Đừng vì sợ hãi mà đánh mất đức tin khi vượt qua bão tố
Khám phá nghệ thuật dành cho những người trẻ và những tâm hồn trẻ trung
Nhiều năm trước, một người bạn họa sĩ đã cho tôi xem những bức ảnh đáng yêu của vùng Maldives. Ông thương tiếc cho thảm kịch trái đất nóng lên trong khi chúng tôi ngắm nhìn các hình ảnh yên bình của biển cả và bầu trời xa xăm. Vị trí cao nhất trên quần đảo Maldive cao hơn mực nước biển 6 feet, các nhà khoa học đã dự đoán vào những năm 1980, hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ sớm làm nước biển dâng lên các đảo và nhấn chìm quần đảo này.
Mốc thời gian cho sự hủy diệt được ước tính khoảng từ 20 đến 40 năm. Còn người bạn đồng hành của tôi thì tranh thủ lên kế hoạch cho một chuyến nghỉ dưỡng xa xỉ vì anh lo rằng thiên đường này sẽ vĩnh viễn biến mất.
Lần đầu tiên nhìn thấy những hình ảnh của các hòn đảo xinh đẹp, tôi vẫn còn là một cô gái trẻ. Thời gian đã dần trôi. Tuổi trẻ đã phai tàn. Tôi chưa bao giờ được đắm mình trong những đặc ân của việc tận hưởng không khí dọc theo những bờ biển nhiệt đới đó. Tuy nhiên, tin tốt lành là giờ đây tôi vẫn còn có cơ hội.
Trong nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học đã dự đoán rằng đảo Maldives sẽ chìm, thế nhưng đó là họ nói đến trường hợp tệ nhất. Hiện giờ, hòn đảo đó vẫn còn ở trên mặt nước. Vào năm 2004, dư chấn của một trận động đất đã gây ra sóng thần nhấn chìm một phần rộng lớn của quốc đảo, nhưng hiện tượng ấm lên toàn cầu thì không có tác dụng đó.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, cơ quan theo dõi các trận động đất trên khắp thế giới, tâm chấn của trận động đất ở dưới Ấn Độ Dương, nằm gần bờ biển phía tây của Sumatra có cường độ mạnh đến 9.0 độ richter đã gây ra lũ lụt ở Maldives. Mảng Ấn Độ (India plate là một mảng kiến tạo nhỏ nằm giữa Xích đạo ở Đông bán cầu) đã di chuyển trong nhiều thiên niên kỷ. Và Maldives là kết quả của sự thay đổi từ tác động của các yếu tố lâu đời này và một số hòn đảo mới đã mọc lên do trầm tích bồi đắp lên trên chúng.
Nhiều đường bờ biển bị thu hẹp lại, đặc biệt là những nơi có đắp cát nhân tạo. Điểm yếu của hòn đảo tự nhiên này là các vùng biển sau động đất hầu như đã rút đi. Một bờ biển mới được bồi thêm và người ta lại xây dựng thành công trên đó.
Thật tuyệt khi biết rằng chúng đã phục hồi. Nếu bạn là kiểu du khách yêu thích thưởng ngoạn một khung cảnh tráng lệ như vậy thì hiện tượng mặt nước biển dâng cao không thể làm khó chúng ta so với hậu quả của việc khủng hoảng toàn cầu vì bệnh COVID-19. Trải qua cuộc khủng hoảng thăng trầm trên toàn thế giới, những hoang mang sợ hãi cũng đã mang đến cho chúng ta cơ hội để nhìn nhận lại những diện mạo mới. Thực tế, hiện tượng nóng lên toàn cầu hiếm khi được gọi bằng tên như vậy nữa. Cái tên gần đây khi nói về một thảm họa được dự báo gọi là “biến đổi khí hậu”.
Đừng bận tâm quá nhiều đến những lời bàn tán về khủng hoảng toàn cầu khiến bạn phải thốt lên, “Bầu trời đang sụp đổ,” Tôi cũng nên lưu ý một vấn đề rằng các đảo núi lửa mới vẫn đang phát triển mọc xung quanh Maldives và trên toàn thế giới. Chừng nào Trái đất vẫn còn phát triển, núi lửa phun trào, biển động, khí hậu thay đổi, núi và các đảo mọc lên, thu nhỏ rồi lại tiêu biến, thì sự sống này vẫn còn tiếp diễn.
Những thiệt hại do thiên tai đã để lại dấu ấn trong cuộc sống của nhân loại kể từ thời thượng cổ, thậm chí đã lưu dấu ấn đó trên các tác phẩm nghệ thuật. Các thảm họa môi trường đã tàn phá các hòn đảo ở Thái Bình Dương trong suốt thời kỳ lịch sử.
Năm 1815, núi lửa Tambora phun trào cấp độ đại hồng thủy đã làm thay đổi nhiệt độ tạm thời trên Trái đất. Vụ phun trào này đã gây thiệt mạng hàng nghìn người trên hòn đảo của Indonesia và làm bị thương nhiều người ở một khu vực rộng hơn và xa hơn. Một năm sau vụ phun trào này, những cư dân sống tại Âu Châu và Mỹ Châu vẫn còn cảm nhận được sức nóng của nó, và họ gọi năm 1816 là một “năm không có mùa hè”.
Thời kỳ trái đất tối tăm và lạnh lạnh giá liên miên theo sau đó, kéo theo mùa màng thất bát khắp nơi trên thế giới. Những ảnh hưởng toàn cầu của vụ nổ đã được lưu giữ lại trong thi ca và nghệ thuật của nước Anh. Vì vậy, một vài người đã nói rằng họa sĩ J.M. William Turner người Anh đã vẽ màu sắc của bầu trời có chút thay đổi. Có thể nói một cách chắc chắn rằng chủ đề về núi lửa đã thu hút sự quan tâm của ông.
Năm 1883, một phun trào của ngọn núi lửa trên đảo khác là Krakatoa của Indonesia, được cho là đã làm thiệt mạng gần 36,000 người, với cột phun trào cao tới 80,000m. Vụ nổ này có thể được nghe thấy ở Úc Châu. Hoạt động phun trào bất thường của núi lửa này đã gây ra mưa rào ở Los Angeles và khiến cho bầu trời Âu châu u ám gần một thập niên. Dù muốn hay không, một số người nói rằng bức họa của Edvard Munch có tên là “Tiếng hét,” hoàn thành vào năm 1893, có màu sắc bầu trời kỳ lạ như vậy là do ảnh hưởng của vụ nổ nham thạch ở đảo Krakatoa.
Nhiều nông phu, nhà văn, nghệ sĩ, và nhiều người đã sống sót qua các thảm họa thiên nhiên mà theo đó họ có thể cho rằng chúng không hề có lỗi. Những bậc tiền nhân của chúng ta đã lặng lẽ theo cách của họ để sống cùng với thế giới thiên nhiên hoang dã này. Mong rằng chúng ta sẽ được truyền cảm hứng từ sự kiên trì vững vàng và rút ra bài học từ sự kiến chứng của họ. Và trong thế giới đầy hỗn loạn này, góc nhìn từ đức tin và lịch sử có thể là công cụ hữu ích cho một cuộc sống hòa bình và yên ổn.
Bàn tay thực sự tài hoa của danh họa Rembrandt Harmenszoon van Rijn là một ví dụ mạnh mẽ về đức tin và ý chí vượt qua nỗi sợ hãi trong sáng tác mỹ thuật. Được họa lên vào năm 1633, bức tranh “Đức Chúa trong cơn bão trên biển Galilee,” là cảnh biển duy nhất trong tác phẩm của Rembrandt.
Tác phẩm được khắc họa một cách sống động mới mẻ hơn những bức tranh đầu tay của Rembrandt. Đây là một khung cảnh trong Kinh Thánh tái hiện lại hình ảnh Chúa Giê-su cùng các môn đồ của Ngài trong một cơn bão. Thiên nhiên cuồng nộ tấn công những hành khách yếu đuối và sợ hãi trên thuyền trong khi họ cố chạm đến Chúa để được cứu rỗi.
Hình ảnh của Chúa trong hào quang tỏa sáng, cả phần thần và phần người đều quay lại nhìn các môn đệ của Ngài. Bối cảnh dựa trên một câu chuyện từ chương thứ tư trong Phúc Âm của Mark. Theo lời Mark, đức Chúa đang trong giấc ngủ yên bình suốt cơn bão trước khi bị đánh thức bởi những hành khách kinh hoàng trên chiếc thuyền đó.
Họa sĩ Rembrandt đã miêu tả lại khoảnh khắc thiên nhiên ngay trước thời điểm Chúa Giê-su nói vài lời với gió và làm dịu sóng biển. Sau đó Ngài đã hỏi những môn đệ, “Tại sao các con lại quá đỗi sợ hãi như vậy? Các con vẫn còn đức tin chứ?”
Trong bức tranh tràn đầy năng lượng mạnh mẽ của họa sĩ Rembrandt, hình ảnh các môn đệ tìm đến Đức Chúa với một hy vọng mong manh và tuyệt vọng cầu cứu đã biểu đạt sự yếu nhược của con người khi đối mặt với những nỗi kinh hoàng xảy ra trong cuộc sống. Khung cảnh này được trực tiếp họa lên từ Kinh Thánh. Và điều này cũng ám chỉ sự vùng vẫy của con người trước trạng thái hỗn loạn của nhân gian. Từ bức tranh đầy ấn tượng của Rembrandt, ta có thể nhận ra nhân vật duy nhất nhìn ra phía người xem là Rembrandt . Ông đã vẽ chân dung của mình là một trong các môn đồ của Chúa Giê-su
Chân dung tự họa của Rembrandt hướng gương mặt ra phía ngoài để thu hút ánh nhìn của người xem. Van Rijn đã vẽ một tay của mình gần như vô tình đặt trên mũ, trông giống như ông đang bảo vệ chiếc mũ không bị hất bay bởi cơn gió mạnh. Một tay khác giữ chặt lấy dây buồm của con thuyền. Thông qua cử chỉ và ánh mắt được vẽ nên, hình ảnh người họa sĩ trong bức tranh dường như muốn hô lên với chúng ta ngay lúc này rằng, “Tôi biết ai đang gánh chịu thay cho chúng ta, người đó không phải tôi, vì vậy tôi không nên sợ hãi.”
Bạn có thể tìm thấy những hình ảnh của kiệt tác mỹ thuật phi thường trên internet, miêu tả về đức tin, thiên nhiên và sự vật vã sinh tồn của con người. Nhưng bạn không thể chứng kiến điều đó tận mắt. Bởi vì nơi từng treo bức tranh “Đức Chúa trong cơn bão trên biển Galilee,” bây giờ chỉ còn là một khung trống. Vào lúc 2:45 sáng ngày 18/3/1990, những tên trộm đã đào thoát khỏi bảo tàng nghệ thuật Isabella Stewart Gardner ở Boston với 13 tuyệt tác mỹ thuật nổi tiếng. Đây là một trong những phi vụ trộm cắp nghệ thuật kỳ lạ nhất trong lịch sử và là một câu chuyện khá điên rồ vào thời điểm đó.
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times