Du khách vô tội có thể trở thành ‘quân cờ’ trong ngoại giao con tin
Không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), con gái của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), được giải thoát khỏi sự quản thúc tại gia ở dinh thự của bà ta tại Canada, còn hai người Canada – nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor – cũng được thả khỏi nhà tù ở Trung Quốc.
Bà Mạnh, giám đốc tài chính của Huawei, đã bị giam giữ theo một yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ liên quan đến những mưu toan được cho là của đại công ty viễn thông Trung Quốc này nhằm ngầm phá hoại các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ do Tổng thống Trump đương thời đã áp đặt lên Iran. Để trả đũa, hai người Canada đã bị Bắc Kinh bắt giữ với cáo buộc làm gián điệp.
Khi trở về CHND Trung Hoa, bà Mạnh đã tuyên bố rằng, “Nếu không nhờ có tổ quốc hùng mạnh, thì tôi sẽ không có tự do ngày hôm nay.”
Đúng ra bà ấy nên nói là, “Nếu không nhờ thực tế là Bắc Kinh chẳng màng gì đến luật pháp quốc tế hoặc sự thật, tôi hẳn đã phải đối mặt với công lý ở Hoa Kỳ rồi.”
Ông Spavor, đã bị kết án 11 năm tù, được thả cùng với ông Kovrig và được trở về Canada với sự tự do.
Những điều cáo buộc họ là hoàn toàn không hợp lý. Trái lại, họ đã bị bắt để gây thêm áp lực lên Canada, quốc gia đã bị trừng phạt thương mại giống như Úc vì đề xuất một cuộc điều tra độc lập về virus Trung Cộng, hay vì Bắc Kinh đã đặt tên cho nó là COVID-19 (sao, phương Tây đã tình cờ làm theo ư?).
Hẳn nhiên là đã có những thỏa thuận giữa Ottawa, Bắc Kinh, và Hoa Thịnh Đốn. Điều này chắc chắn có thể đạt được vì mục đích của chính phủ ông Biden là đưa Hoa Kỳ trở lại thỏa thuận với chính quyền Iran dưới thời ông Obama – điều này có thể cho thấy những biện pháp trừng phạt mà vì chúng bà Mạnh bị giam giữ đó, sẽ bị loại bỏ hoặc thay đổi.
Như Úc đã biết được rằng, Huawei là một tổ chức rất thân cận với Bắc Kinh và nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền này. Một trong “14 lời phàn nàn” mà Bắc Kinh nêu ra đối với chính phủ Úc là để Huawei tham gia vào mạng 5G của quốc gia này.
Một số thế lực ở Úc đã ủng hộ điều này.
Có lẽ họ đã không biết rằng theo mệnh lệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các giám đốc điều hành của các công ty Trung Quốc, dù có đang ở trên đất hải ngoại, thì vẫn phải tuân theo các chỉ thị của Bắc Kinh.
Rõ ràng từ lâu các công dân và cư dân của các nước phương Tây đến Trung Quốc, và Hồng Kông, phải đối mặt với nguy hiểm cao độ, ngay cả khi họ không tham gia vào các hoạt động chính trị.
Họ có thể bị lợi dụng làm các công cụ để giành lấy những nhượng bộ từ phía chính phủ của họ. Đã có hai người Úc gốc Hoa đang bị giam giữ với cáo buộc phạm tội gián điệp, đó là nhà văn Dương Hằng Quân (Yang Hengjun) và phát thanh viên Thành Lôi (Cheng Lei).
Và đối với bất kỳ ai chỉ trích các hoạt động của Bắc Kinh, dù là đối với cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ hay buôn bán nội tạng lấy từ thân thể của những người bất đồng tôn giáo, thì thậm chí có thể gặp rủi ro khi đi du lịch đến các quốc gia có liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Điều này là do CHND Trung Hoa, bao gồm cả Hồng Kông, có hiệp ước dẫn độ với hơn 50 quốc gia trên thế giới.
Trong một khoảnh khắc ngây thơ bất thường, chính phủ Úc đã thực sự ký một hiệp ước dẫn độ với Bắc Kinh vào ngày 06/09/2007.
May mắn thay, hiệp ước này đã bị rút lại, và quyết định được đưa ra là không thông qua nó vào ngày 28/03/2017, sau khi có chiến dịch vận động mạnh mẽ, đã khiến thỏa thuận này bị gác lại.
Sau tình hình bất ổn ở Hồng Kông, Úc cũng đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông vào ngày 09/07/2020.
Tuy nhiên, du khách phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu khi đến thăm bất kỳ quốc gia nào có những mối liên hệ như vậy với Bắc Kinh. Ngoài ra, những công dân của một quốc gia mà Bắc Kinh có thể muốn gây áp lực cũng có nguy cơ bị bắt làm con tin.
Vụ việc của Huawei một lần nữa chứng tỏ rằng Trung Cộng điều khiển một quốc gia, nơi mà pháp quyền không tồn tại.
Thực sự cũng sẽ là ngu ngốc nếu các quốc gia dân chủ còn tiếp tục niềm tin ngây thơ rằng chấp nhận nhượng bộ hết lần này đến lần khác sẽ dẫn đến việc cải cách chủ nghĩa cộng sản. Chế độ này [cộng sản] vốn dĩ và về bản chất là không thích hợp với cải cách.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông David Flint là giáo sư luật danh dự, được biết đến với vai trò lãnh đạo của tổ chức người Úc theo Chế độ Quân chủ Lập hiến và nhiệm kỳ là người đứng đầu Cơ quan Phát thanh Truyền hình Úc. Ông cũng là cựu chủ tịch của Hội đồng Báo chí Úc và Hiệp hội các Hội đồng Báo chí Thế giới.
Yến Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.
Xem thêm: