Duyên phận không ngẫu nhiên
Từ xưa đến nay, Trung Quốc có một nơi gọi là Nam Dương Bách Thủy (nay thuộc phía đông nam huyện Phương Thành, tỉnh Hà Nam), nơi đó quả thật là vùng đất địa linh nhân kiệt, là nơi xuất sinh vị Hoàng đế Trung Hưng triều Hán – Hán Quang Vũ Đế.
Nhân vật chính đầu tiên Trương Mãnh Long của Ngụy bia (Trương Mãnh Long Bia) cũng là người Bách Thủy, nhân vật chính Trương Huyền của “Trương Hắc Nữ Mộ Chí” được giới thiệu trong bài viết này cũng vậy, tấm bia này bây giờ không biết đang ở nơi đâu, nhưng bản dập của nó đã gây sóng gió trong giới nghệ thuật văn chương suốt mấy trăm năm, ảnh hưởng vô cùng lớn đến các nhân vật tiếng tăm lừng lẫy trong sử sách Trung Quốc cũng như các tác phẩm bút tích của họ.
“Trương Hắc Nữ Mộ Chí” còn có tên là “Trương Huyền Mộ Chí”, tên đầy đủ là “Ngụy Cố Nam Dương Thái Thủ Trương Huyền Mộ Chí”, được khắc vào thời Bắc Ngụy năm Phổ Thái (CN 531). Khi truyền đến triều đại nhà Thanh, người thời đó vì để tránh phạm tên húy Ái Tân Giác La Huyền Diệp của Hoàng đế Khang Hi, nên đã đổi từ “Trương Huyền Mộ Chí” thành “Trương Hắc Nữ Mộ Chí”. (Dưới đây gọi tắt là Trương Hắc Nữ Bia)
Tác giả may mắn có một số nhân duyên với bia thiếp Trương Hắc Nữ Bia này, tưởng như chỉ là một cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng về sau lại là một sự nối tiếp của duyên phận.
Tôi tốt nghiệp tại một trường đại học chuyên ngành, lúc còn học ở trường, ngoài học những môn chính ra, trường còn mở thêm các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khóa chính là sinh viên có những năng khiếu sở trường hoặc sở thích đặc biệt trong lĩnh vực nào đó, nếu nhà trường có thể tuyển được giáo viên chuyên môn về các lĩnh vực này thì sẽ mở khóa học và sinh viên có thể tự do đăng ký tham gia.
Tôi đã đăng ký một lớp học thư pháp, nhưng không phải là vì tôi có sở trường viết lách, cũng không phải là sở thích đặc biệt gì, chỉ đơn giản là vì tôi không biết chọn môn nào, đành chọn một môn ít áp lực nhất, điều này có liên quan đến bản chất lười biếng của tôi, muốn chọn những thứ nhẹ nhàng thoải mái.
Thầy giáo thư pháp họ Nhậm, thân hình hơi tròn trịa với mái tóc dài ngang lưng và miệng luôn mỉm cười. Xem chừng tuổi đã vào ngũ tuần, nhưng tâm thái thì vô cùng trẻ trung, cũng rất nhiệt tình. Lúc mới đầu thầy không nói gì dông dài, chỉ cần mỗi người chúng tôi lần lượt viết một chữ cho thầy xem, sau đó tùy theo đặc điểm của từng học sinh để quyết định nên học loại chữ thư pháp gì, và hầu hết đều phù hợp với chữ khắc bia đá.
Giờ nghĩ lại, thầy Nhậm nhất định rất thích nghiên cứu đồng thời cũng rất tinh thông các loại thể chữ khắc trên bia đá. Mặc dù tôi không biết liệu thầy có tầm nhìn độc đáo, có thể phân biệt được sự khác biệt cao thấp giữa các tác phẩm như Khang Hữu Vi của cuối triều đại nhà Thanh hay không, nhưng tôi cảm giác trình độ của thầy về bia thiếp nhất định rất cao, thông thạo sự đặc sắc cũng như điểm khác biệt giữa các thể chữ, nhờ vậy mới có thể chỉ dẫn sinh viên tập viết một cách hợp lý. Mỗi sinh viên đều nhận được tên thư thiếp riêng và phấn khởi thích thú đi mua thiếp chữ cho mình.
Tôi quên mất lúc đó mình đã viết chữ gì, chỉ biết rằng tôi được chỉ định viết “Trương Hắc Nữ Bia”. “Trương Hắc Nữ Bia”? Đến nghe tôi còn chưa nghe qua, nhưng thầy đã chỉ định rồi thì cho dù chưa nghe qua cũng phải đi mua.
Hoàn cảnh gia đình tôi không tốt lắm, kinh tế cũng không dư dả gì. Vào những năm 1960, nhưng cha tôi vẫn nghe theo lời di huấn “Duy chỉ có học mới là con đường đúng đắn” của ông nội mà lo cho 7 đứa con học đại học. Đôi khi chi phí báo danh thôi đã lên tới hơn vạn tệ.
Biết bố vất vả, tôi tính đi tính lại nhưng cũng chỉ biết dặn lòng, không được khinh suất lỗ mãng. Lúc đó, có một hiệu sách nổi tiếng trên đường Hoành Dương ở Đài Bắc có bán loại bia thiếp cao cấp của nhà xuất bản Nhị Huyền, tôi nhớ giá bán lúc đó của nó là hơn hai trăm tệ, tương đương với tiền ăn một tháng của một đứa sinh viên nghèo như tôi (thời đó một bát mỳ Dương Xuân thêm một cái trứng kho có giá là 2 tệ). Tôi không nỡ bỏ ra số tiền này nên đã đến quầy sách cũ trên phố Cổ Lĩnh (đã bị dở bỏ) để mua một cuốn sách bản cũ với giá vài chục tệ.
Bìa ngoài của quyển sách là loại giấy láng thường, hơi dày và đã bị ố vàng, khắp nơi là dấu vết đục khoét của sâu bọ, phía trên dán nhan đề viết bằng chữ Tống thể “Trương Hắc Nữ Mộ Chí” một cách đơn giản, cả quyển sách được đóng sơ sài bằng sợi chỉ bông thông thường. Tôi quay trở về ký túc xá, đối với những nét chữ trắng được viết trên nền đen trong quyển sách tôi không có cảm giác gì đặc biệt, chỉ cảm thấy nó rất mềm mại và đều đặn. Không giống như sinh viên hiện nay có mạng internet có thể tra cứu những tư liệu có liên quan, bản tính tôi lại lười biếng, cũng không có thói quen đến thư viện tìm kiếm thông tin, chỉ cần giáo viên hướng dẫn dạy là được rồi.
Nào ngờ mọi việc không như tôi nghĩ, thầy Nhậm này không ngờ lại là “long thần lộ đầu không lộ đuôi”, thậm chí đến cả “thân rồng” cũng biến mất không thấy tăm hơi, ông ấy sau lần đầu tiên đến lớp liệt kê tên sách cho sinh viên xong thì không thấy xuất hiện lần nào nữa. Nguyện vọng được chỉ dạy của chúng tôi vậy là tan tành, nhà trường cũng không tìm giáo viên thay thế, cũng không giải thích lý do tại sao mặc kệ chúng tôi, không quản như vậy, sinh viên chúng tôi cũng không biết làm gì, mọi việc cứ vậy mà qua đi.
Sau đó, trong một ngôi chùa nhỏ hẻo lánh ở Đài Bắc, tôi được biết rằng thầy Nhậm đã xuất gia làm tăng và đã đi vân du khắp nơi rồi. Sau đó nữa, tại một ngôi chùa nhỏ gần quê nhà của tôi, tôi lại có duyên gặp lại thầy Nhậm lúc này đã là một tỳ kheo, tôi lúc đó mới biết rằng thầy Nhậm cũng từng vẽ tranh, là một nhà văn nhân họa, loại tranh ông vẽ là tranh thủy mặc với bút tích đơn giản nhưng ý nghĩa sâu sắc, tôi cảm thấy điều này rất hợp với ông ấy.
Thầy Nhậm vẫn vậy, một cách nhiệt tình thầy bảo tôi đưa lâm thiếp của tôi cho thầy xem, còn khen rằng tôi viết đẹp hơn một vị tỳ kheo ni khác. Thầy còn nói, thầy đi vân du khắp nơi, chỉ cần gặp người xuất gia nào có tư chất tốt thì thầy đều khuyến khích họ luyện chữ thư pháp. Thầy Nhậm quả là một nhân sĩ có tâm và là người gieo mầm cho văn hóa Trung Quốc.
Kể từ ngày bị nhà trường bỏ mặc không quan tâm, lớp học thư pháp của chúng tôi không có giáo viên chỉ dẫn, sinh viên đành tự học. Phòng học lúc đó rất đơn sơ, trống trải, chỉ có vài cái bàn gỗ lớn. Mỗi khi đến giờ học thư pháp, sinh viên cũng không cần đổi sang phòng học đặc biệt nào, mỗi người tùy ý chọn cho mình một nơi để ngồi luyện chữ, học hỏi lẫn nhau, chỉ nhau cách chiết bút như thế nào, viết như thế nào.
Một ngày nọ, một sinh viên họ Hứa trong lớp đã đem đến một bức tranh chữ, viết theo thể Hàng Thư đã đóng khung sẵn của mình, rồi treo lên tường để chúng tôi chiêm ngưỡng. Một người bạn trong lớp tiết lộ rằng, bạn học kia thông qua mối quan hệ quen biết của gia đình nên đã bái một thư pháp gia nào đó ở Tử Cấm Thành làm thầy dạy. Vì vậy mà trong nét bút tựa hồ như có hình ảnh của hai vị thư pháp gia họ Vương nổi tiếng (Vương Hi Chi, Vương Hiến Chi), nghe xong chúng tôi đều sửng sốt. Những việc như thế này liên tiếp diễn ra, dù sao chỉ cần lên lớp thì chúng tôi ít nhiều đều có thu hoạch.
Sau khi tốt nghiệp, có thời gian thì tôi lại tiếp tục học mô phỏng chữ, cho đến khi bị cuốn vào cuộc sống với cơm áo gạo tiền khiến tôi không còn tâm trạng tiếp tục học được nữa. Mặc dù không hiểu hết được yếu lĩnh “Chỉ cần nỗ lực hết sức mình thì có thể tạo ra chữ” của thư pháp gia cuối triều nhà Thanh Hà Thiệu Cơ, tôi cũng không viết ra được chữ nào đẹp cả, nhưng mỗi khi nhìn những kiểu chữ này tôi đều có một cảm giác vừa ngạc nhiên vừa vui thích.
“Trương Hắc Nữ Bia” mang tâm thái nhẹ nhàng nhưng phảng phất sự sống động bay bổng của phong cách “Ngô đới đương phong”, kết cấu đa dạng, chứa đựng trăm ngàn tư thế tinh khiết thanh tao như hoa sen trong bùn lầy. Những cảm xúc thẩm mỹ ấy đều đến từ sự trau dồi thẩm mỹ của cá nhân thư pháp gia, nhưng đồng thời cũng xuất phát từ nền văn hóa truyền thống lâu đời. Nhờ sự thuận tiện của khoa học hiện đại ngày nay, cùng với nỗ lực của những nhà nhân sĩ có tâm, trên phương diện thực thể bên ngoài, nó tạo thành một mạng lưới vững chắc, mọi người đều có thể dễ dàng tìm đọc nó.
Thầy Nhậm, người đã khiến tôi tình cờ gặp và mô phỏng Trương Hắc Nữ Bia, nếu bây giờ ông còn sống thì chắc cũng đã ngoài 100 tuổi rồi. Hình ảnh ông đi lang thang khắp các ngôi chùa lớn nhỏ ở Đài Loan với phong thái của một vị tăng đi vân du cùng với giấy bút và nghiên mực trên lưng sẽ không bao giờ xóa nhòa trong ký ức tôi.
Tinh phẩm Bia đá thời Bắc Ngụy “Trương Hắc Nữ Bia”, ảnh hưởng vô cùng lớn đến các nhân vật tiếng tăm lừng lẫy trong sử sách Trung Quốc.
Do Trịnh Hành Chi thực hiệnOanh Lê biên dịchQuý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: