Giải mã Israel (P5): Con người được tạo ra bởi Thiên Chúa – cốt lõi của quyền bình đẳng
Nền tảng, cốt lõi của tinh thần Chutzpah xuất phát từ quan điểm tôn giáo vốn đã được xác tín ngay từ khi người Israel ký giao ước với Thiên Chúa, rằng: Con người được sinh ra bởi Thiên Chúa, mang hình hài của Chúa, bởi thế con người đều là sinh linh bình đẳng trước Thiên Chúa/Thượng Đế/Đấng Sáng Thế. Đây chính là tuyên ngôn nguyên thủy về sự bình đẳng.
Quan niệm con người được tạo ra dưới hình hài của Thiên Chúa là nguyên tắc trung tâm của đạo đức Do Thái, được ghi chép trong Torah – Kinh Thánh Do Thái và nó xác định các điều khoản của luật hình sự Do Thái từ thời xa xưa nhất. Ngay cả các tài liệu sáng lập của nước Mỹ, trong đó có Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền, đều là những tài liệu quốc gia có nguyên tắc đạo đức dựa trên Kinh Thánh Torah.
Ý tưởng con người được tạo ra từ hình hài của Chúa là nền tảng đạo đức của tôn giáo. Vì con người có hình hài của Chúa nên con người thuộc về Chúa, ý tưởng này giúp con người hiểu được rằng mình không sở hữu một cách thực sự và vĩnh cửu ngay cả bản thân mình, nói gì đến mọi thứ khác mà anh ta nhận được từ sự hào phóng của Chúa.
Vì con người thuộc về Chúa nên tự sát là một tội báng bổ thánh thần và mạo hiểm cuộc sống một cách không cần thiết là tội lỗi. Vì Chúa sở hữu tất cả kể cả con người, nên tội lỗi chống lại Chúa là nghiêm trọng nhưng một tội lỗi chống lại con người cũng nghiêm trọng không kém vì điều đó có nghĩa là chống lại Chúa.
Những nguyên tác này cũng có nghĩa là thân thể con người phải được đối xử với sự trân trọng và phẩm giá, con người có những quyền không thể tước đoạt. Quả thực Torah – ngũ kinh Moses không chỉ là một bộ luật về nghĩa vụ và những điều cấm đoán mà còn là một bộ luật về các quyền dưới dạng phôi thai.
Do Thái giáo cho rằng con người trước Thiên Chúa không có sự phân biệt cao thấp. Nếu thực sự có thì cũng là sự phân biệt giữa người thanh khiết và kẻ thấp hèn, nghĩa là phân biệt về sự tuân theo những lời răn của Chúa để hoàn thiện nhân cách.
Với tuyên ngôn nguyên thủy về sự bình đẳng này, người Do Thái tạo ra một kiểu xã hội mới. Xã hội thần quyền đặt mọi cai trị vào tay Chúa. Người Do Thái có thể có quan tòa kiểu này kiểu kia nhưng người cai trị họ chỉ là để thay mặt vì Chúa làm ra luật và liên tục can thiệp để bảo đảm luật ấy được tuân thủ. Trên thực tế việc Thiên Chúa cai trị có nghĩa là luật của người cai trị và vì mọi người đều chịu sự chi phối như nhau. Đây là bản chất của sự bình đẳng.
Trong cộng đồng người Do Thái, huyết thống và uy tín của con người đều không phải là tuyệt đối, quyền uy cuối cùng là luật lệ và sự khải thị đến từ Thiên Chúa. Người Do Thái cho rằng ngoài Thiên Chúa đấng có quyền lực cao nhất con người là bình đẳng với nhau. Bình đẳng chỉ là trách nhiệm tuân thủ luật lệ mỗi người đều không có đặc quyền.
Bình đẳng và tự do đối với người Do Thái là sinh mệnh của họ. Xã hội cổ đại thừa nhận chế độ nô lệ, vì vậy, tự do đồng nghĩa với thủ tiêu chế độ nô lệ trả lại sự tôn nghiêm của việc làm người. Tự do đồng nghĩa với việc giải phóng nhân cách chứ không phải để người ta hành động tùy tiện theo ý thích cá nhân. Trong quan điểm của người Do Thái, tùy tiện làm theo ý thích cá nhân bất chấp đạo lý là một tội ác.
Kinh Thánh Do Thái giáo dạy các quốc vương thường xuyên mang theo sach luật bên mình tuân theo từng lời nói và từng điều răn trong sách luật từ dó học cách kính sợ Thiên Chúa không được coi thường thần dân của mình không được hai lòng đối với luật lệ như vậy mới có thể truyền đời trị vì Israel.
Bình đẳng không chỉ có nghĩa hưởng thụ quyền lợi, bình đẳng trong quan niệm của người Israel là trách nhiệm tuân thủ luật lệ mỗi người đều không có đặc quyền. Luật là do Thiên Chúa ban nên tuân thủ luật lệ sống cuộc sống có trật tự được coi là bước đầu tiên trong việc thực hiện ý chỉ của Thiên Chúa.
Thực hiện chính nghĩa và công bằng chính là sống theo lời răn dạy của Thiên Chúa, xét từ điểm này Do Thái giáo khác biệt rõ rệt với các tôn giáo khác.
Xem thêm: