục đích trở thành một người tốt, chứ không phải vì mục đích trở nên giàu có hoặc nổi tiếng,” ông Thomas nói thêm.
“Và có lẽ niềm vui lớn nhất có được từ đó là bạn có được một gia đình hạnh phúc, tình bằng hữu tốt đẹp, và bạn được ở trong một xã hội lành mạnh. Đó là một phước lành to lớn.”
Chiếc neo đạo đức
Ông Thomas cho rằng con người thời nay xa rời bản tính vốn tốt đẹp hơn trong những thế kỷ trước. “Chúng ta đã đang trở nên thiếu tập trung, và thiếu nền tảng đạo đức hơn trong vài thế kỷ qua, khi xã hội lạc mất phương hướng.”
Ông nói, ngay cả triết gia Hy Lạp cổ đại Plato cũng từng lo ngại về các mối nguy hại song hành cùng sự tự do. Người ta nhầm lẫn giữa tự do với phóng túng.
“Tự do là điều rất tốt nếu bạn dùng nó trong khuôn khổ của một triết lý đạo đức hoặc một chiếc neo đạo đức,” ông Thomas nói. “Nếu không có chiếc neo đạo đức đó, và điều này cũng đóng vai trò như một tư tưởng, thì bạn cần một điều gì đó để thấy được chân lý và tầm nhìn chân thật của những gì thực sự nhất quán giữa các xã hội. Tôi nghĩ trong tư tưởng của Ngài Lý, ông chỉ ra rằng chúng ta có những giá trị chung giữa các nền văn hóa và chủng tộc.”
“Ngài Lý cho biết đó là một phần bản tính của chúng ta. Chúng ta chỉ cần khắc phục tự do ý chí, và nguyên tội đó, để vun đắp một cuộc sống tốt đẹp hơn, vun bồi chúng ta trở thành một xã hội tốt đẹp hơn. Và có lẽ điều quan trọng hơn đó là chúng ta cần một chiếc neo đạo đức. Triết lý của Ngài Lý, cùng với những nhà hiền triết khác, rất nhất quán với điều đó,” ông tiếp tục nói.
“Bạn thấy sự suy đồi và trụy lạc dưới nhiều hình thức khác nhau ở xã hội Tây phương, có lẽ thậm chí ở nhiều khu vực của xã hội Đông phương nữa, là một sự du nhập từ các tư tưởng Tây phương. Tôi cũng xếp chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa cộng sản vào cùng một phạm trù đó.”
“Khi bạn nhổ bỏ chiếc neo đạo đức, từ bỏ khái niệm về sinh mệnh cao tầng, đi sang thuyết vô thần, thì bạn sẽ mất chiếc neo đạo đức của mình. Nếu không có chiếc neo đạo đức đó, thì mọi thứ sẽ dạt về phía xấu ác. Người ta cũng dạt sang xấu ác vì những truy cầu của chính mình, và họ trở nên mê lạc,” ông Thomas nói thêm.
“Một số điều hữu ích có được từ tư tưởng của Ngài Lý, đặc biệt khi nói đến những nỗ lực trên thế gian này, là nếu không có chiếc neo đạo đức đó, thì bạn sẽ lạc lối. Quan trọng hơn là, bạn sẽ không có hy vọng hoặc điểm tựa trong thế giới này khi chúng ta đối diện với các khổ nạn. Vì ngay cả là một người tốt, thì bạn vẫn gặp khổ nạn.”
Câu chuyện ngụ ngôn về hang động của Plato
Ông Thomas khuyến khích mọi người nên cởi mở hơn, lắng nghe tất cả ý kiến, để tìm ra cái nào sẽ giúp họ đi trên con đường đúng đắn.
Ông đã đưa ra một ví dụ ngụ ngôn về hang động của Plato. Trong hang động này, có một số người chưa bao giờ nhìn thấy thế giới bên ngoài. Và họ nghĩ rằng [thế giới] thực tế là những chiếc bóng ở trên tường do những bậc thầy múa rối tạo ra. Một người trong số họ rời khỏi hang và nhìn thấy sự thật. Anh ta quay trở lại để nói sự thật cho mọi người, nhưng anh đã bị bức hại bởi những người khác vẫn đang nhìn vào những chiếc bóng và hình ảnh trên tường.
“Tôi thường hỏi các sinh viên của mình ai là bậc thầy múa rối. Và tôi sẽ là người đầu tiên nói rằng, truyền thông, hoặc những chính trị gia hoặc giáo viên có thể tạo ra hình ảnh sai lệch về xã hội chân thực là gì,” ông Thomas nói. “Bởi vì xã hội cho chúng ta biết đó là thực tế, hãy quên điều gì là chân thật đi. Những chiếc bóng này mới là điều chân thật. Nhưng đó không nhất thiết là như vậy. Chúng ta đang nhìn vào những thực tế méo mó.”
Ông cho rằng Ngài Lý đã chỉ ra bản chất của thực tế.
“Điều thực sự chân thật là những gì chúng ta cố gắng nỗ lực trở thành, chứ không phải những gì sẽ giữ chân chúng ta ở đây trong cõi tạm hạn hẹp này. Đó không phải thực tế. Thực tế là điều đã tồn tại từ trước khi sáng tạo ra cõi trần này. Chúng ta cần phải tìm ra điều đó là gì và ý muốn của Đấng Sáng Thế Chủ là gì. Chúng ta biết rằng Ngài Lý chỉ ra ý muốn của Đấng Sáng Thế Chủ.”
Ông Thomas khuyến nghị mọi người nên đọc bài viết của Ngài Lý: “Bạn hãy đọc, suy nghĩ và nghiền ngẫm, soi xét nội tâm, nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc sống của mình, xem xem bài viết chỉ dẫn cho bạn điều gì. Và hãy xem, có lẽ bạn cần thay đổi một điều gì đó trong tâm của mình.”
‘Đúng thời điểm’
Đại Sư Lý đã công bố bài viết của ông ngay trước dịp Tết Nguyên Đán, năm Quý Mão. Ông Thomas cho rằng bài viết đến rất đúng thời điểm.
“Tôi cho rằng đúng lúc liên quan đến rất nhiều vấn đề đáng lo ngại về tương lai [trong] xã hội chúng ta hiện nay. Tôi chắc chắn rằng ngay cả cộng đồng Cơ Đốc giáo, cũng có một số trăn trở về ngày tận thế sắp đến, biến đổi khí hậu, nguy cơ chiến tranh giữa các quốc gia, và chúng ta cũng thấy cuộc chiến tranh đang nổ ra giữa Nga và Ukraine. Rõ ràng có rất nhiều vấn đề đáng lo ngại ở ngoài kia,” ông chia sẻ.
Sau khi đọc bài viết của Ngài Lý, ông Thomas đã bày tỏ cảm nhận của mình: “Suy nghĩ đầu tiên của tôi là, bài viết đã chạm đến tư duy của các nhà tư tưởng khác đến mức nào? Và bài viết thực sự [phản ánh] chính xác những lo sợ tồn tại trong một xã hội đến mức nào.”
Ông cho rằng ngày nay, người ta hết sức lo sợ về những việc sẽ xảy ra trong tương lai và những gì tương lai sẽ mang đến.
“Không ai muốn nghĩ rằng thế giới này sẽ kết thúc và hoại diệt. Mọi người đều muốn nghĩ rằng thế giới này sẽ trường tồn mãi mãi, ít nhất là cho con cái của họ,” ông Thomas nói. “Tôi nhớ thời còn trẻ, người ta đã nói với tôi rằng đến khi tôi ở độ tuổi này, thì thế giới sẽ đến ngày tận thế. Giống như tôi sẽ không có cơ hội để cải thiện bản thân vậy.”
Sau khi đọc bài viết của Ngài Lý, ông Thomas thấy được hy vọng và tin rằng những người tốt sẽ có một tương lai tươi đẹp.
“Ngay cả khi không có một tương lai tươi đẹp ở thế giới này, nếu họ vẫn cố gắng trở nên tốt hơn, thì họ sẽ có một tương lai tốt đẹp về sau.” ông Thomas nói. “Người ta có thể xem điều này như một cách để thúc đẩy hòa bình, tìm kiếm một khởi đầu hòa bình.”
Dự định thêm vào chương trình giảng dạy
Ông Thomas cho hay, các sinh viên đã từng hỏi ông tại sao họ cần đọc nhiều tư tưởng Tây phương đến vậy. Ông đang cân nhắc đưa bài viết của Ngài Lý vào chương trình giảng dạy của mình trong học kỳ sắp tới hoặc năm sau.
Ông nói rằng có lẽ [điều này] sẽ khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khiếp sợ. “Họ không muốn biết người dân ở Hoa Kỳ có thể chia sẻ các giá trị với người dân ở Trung Quốc, [vì] điều đó sẽ đe dọa sự tồn tại của chính quyền đó.”
Ông Thomas nói, ông và các sinh viên của mình đều nhận thức rõ chế độ cộng sản tà ác như thế nào. “Tôi biết những gì họ đã đang làm với người Duy Ngô Nhĩ, đối đãi với Pháp Luân Công như thế nào, hay bất cứ ai phản đối [họ], và những gì diễn ra ở Hồng Kông hoặc Đài Loan. Tôi biết cả Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ đều là một mục tiêu lớn, ĐCSTQ thù hận những người này.”
Ông Thomas cho biết gia đình của ông là tín đồ Tin Lành. Vào thời thanh niên, ông từng muốn trở thành một mục sư Tin Lành. Sau đó, ông đã thấy vấn đề chính trị trong nhiều nhà thờ khác nhau, yếu tố tranh đấu giữa người với người, bất chấp người ta tự cho mình là ai chăng nữa.
“Tôi nghĩ, ồ, nếu tôi muốn nghiên cứu chính trị, thì hãy để tôi học chính trị trong không gian chính trị, một không gian phi tôn giáo mà tôi sẽ muốn giữ đức tin của mình. Ngày xưa tôi từng được hỏi liệu tôi có hối tiếc khi không trở thành mục sư hay không, nhưng tôi nhận thấy mình trở thành một nhà giáo dục cũng là trở thành một mục sư,” ông Thomas bày tỏ.